settings icon
share icon
Câu hỏi

Bức Tường Than Khóc là gì?

Trả lời


Bức Tường Than Khóc, còn được gọi là Bức Tường Phía Tây, là một phần cao 187 feet (xấp xỉ 57 mét) của bức tường cổ do Herod Đại đế xây dựng để làm bức tường chắn của khu phức hợp Núi Đền. Bức Tường Than Khóc nằm ở phía tây của Núi Đền trong Thành phố Cổ Giê-ru-sa-lem. Hê-rốt Đại đế đã xây dựng những lớp tường cổ nhất từ năm 20 TC đến năm 19 TC khi ngôi đền thứ hai của người Do Thái đang được xây dựng. Bức tường kéo dài 1,600 feet (xấp xỉ 488 mét), nhưng những ngôi nhà được xây dựng dọc theo bức tường che khuất phần lớn chiều dài của nó. Ngày nay, phần lộ ra của Bức Tường Than Khóc đối diện với một quảng trường lớn ở Do Thái và là địa điểm hành hương và cầu nguyện cho người Do Thái từ thế kỷ 16. Cần lưu ý rằng người Do Thái thường không sử dụng thuật ngữ Bức Tường Than Khóc, mà thích dùng thuật ngữ Bức Tường Phía Tây hoặc Ha-Kotel (“Bức Tường” ).

Có ít nhất 17 lớp của Bức Tường Than Khóc nằm dưới mức của đường phố, nhưng những tảng đá khổng lồ nằm bên dưới được gọi là đá phiến, là phần có thể thấy được từ thời của Hê-rốt. Những khối đá vôi khổng lồ này, mỗi khối nặng từ 1-8 tấn, được chế tác với độ chính xác đỉnh cao sao cho chúng vừa khít với nhau một cách hoàn hảo mà không cần vữa. Tuy nhiên, một số khớp nối đã bị xói mòn và những người Do Thái chính thống đã lấp đầy nhiều kẽ hở ở các khối đá thấp hơn bằng những lời cầu nguyện được viết ra. Hàng ngày, nhiều người Do Thái tập trung tại bức tường để cầu nguyện, hát Thánh ca và lắc lư trước bức tường. Họ tiến hành những lời cầu nguyện hàng ngày và ngày Sa-bát, đồng thời tổ chức lễ Bar và Bat Mitzvah.

Bức Tường Than Khóc được lấy tên từ thuật ngữ tiếng Ả Rập truyền thống cho bức tường, El-Mabka (“Nơi than khóc”), do người Do Thái bày tỏ nỗi buồn trước sự mất mát ngôi đền của họ. Người Do Thái ngừng sử dụng thuật ngữ Bức Tường Than Khóc sau Chiến tranh Sáu Ngày năm 1967. Sau khi Giê-ru-sa-lem một lần nữa nằm dưới chủ quyền của Do Thái, người Do Thái chính thức đưa ra quan điểm rằng Bức Tường Phía Tây nên là nơi tổ chức lễ kỷ niệm chung thay vì tang chế.

Mỗi năm vào ngày Tisha B'Av trong tháng 8, người Do Thái giữ việc kiêng ăn để kỷ niệm sự tàn phá của cả hai ngôi đền với những người thờ phượng kể lại những lời than van và hát các bài hát buồn. Ngôi đền đầu tiên, Đền thờ của Sa-lô-môn, được xây dựng dưới triều đại của ông, năm 970—930 TC, và bị Nê-bu-cát-nết-xa và người Ba-by-lôn phá hủy vào năm 586 TC. Ngôi đền được xây dựng lại vào năm 516 TC, với sự mở rộng đáng kể vào năm 19 TC bởi Hê-rốt. Người La Mã dưới quyền của Titus đã phá hủy Đền thờ của Hê-rốt vào năm 70 SC để dẹp tan cuộc nổi dậy của người Do Thái đã diễn ra được bốn năm.

Việc Titus phá hủy Đền thờ của Hê-rốt vào năm 70 sau Công nguyên đã được Chúa Giê-su tiên đoán trong Ma-thi-ơ 24:1–2 và Lu-ca 23:28–31. Kinh Thánh cũng tiên đoán sự phục hồi của người Do Thái về quê hương của họ (Ê-xê-chi-ên 36:24, 33–35). Quốc gia Y-sơ-ra-ên được tái lập vào ngày 15 tháng 5 năm 1948, theo một nghị quyết của Liên Hợp Quốc.

Mặc dù dân tộc Do Thái đã được khôi phục lại quốc gia về địa lý và chính trị của họ, nhưng họ vẫn chưa được khôi phục mối liên hệ giao ước với Đức Chúa Trời vì họ đã từ chối Đấng Mê-si của họ, Chúa Giê-su Christ. Do hậu quả của việc Y-sơ-ra-ên từ chối Đấng Mê-si, Đức Chúa Trời đã tạm dừng công việc của Ngài với quốc gia vật chất Y-sơ-ra-ên. Y-sơ-ra-ên cuối cùng sẽ được khôi phục và Đức Chúa Trời sẽ thực hiện tất cả những lời hứa của Ngài với họ. Ngày nay, Đức Chúa Trời đang làm việc qua hội thánh của Ngài, tất cả mọi người—Do Thái và Dân Ngoại—những người được Đức Thánh Linh ngự trị (Rô-ma 1:16; 2:28–29). Trong thời đại Giao Ước Mới nơi Chúa Giê-su Christ, những người nhận được sự tha thứ và sự cứu rỗi qua sự hy sinh chuộc tội của Chúa Giê-su trở thành con cái của Đức Chúa Trời và do đó được gọi là “dòng dõi của Áp-ra-ham” (Ga-la-ti 3:26–29).

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Bức Tường Than Khóc là gì?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries