settings icon
share icon
Câu hỏi

Ấn độ giáo là gì và người Hindu tin gì?

Trả lời


Ấn độ giáo là một trong những tôn giáo có tổ chức được biết đến lâu đời nhất. Các sách kinh của nó được viết vào khoảng năm 1400 đến 1500 trước Công Nguyên. Nó cũng là một trong những tôn giáo đa dạng và phức tạp nhất, có hàng triệu vị thần. Ấn Độ giáo có nhiều niềm tin cốt lõi và tồn tại trong nhiều giáo phái khác nhau. Ấn Độ giáo tồn tại chủ yếu ở Ấn Độ và Nepal, mặc dù nó là tôn giáo lớn thứ ba trên thế giới,

Các bản kinh chính của Ấn Độ giáo là kinh Vệ Đà (được xem là quan trọng nhất): Upanishads, Mahabharata và Ramayana. Những quyển kinh này có chứa những bài thánh ca, những câu thần chú, triết lý, nghi lễ, những bài thơ và những câu chuyện mà người Hindus đặt niềm tin của họ vào đó. Các bản kinh khác được sử dụng trong Ấn Độ giáo bao gồm kinh Bà La Môn, những kinh điển, và Aranyakas.

Mặc dù Ấn Độ giáo thường được hiểu như là đa thần, được ghi nhận có 330 triệu vị thần, nó cũng có một "vị thần" tối cao đó là Brahma. Brahma là một thực thể được cho là hiện diện ở mọi phần của thực tại và tồn tại trong suốt cả vũ trụ. Brahma vừa vô cảm (impersonal) vừa (both) không thể nhận biết được (unknowable) và thường được tin là tồn tại trong ba hình thức riêng biệt: Brahma - Thần Tạo Hóa; Vishnu - Thần Cai Quản; và Shiva - Thần Hủy Diệt. Những "nhân cách" của Brahma cũng được biết đến qua nhiều hóa thân khác nhau. Thật khó để tóm tắt thần học Ấn độ giáo bởi vì những trường Ấn độ giáo bao gồm các thành phần của hầu hết các hệ thống thần học. Ấn Độ giáo có thể là:

1) Thuyết nhất nguyên - Chỉ có một vật hiện hữu; trường Sankara.

2) Thuyết phiếm thần - Chỉ có một thánh thần hiện hữu do vậy Thượng Đế thì giống với con người; bà-la-môn giáo.

3) Thuyết mọi vật thuộc về Thượng Đế - vũ trụ là một phần của Thượng đế, nhưng Thượng Đế là lớn hơn vũ trụ, trường Ramanuja.

4) Hữu thần - Chỉ có một Thượng đế, khác biệt với tạo vật; Ấn Độ giáo Bhakti .

Quan sát các trường khác, Ấn Độ giáo cũng có thể là vô thần, tự nhiên thần giáo hoặc thậm chí hư vô. Với sự bao gồm đa dạng này dưới cái danh "Ấn độ giáo", người ta có thể tự hỏi điều gì tạo nên họ "người Hindu" trước hết? Cái nan đề thật sự duy nhất là có hay không một hệ thống niềm tin công nhận kinh Vệ Đà như là sự linh thiêng. Nếu có, thì đó là người Hindu. Nếu không, thì nó không phải là người Hindu.

Kinh Vệ đà hơn những sách thần học. Chúng chứa đựng sự phong phú và đầy màu sắc "thánh thần - thần thoại", đó là một thứ thần thoại tôn giáo mà nó cố tình đan xen huyền thoại, thần học, và lịch sử để đạt được một hình thức kể chuyện có nguồn gốc tôn giáo. "Thánh thần - thần thoại" này đã cắm rễ sâu trong lịch sử và nền văn hóa của Ấn Độ nghĩa là việc chối bỏ các kinh Vệ Đà được xem là chống lại với Ấn độ. Do đó, một hệ thống niềm tin bị chối bỏ bởi Ấn độ giáo, khi nó không quyện chặt với văn hóa của người Ấn đến một mức độ nào đó. Khi mà hệ thống chấp nhận văn hóa của người Ấn và lịch sử thánh thần - thần thoại của nó, thì nó có thể được chấp nhận như là "Ấn độ giáo" ngay cả khi nền thần học của nó là hữu thần, hư vô, hoặc vô thần. Sự cởi mở này đưa đến mâu thuẫn có thể là một sự đau đầu cho người Tây Phương là những người đã tìm kiếm sự nhất quán hợp lý và có thể biện giải dựa trên lý trí trong những quan điểm tôn giáo của họ. Nhưng, để cho công bằng, các Cơ Đốc Nhân không còn có sự phải lẽ nữa khi họ tuyên bố niềm tin vào Giê-Hô-Va mà sống cuộc đời như người vô thần thực tiễn, chối bỏ Đấng Christ trong cuộc đời của họ. Đối với người Hindu sự xung đột là mâu thuẫn dựa trên lý lẽ hợp lý. Đối với tín hữu Cơ Đốc, thì sự xung đột đơn giản thường là đạo đức giả.

Ấn Độ giáo xem con người như thần thánh. Bởi vì Brahma là tất cả mọi vật, Ấn Độ giáo khẳng định rằng tất cả mọi người là thần thánh. Linh hồn của con người (Atman), hay bản chất của nó, là một với Brahman. Mọi thực tại bên ngoài của Brahman được xem chỉ là ảo tưởng. Mục đích thiêng liêng của một người Hindu là trở thành một Brahma, do đó việc không còn sống nữa để tồn tại ở dạng huyền ảo của "tự thân riêng lẻ". Sự tự do này được gọi là “moksha” ("sự giải thoát"). Cho đến khi “moksha” được thực hiện, người Hindu tin rằng anh ấy / cô ấy sẽ được liên tục đầu thai để cho anh ấy / cô ấy có thể hoạt động theo hướng tự thực hành chân lý (sự thật là chỉ có Brahman tồn tại, không có gì khác). Làm thế nào một người được tái sinh được xác định bởi nghiệp báo, mà nó là một nguyên lý nhân quả (principle cause and effect) bị chi phối (governed) bởi sự cân bằng của tự nhiên. Những gì người ta đã làm trong quá khứ ảnh hưởng và tương ứng với những gì sẽ xảy ra trong tương lai, bao gồm cuộc đời quá khứ và tương lai.

Mặc dù đây chỉ là một bản tóm tắt ngắn gọn, nó dễ dàng cho thấy rằng Ấn Độ giáo đối nghịch với Kinh Thánh Cơ đốc giáo trên hầu như mọi điểm trong hệ thống niềm tin của nó. Cơ Đốc giáo cho biết rằng:

• Chỉ có một Đức Chúa Trời là Đấng có thân vị (personal) và có thể nhận biết được (knowable) (Phục Truyền Luật Lệ Ký 6: 5; 1 Cô-rinh-tô 8: 6);

• Có một bộ Thánh Kinh; dạy rằng Đức Chúa Trời tạo dựng nên thế gian và mọi vật sống trên đó (Sáng thế ký 1:1; Hê-bơ-rơ 11: 3);

• Tin rằng con người được tạo dựng theo hình ảnh của Đức Chúa Trời và chỉ sống một lần (Sáng thế ký 1:27; Hê-bơ-rơ 9: 27-28);

• Và dạy rằng sự cứu rỗi thông qua Chúa Giê Xu Christ (Giăng 3:16; 6:44; 14: 6; Công vụ các sứ đồ 4:12).

Ấn Độ giáo là một hệ thống tôn giáo sai lạc bởi vì nó không nhận ra Chúa Giêsu như là Đấng nhập thể duy nhất, Con Người và Đấng Cứu Chuộc, là cội nguồn duy nhất để cứu rỗi cho nhân loại. English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Ấn độ giáo là gì và người Hindu tin gì?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries