settings icon
share icon
Câu hỏi

Người Ca-na-an là ai?

Trả lời


Người Ca-na-an là một nhóm người cổ đại sống ở xứ Ca-na-an ở bờ phía Đông của biển Địa Trung Hải. Kinh Thánh miêu tả Xứ Ca-na-an trải rộng từ Li-băng cho đến dòng suối Ai Cập ở phía Nam và thung lũng sông Giô -đanh ở phía Đông. Trong Kinh Thánh, đáng chú ý nhất là Sáng Thế Ký 10 và Dân số ký 34, Vùng này được gọi là “xứ Ca-na-an” và cùng chiếm giữ cùng một khu vực với Li-băng và Y-sơ-ra-ên hiện nay, và một phần của Giô -đanh và Syri

Dân Ca-na-an được nhắc đến hơn 150 lần trong Kinh Thánh. Họ là một dân tộc hung ác, thờ hình tượng, là hậu duệ của Ca-na-an, cháu trai của Nô-ê, là con trai của Cham (Sáng thế ký 9:18). Ca-na-an bị nguyền rủa vì tội lỗi của ông và cha ông đối với Nô-ê (Sáng thế ký 9:20–25). Trong một số đoạn, những người Ca-na-an đặc biệt đề cập đến là những người ở vùng đất thấp và đồng bằng của Ca-na-an (Giô-suê 11:3); trong các đoạn khác, người Ca-na-an được sử dụng rộng rãi hơn để chỉ tất cả cư dân của xứ, bao gồm dân Hê-vít, Ghi-rê-ga-sít, người Giê-bu-sít, người A-mô-rít, người Hê-tít và người Phê-rê-sít (Các Quan Xét 1:9–10).

Xứ Ca-na-an là vùng đất mà Đức Chúa Trời hứa ban cho con cháu Áp-ra-ham (Sáng thế ký 12:7). Người Ca-na-an được miêu tả trong Kinh Thánh là một dân tộc đông đảo và hung dữ, không dễ bị đánh bại, vì vậy người Y-sơ-ra-ên sẽ cần sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời để chống lại họ, đánh bại họ và lấy đi đất đai của họ. Đức Chúa Trời đã hứa với Môi-se và Giô-suê sự giúp đỡ đó (Giô-suê 1:3).

Sau cuộc Xuất Hành khỏi Ê-díp-tô, khi Đức Chúa Trời bảo Môi-se lên chiếm xứ Ca-na-an, Môi-se đã sai một nhóm do thám vào xứ Ca-na-an để xem dân ở đó ra sao. Các do thám trở lại với một báo cáo vừa đáng khích lệ vừa đáng sợ. Trái cây của vùng đất này rất lớn—Một chùm nho mà phải hai người dùng đòn mới khiêng nổi (Dân số ký 13:23)—và vùng đất này rất phong phú, dồi dào về nhiều phương diện khác nữa. Tuy nhiên, người Ca-na-an rất khoẻ mạnh, thành trì vững chắc và rộng lớn. Ngoài ra, các do thám Y-sơ-ra-ên cũng đã nhìn thấy những người Nê-phi-lim và con cháu của A-nác ở đó (những người khổng lồ) (Dân-số Ký 13:28, 33)—bên cạnh những người hung dữ này, dân Y-sơ-ra-ên tự coi mình là “con cào cào” (câu 33). Cuối cùng, dân Y-sơ-ra-ên sợ người Ca-na-an đến nỗi họ từ chối đi vào vùng đất mà Đức Chúa Trời đã hứa với họ. Chỉ có Giô-suê và Ca-lép tin chắc rằng Đức Chúa Trời sẽ giúp sức họ đánh bại người Ca-na-an. Bởi vì sự không sẵn lòng tin cậy nơi Đức Chúa Trời, thế hệ dân Y-sơ-ra-ên thời đó đã bị từ chối vào Ca-na-an (Dân số ký 14:30-35).

Sau khi Môi-se qua đời, Đức Chúa Trời kêu gọi Giô-suê lãnh đạo dân Y-sơ-ra-ên băng qua sông Giô-đanh và vào Đất Hứa. Thành đầu tiên họ đến là Giê-ri-cô, là nơi có tường thành kiên cố của người Ca-na-an. Giô-suê tin cậy Đức Chúa Trời và nói với dân sự rằng Đức Chúa Trời sẽ đuổi dân Ca-na-an ra khỏi xứ để Y-sơ-ra-ên chiếm lấy xứ Ca-na-an (Giô-suê 3:10). Sự sụp đổ của Giê-ri-cô là một sự kiện siêu nhiên, khi Đức Chúa Trời lật đổ thành đó (Giô-suê 6). Chiến thắng này là một dấu hiệu cho dân Y-sơ-ra-ên và dân Ca-na-an rằng Đức Chúa Trời đã ban xứ Ca-na-an cho dân Y-sơ-ra-ên.

Bất chấp một chiến dịch lâu dài chống lại cư dân Ca-na-an, vẫn còn một số nhóm người Ca-na-an ở Y-sơ-ra-ên sau khi đất được chia cho mười hai chi phái (Các Quan Xét 1:27–36). Một số người Ca-na-an ở lại Y-sơ-ra-ên bị bắt làm phục dịch, nhưng nhiều thành trì vẫn còn trong xứ này. Sự vâng lời một phần của Y-sơ-ra-ên đã dẫn đến những thành lũy Ca-na-an này, và đã gây ra nhiều rắc rối trong suốt thời kỳ Các Quan Xét.

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Người Ca-na-an là ai?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries