settings icon
share icon

Sách II Sa-mu-ên

Tác giả: Sách II Sa-mu-ên không xác định được tác giả. Nó không được viết bởi tiên tri Sa-mu-ên, bởi vì ông đã qua đời trong sách I Sa-mu-ên. Tác giả có thể là Na-than và Gát (I Sử kí 29:29)

Thời gian viết: Ban đầu, sách I Sa-mu-ên và sách II Sa-mu-ên là một sách. Các dịch giả của bản Septuagint đã phân chia chúng, và chúng ta đã giữ lại sự phân chia kể từ đó. Các sự kiện của sách I Sa-mu-ên trải dài khoảng 100 năm, từ 1100 năm TCN đến 1000 năm TCN. Các sự kiện của sách II Sa-mu-ên trải thêm 40 năm. Thời gian viết sách, sẽ là khoảng sau năm 960 TCN.

Mục đích viết: sách II Sa-mu-ên là kỷ lục của vua Da-vít. Cuốn sách này đặt giao ước với Đa-vít trong bối cảnh lịch sử của nó.

Những câu Kinh thánh then chốt:”

II Sa-mu-ên 7:16, "Như vậy, nhà ngươi và nước ngươi được vững bền trước mặt ngươi đời đời; ngôi ngươi sẽ được vững lập đến mãi mãi."

II Sa-mu-ên 19:4, "Vua trùm mặt, la lớn tiếng lên rằng: Ôi, Áp-sa-lôm, con trai ta! Ôi, Áp-sa-lôm, con trai ta! Con trai ta!"

II Sa-mu-ên 22:2-4, "Đức Giê-hô-va là hòn đá và đồn lũy tôi, Đấng giải cứu tôi. Đức Chúa Trời tôi là hòn đá tôi, nơi tôi sẽ nương náu mình, Là thuẫn đỡ tôi, sừng chửng cứu tôi, Ngọn tháp cao và nơi nương dựa của tôi. Hỡi Đấng che chở tôi! Ấy Ngài giải cứu tôi khỏi sự hung bạo."

Tóm tắt ngắn gọn: Sách II Sa-mu-ên có thể được chia thành hai phần chính – Chiến thắng của Đa-vít (đoạn 1-10) và những rắc rối của Đa-vít (đoạn 11-20). Phần cuối của sách (đoạn 21-24) là phụ lục không theo thời gian chứa đựng thêm những thông tin chi tiết về triều đại vua Đa-vít.

Sách bắt đầu với việc Đa-vít nhận được tin về cái chết của Sau-lơ và con trai của ông. Ông tuyên bố một thời gian để tang. Ngay sau đó, Đa-vít được trao vương miện làm vua Giu-đa, trong khi Ích-bô-sết, một trong những người con trai còn sống sót của Sau-lơ, được trao vương miện làm vua Y-sơ-ra-ên (đoạn 2). Một cuộc nội chiến diễn ra sau đó, nhưng Ích-bô-sết bị sát hại, và người Y-sơ-ra-ên yêu cầu vua Đa-vít lên cai trị họ (đoạn 4-5).

Vua Đa-vít chuyển thủ đô của đất nước từ Hê-bơ-rơ đến Giê-ru-sa-lem và sau đó chuyển Hòm Giao Ước (đoạn 5-6). Kế hoạch xây dựng đền thờ ở Giê-ru-sa-lem của vua Đa-vít bị bác bỏ bởi Đức Chúa Trời, Người sau đó hứa với vua Đa-vít những điều sau đây: 1) Vua Đa-vít sẽ có một đứa con trai để cai trị sau ông; 2) Con trai của Đa-vít sẽ xây dựng đền thờ; 3) Ngôi chiếm giữ bởi dòng dõi Đa-vít sẽ được đời đời; và 4) Đức Chúa Trời sẽ không bao giờ cất sự thương xót của Ngài khỏi nhà vua Ða-vít (II Sa-mu-ên 7: 4-16).

Vua Đa-vít lãnh đạo dân Y-sơ-ra-ên giành chiến thắng trước rất nhiều các quốc gia thù địch xung quanh họ. Vua cũng thể hiện lòng nhân từ đối với gia đình của Giô-na-than bằng cách giúp đỡ Mê-phi-bô-sết, con trai tàn tật của Giô-na-than (đoạn 8-10).

Sau đó, Vua Đa-vít sa ngã. Vua đem lòng ham muốn một người phụ nữ xinh đẹp tên là Bát-sê-ba, phạm tội ngoại tình với bà ấy, và sau đó đã sát hại chồng bà (Đoạn 11). Khi tiên tri Na-than đương đầu với tội lỗi vua Đa-vít, vua Đa-vít thú nhận, và Đức Chúa Trời đã ân cần tha thứ. Tuy nhiên, Chúa nói với vua Đa-vít rằng rắc rối sẽ phát sinh từ bên trong gia đình riêng của vua.

Rắc rối đến khi con trai đầu lòng của vua Đa-vít, Am-nôn, hãm hiếp chị của mình, Ta-ma. Để trả thù, anh trai của Ta-ma là Áp-sa-lôm giết Am-nôn. Áp-sa-lôm sau đó bỏ trốn khỏi Giê-ru-sa-lem hơn là phải đối mặt với sự giận dữ của cha mình. Sau đó, Áp-sa-lôm dẫn đầu một cuộc nổi loạn chống lại vua Đa-vít, và một số cộng sự cũ của vua Đa-vít tham gia cuộc nổi loạn (Đoạn 15-16). Vua Đa-vít bị buộc rời khỏi Giê-ru-sa-lem, và Áp-sa-lôm tự tôn mình lên làm vua trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên kẻ cướp ngôi bị lật độ và chống lại mong muốn của Đa-vít bị giết. Vua Đa-vít thương tiếc con trai đã qua đời của mình.

Một cảm giác chung của tình trạng bất ổn lan tràn triều đại còn lại của vua Đa-vít. Những người đàn ông Y-sơ-ra-ên đe dọa để phân chia Giu-đa, và vua Đa-vít phải ngăn chặn một cuộc nổi dậy khác (Đoạn 20).

Phụ lục của sách bao gồm các thông tin liên quan đến nạn đói trong ba năm trên đất (Đoạn 21), một bài ca của vua Đa-vít (Đoạn 22), một kỷ lục của những kỳ công của các chiến binh dũng cảm nhất của vua Đa-vít (Đoạn 23), và điều tra dân số tội lỗi và các bệnh dịch hạch theo sau của vua Đa-vít (Đoạn 24).

Những điềm báo: Chúa Jesus Christ được nhìn thấy chủ yếu trong hai phần của sách II Sa-mu-ên. Đầu tiên, giao ước với vua Đa-vít được nêu trong II Sa-mu-ên 7:16: "Như vậy, nhà ngươi và nước ngươi được vững bền trước mặt ngươi đời đời; ngôi ngươi sẽ được vững lập đến mãi mãi.” và nhắc lại trong Lu-ca 1:3-33 theo lời thiên sứ đã hiện ra với Ma-ri công bố về sự Giáng Sinh của Chúa Jesus giáng sinh với cô ấy: "Con trai ấy sẽ nên tôn trọng, được xưng là Con của Đấng Rất Cao; và Chúa, là Đức Chúa Trời, sẽ ban cho Ngài ngôi Đa-vít là tổ phụ Ngài. Ngài sẽ trị vì đời đời nhà Gia-cốp, nước Ngài vô cùng." Đấng Christ là sự ứng nghiệm giao ước với vua Đa-vít. Ngài là con Đức Chúa Trời trong dòng vua Đa-vít người sẽ cai trị đời đời.

Thứ hai, Chúa Jesus được nhìn thấy trong bài ca của vua Đa-vít vào cuối cuộc đời vua (II Sa-mu-ên 22: 2-51). Vua ca ngợi về vầng đá, đồn lũy và sự giải cứu, sự ẩn nấp và sự cứu rỗi của Ngài. Chúa Giêsu là Vầng đá của chúng tôi (I Cô-rinh-tô 10: 4; I Phi-e-rơ 2: 7-9), Đấng Giải cứu của Y-sơ-ra-ên (Rô-ma 11:25-27), đồn lũy mà chúng ta "là kẻ đã trốn đến nơi ẩn náu, mà cầm lấy sự trông cậy đã đặt trước mặt chúng ta."(Hê-bơ-rơ 6:18 KJV), Sự cứu rỗi duy nhất của chúng ta (Lu-ca 2:11; II Ti-mô-thê 1:10).

Áp dụng thực tiễn: Bất cứ ai cũng có sa ngã. Ngay cả một người đàn ông giống như vua Đa-vít, người thật sự mong muốn theo Chúa và người được ban phước dư dật bởi Đức Chúa Trời, đã dễ bị cám dỗ. Tội lỗi của vua Đa-vít với Bát-sê-ba là một lời cảnh báo cho tất cả chúng ta để bảo vệ trái tim của mình, đôi mắt của mình và tâm trí của mình. Sự tự hào về sự trưởng thành tâm linh và khả năng để chịu đựng sự cám dỗ bằng chính sức mạnh của chúng ta là bước đầu tiên để sụp đổ (I Cô-rinh-tô 10:12).

Đức Chúa Trời nhân từ tha thứ ngay cả những tội ác ghê tởm nhất khi chúng ta thật sự ăn năn. Tuy nhiên, việc chữa lành vết thương gây ra bởi tội lỗi không phải lúc nào cũng xóa đi những vết sẹo. Tội lỗi có những hậu quả tự nhiên, và thậm chí sau khi vua đã được tha thứ, vua Đa-vít đã nhận lại những gì mình đã gieo. Con trai của ông có được từ quan hệ bất chính với vợ của người khác (II Sa-mu-ên 12: 14-24) và vua Đa-vít phải chịu những đau khổ của sự đỗ vỡ trong mối quan hệ tình yêu của mình với Cha trên trời (Thi Thiên 32 và 51). Làm cách nào để tránh tội lỗi ở nơi đầu tiên tốt hơn, thay vì phải tìm kiếm sự tha thứ sau đó!
English



Trở lại trang chủ Khảo sát Cựu Ước



Sách II Sa-mu-ên
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries