settings icon
share icon
Câu hỏi

Hành trình truyền giáo của Phao-lô có sự khác biệt gì?

Trả lời


Tân Ước ghi chép lại rằng Phao-lô có ba chuyến hành trình truyền giáo rao giảng sứ điệp của Đấng Christ đến vùng Tiểu Á và châu Âu. Sứ đồ Phao-lô là một người có học thức cao, một người Do Thái có thế lực tên là Sau-lơ. Sinh sống ở Giê-ru-sa-lem sau khi Đấng Christ chết và sống lại, ông cố gắng hết sức để phá hủy Hội thánh Cơ Đốc. Thậm chí ông còn tham gia vào vụ hành quyết Ê-tiên, người tử đạo Cơ Đốc đầu tiên (Công vụ 7:55-8:4).

Trên đường đi đến thành Đa-mách để tìm và bỏ tù nhiều Cơ Đốc nhân thì Phao-lô đã gặp Chúa. Ông ăn năn và quay trở lại tin nhận Chúa Giê-xu Christ. Sau kinh nghiệm này, ông đã cố gắng thuyết phục người Do Thái và những Cơ Đốc nhân về việc ông đã được Chúa biến đổi như thế nào. Nhưng có nhiều người nghi ngờ và tránh xa ông. Tuy nhiên, những Cơ Đốc nhân như Ba-na-ba đã chấp nhận và biện hộ cho ông. Và hai người họ đã trở thành bạn cộng sự của nhau trong chuyến truyền giáo.

Trong ba chuyến hành trình truyền giáo khác nhau, mỗi chuyến kéo dài nhiều năm, Phao-lô đã rao giảng tin tức về Chúa Giê-xu trong nhiều thành phố ven biển và những thành phố thương mại nhỏ trên đường đi. Dưới đây là một ghi chép ngắn gọn về những chuyến hành trình truyền giáo của Phao-lô.

Chuyến hành trình truyền giáo đầu tiên (Công vụ 13-14): Theo sự kêu gọi của Chúa để rao giảng về Đấng Christ nên Phao-lô và Ba-na-ba đã rời khỏi Hội thánh An-ti-ốt xứ Si-ri. Đầu tiên, phương pháp truyền giáo của họ là rao giảng ở những nhà hội trong thành phố. Nhưng khi có nhiều người Do Thái từ chối Đấng Christ, thì những người truyền giáo đã nhận ra sự kêu gọi của Chúa về việc làm chứng cho Dân ngoại.

Vì lời chứng mạnh mẽ của ông về Chúa Giê-xu, nên kẻ hành hại Sau-lơ đã trở thành Phao-lô kẻ bị bắt bớ. Những người từ chối sứ điệp ông rao giảng về sự cứu rỗi thông qua Chúa Giê-xu Christ đã cố gắng ngăn cản và hại ông. Ở một thành phố nọ, ông đã bị ném đá và để mặc cho chết. Nhưng Chúa tiếc cho ông. Dù trải qua bao thử thách, bị đánh đập, và bị bỏ tù, nhưng ông vẫn tiếp tục rao giảng về Đấng Christ.

Việc Phao-lô truyền giáo cho Dân ngoại đã dẫn đến một cuộc tranh cãi về việc ai có thể được cứu và làm thế nào để được cứu. Giữa chuyến hành trình truyền giáo đầu tiên và thứ hai, ông đã tham gia vào một hội nghị ở Giê-ru-sa-lem thảo luận về cách được cứu rỗi. Sự nhất trí cuối cùng là Dân ngoại có thể tiếp nhận Chúa Giê-xu mà không cần phải phục tùng theo truyền thống Do Thái.

Chuyến hành trình truyền giáo thứ hai (Công vụ 15:36-18:22): Sau khi còn lưu lại thành An-ti-ốt lần nữa thì Phao-lô xây dựng Hội thánh ở đây, và đã sẵn sàng cho chuyến hành trình truyền giáo thứ hai. Ông kêu gọi Ba-na-ba cùng đi với ông, viếng thăm lại những Hội thánh trong chuyến hành trình truyền giáo thứ nhất của họ. Tuy nhiên, có một sự bất đồng khiến họ phân rẽ nhau. Chúa đã biến sự bất đồng này thành một lợi thế, vì từ bây giờ sẽ có hai nhóm truyền giáo. Ba-na-ba đi đến đảo Chíp-rơ với Giăng (cũng gọi là Mác), và Phao-lô cùng Si-la đi đến vùng Tiểu Á.

Chúa lại đem Phao-lô và Si-la đến Gờ-réc, mang Phúc Âm đến cho Châu Âu. Tại thành Phi-líp, đội truyền giáo này đã bị đánh đập và bỏ tù. Vui mừng chịu khổ vì Đấng Christ, họ đã hát trong tù. Bỗng nhiên, Chúa khiến cho một cơn động đất xảy ra mở cửa nhà tù và họ thoát khỏi xiềng xích. Người cai tù sửng sốt và gia đình của ông đã tin nhận Đấng Christ, các thượng quan cũng nài xin cho Phao-lô và Si-la đi.

Đi đến A-then, Phao-lô rao giảng cho một nhóm thính giả tò mò ở giữa A-rê-ô-ba. Ông tuyên bố rằng chỉ có một Đức Chúa Trời thật sự mà họ có thể biết và thờ phượng mà không phải là những thần tượng do con người làm nên. Một lần nữa, một số người thì khinh bỉ, và một số người tin.

Phao-lô đã giảng dạy cho những người tin Chúa và củng cố đức tin cho họ trong những Hội thánh. Trong suốt chuyến hành trình truyền giáo thứ hai này, Phao-lô đã làm môn đệ hóa cho nhiều người từ mọi hoàn cảnh: một thanh niên trẻ tên là Ti-mô-thê, một nữ thương gia tên là Ly-đi, và một cặp vợ chồng tên là A-qui-la và Bê-rít-sin.

Chuyến hành trình truyền giáo thứ ba (Công vụ 18:23 -20:38): Trong suốt chuyến hành trình thứ ba này, Phao-lô đã sốt sắng rao giảng ở vùng Tiểu Á. Chúa đã chứng nhận sứ điệp của ông bằng những phép lạ. Công vụ 20:7-12 kể về việc Phao-lô ở thành Trô-ách rao giảng một bài giảng dài một cách khác thường. Một người trẻ tuổi ngồi trên cửa sổ tầng ba, nghe Phao-lô giảng dài quá nên ngủ gục, ngã xuống đất, tưởng đã chết nhưng Phao-lô đã làm cho anh ta sống lại.

Tại thành Ê-phê-sô có nhiều người mới tin Chúa, trước đây họ làm nghề phù pháp nên khi tin nhận Chúa họ đã đốt hết những sách vỡ ma thuật của họ. Trái lại, những người làm nên thần tượng thì không vui vì việc kinh doanh của họ bị thua lỗ do sự thật rằng chỉ có một Đức Chúa Trời và Con trai của Ngài. Một người thợ bạc tên là Đê-mê-triu bắt đầu dấy loạn cả thành, ngợi khen nữ thần Đi-anh của họ. Thử thách luôn luôn đuổi theo Phao-lô. Sự bắt bớ và sự chống đối cuối cùng thì cũng chỉ khiến cho những Cơ Đốc nhân thật sự được mạnh mẽ hơn và truyền rao Phúc Âm.

Vào cuối chuyến hành trình truyền giáo thứ ba, Phao-lô biết rằng ông sắp bị bỏ tù và có thể bị giết. Những lời nói cuối cùng của ông dành cho Hội thánh ở thành Ê-phê-sô bày tỏ sự tận hiến của ông đối với Đấng Christ: “Từ ngày tôi mới đến cõi A-si, hằng ăn ở luôn với anh em cách nào, anh em vẫn biết, tôi hầu việc Chúa cách khiêm nhường, phải nhiều nước mắt, và ở giữa sự thử thách mà người Giu-đa đã lập mưu hại tôi. Anh em biết tôi chẳng trễ nải rao truyền mọi điều ích lợi cho anh em, chẳng giấu điều chi hết, lại biết tôi đã dạy anh em hoặc giữa công chúng, hoặc từ nhà nầy sang nhà kia, giảng cho người Giu-đa như cho người Gờ-réc về sự ăn năn đối với Đức Chúa Trời, và đức tin trong Đức Chúa Jêsus là Chúa chúng ta. Kìa, nay bị Đức Thánh Linh ràng buộc, tôi đi đến thành Giê-ru-sa-lem,chẳng biết điều chi sẽ xảy đến cho tôi ở đó, duy Đức Thánh Linh đã bảo trước cho tôi rằng từ thành nầy sang thành khác dây xích và hoạn nạn đương đợi tôi đó. Nhưng tôi chẳng kể sự sống mình làm quí, miễn chạy cho xong việc đua tôi và chức vụ tôi đã lãnh nơi Đức Chúa Jêsus, để mà làm chứng về Tin lành của ơn Đức Chúa Trời” (Công vụ 20:18:24)..

Một số học giả Kinh thánh cũng cho rằng có chuyến hành trình truyền giáo thứ tư, và lịch sử Cơ Đốc nhân đầu tiên dường như chứng nhận ý kiến này. Cũng vào lúc này, không có một bằng chứng rõ ràng nào trong Kinh thánh nói về chuyến hành trình thứ tư, nó có thể xảy ra sau khi sách Công vụ kết thúc.

Tất cả các chuyến hình trình truyền giáo của Phao-lô đều có cùng một mục đích là: công bố ân điển của Chúa trong việc tha thứ tội lỗi thông qua Đấng Christ. Chúa sử dụng việc truyền giáo của Phao-lô để mang Phúc Âm đến cho Dân ngoại và thành lập Hội thánh. Những bức thư của ông gửi cho các Hội thánh được ghi chép lại trong Tân Ước, vẫn còn ủng hộ giáo lý và sinh hoạt Hội thánh. Mặc dù ông đã hy sinh mọi thứ nhưng những chuyến hành trình truyền giáo của Phao-lô rất đáng giá (Phi-líp 3:7-11). English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Hành trình truyền giáo của Phao-lô có sự khác biệt gì?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries