settings icon
share icon
Câu hỏi

Làm sao tôi biết chắc được mình đang cầu nguyện theo ý Chúa?

Trả lời


Mục tiêu lớn nhất của con người nên là để mang lại sự vinh hiển cho Đức Chúa Trời (1 Cô-rinh-tô 10:31), và điều này bao gồm cầu nguyện theo ý Chúa. Trước tiên, chúng ta phải cầu xin cho sự khôn ngoan. “Ví bằng trong anh em có kẻ kém khôn ngoan, hãy cầu xin Đức Chúa Trời, là Đấng ban cho mọi người cách rộng rãi, không trách móc ai, thì kẻ ấy sẽ được ban cho” (Gia-cơ 1:5). Khi cầu xin sự khôn ngoan, chúng ta cũng phải tin rằng Đức Chúa Trời là tử tế và sẵn sàng trả lời các lời cầu thay của chúng ta: “Nhưng phải lấy đức tin mà cầu xin, chớ nghi ngờ” (Gia-cơ 1:6; xem thêm Mác 11:24). Thế là, cầu nguyện theo ý Chúa bao gồm cầu xin cho sự khôn ngoan (để biết được ý Chúa) và cầu xin trong đức tin (để tin tưởng vào ý Chúa).

Dưới đây là bảy chỉ dẫn theo kinh thánh để hướng dẫn các tin đồ trong việc cầu nguyện theo ý Chúa:

1) Cầu nguyện cho những sự Kinh thánh bắt phải cầu nguyện. Chúng ta được dạy phải cầu nguyện cho kẻ thù nghịch mình (Ma-thi-ơ 5:44); cầu Chúa gửi các nhà truyền giáo (Lu-ca 10:2); rằng chúng ta sẽ không sa vào chước cám dỗ (Ma-thi-ơ 26:41); cầu cho người giảng lời Chúa (Cô-lô-sê 4:3; 2 Tê-sa-lô-ni-ca 3:1); cầu cho hết thảy các bậc cầm quyền (1 Ti-mô-thê 2:1-3); cầu xin được giải thoát khỏi sự chịu khổ (Gia-cơ 5:13); và cho các anh em được chữa lành (Gia-cơ 5:16). Những nơi Đức Chúa Trời truyền cho cầu nguyện, chúng ta có thể cầu nguyện với sự tự tin rằng chúng ta đang cầu nguyện theo ý Ngài.

2) Noi gương các nhân vật tin kính trong Kinh thánh. Phao-lô cầu xin cho sự cứu rỗi của Y-sơ-ra-ên (Rô-ma 10:1). Đa-vít cầu xin cho sự thương xót và tha thứ khi người phạm tội (Thi-thiên 51:1-2). Hội thánh thưở ban đầu cầu nguyện cho sự dạn dĩ khi làm chứng (Công-vụ các Sứ-đồ 4:29). Những lời cầu nguyện này là đúng theo ý Đức Chúa Trời, và những lời cầu nguyện tương tự ngày nay cũng thế. Cũng giống như Phao-lô và hội thánh thưở ban đầu, chúng ta nên luôn cầu nguyện cho sự cứu rỗi của những kẻ khác. Về bản thân mình, chúng ta nên cầu nguyện như Đa-vít, luôn biết về tội lỗi của mình và mang nó đến trước Chúa trước khi nó cản trở mối quan hệ của chúng ta với Ngài và ngăn trở những lời cầu nguyện của chúng ta.

3) Cầu nguyện với động lực chính đáng. Những động cơ ích kỷ sẽ chẳng được Đức Chúa Trời ban phước. “Anh em cầu xin mà không nhận lãnh được, vì cầu xin trái lẽ, để dùng trong tư dục mình.” (Gia-cơ 4:3). Chúng ta cũng nên cầu nguyện, không phải để những lời lẽ cao cả của chúng ta được nghe thấy và chúng ta được xem là “thiêng liêng” trong mắt kẻ khác, mà cầu nguyện đa số trong chốn riêng tư và kín đáo, để rằng Cha thánh thượng của chúng ta nghe thấy trong nơi kín nhiệm mà ban thưởng rộng rãi cho chúng ta (Ma-thi-ơ 6:5-6).

4) Cầu nguyện với tinh thần tha thứ cho người khác (Mác 11:25). Một tinh thần cay đắng, giận dữ, thù oán hay ghét bỏ kẻ khác sẽ ngăn cản trái tim chúng ta cầu nguyện với sự phục tùng hoàn toàn theo ý Đức Chúa Trời. Cũng giống như việc chúng ta được bảo không dâng lễ cho Chúa khi mà còn bất hoà giữa chúng ta với một Cơ đốc nhân khác (Ma-thi-ơ 5:23-24), Đức Chúa Trời không muốn của lễ lời cầu nguyện của chúng ta cho đến lúc chúng ta đã hoà giải với các anh chị em khác trong Chúa.

5) Cầu nguyện với sự tạ ơn (Cô-lô-sê 4:2; Phi-líp 4:6-7). Chúng ta luôn có thể tìm thấy gì đấy để tạ ơn, bất kể chúng ta có đang gánh nặng với nhu cầu hay mong muốn nào. Người chịu khổ vĩ đại nhất đã từng sống trong thế giới của tình yêu được chuộc lại, và là người có cả thiên đàng dược dâng trước mắt người, cũng có lý do để tạ ơn Đức Chúa Trời.

6) Cầu nguyện không thôi (Lu-ca 18:1; 1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:17). Chúng ta nên bền lòng trong cầu nguyện và không từ bỏ hay nản lòng chỉ vì chúng ta không nhận được câu trả lời ngay lập tức. Một phần của cầu nguyện theo ý Chúa là tin rằng, bất kể câu trả lời của Ngài là “được”, “không được”, hay “đợi”, chúng ta chấp nhận sự phán xét của Ngài, thuận phục theo ý Ngài, và tiếp tục cầu nguyện.

7) Phụ thuộc vào Đức Thánh Linh trong cầu nguyện. Đây là một sự thật tuyệt vời: “Vì chúng ta chẳng biết sự mình phải xin đặng cầu nguyện cho xứng đáng; nhưng chính Đức Thánh Linh lấy sự thở than không thể nói ra được mà cầu khẩn thay cho chúng ta. Đấng dò xét lòng người hiểu biết ý tưởng của Thánh Linh là thể nào, vì ấy là theo ý Đức Chúa Trời mà Ngài cầu thế cho các thánh đồ vậy.” (Rô-ma 8:26-27). Chúng ta có sự trợ giúp của Đức Thánh Linh trong cầu nguyện. Trong những lúc suy sụp (trầm cảm) hay đau buồn nhất, những lúc ta tưởng như ta “không thể cầu nguyện”, chúng ta có sự an ủi khi biết rằng Đức Thánh Linh đang thật sự cầu nguyện cho chúng ta. Quả là một Đức Chúa Trời tuyệt vời ta có.

Quả là một sự an tâm chúng ta có khi tìm cách để bước đi trong Thánh Linh và không phải trong thịt xác! Như thế chúng ta có thể tự tin rằng Đức Thánh Linh sẽ hoàn thành công việc của Ngài trong việc dâng các lời cầu nguyện của chúng ta lên Cha thiên thượng đúng theo ý nguyện và thời giờ hoàn hảo của Ngài, và chúng ta có thể nghỉ ngơi biết rằng Ngài làm cho mọi sự hiệp lại làm ích cho chúng ta (Rô-ma 8:28).

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Làm sao tôi biết chắc được mình đang cầu nguyện theo ý Chúa?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries