settings icon
share icon

Sách Cô-lô-se

Tác giả: Sứ đồ Phao-lô viết phần lớn sách Cô-lô-se (Cô-lô-se 1:13). Ti-mô-thê cũng có viết một số đoạn (Cô-lô-se 1:1).

Thời gian viết: Sách Cô-lô-se có thể được viết vào khoảng giữa năm 58-62 sau Công Nguyên.

Mục đích viết: Sách Cô-lô-se là một loạt bài học ngắn về luân thường đạo lý, tập trung vào mọi khía cạnh của đời sống Cơ Đốc. Phao-lô phát triển từ đời sống cá nhân đến gia đình, từ công việc đến cách mà chúng ta nên cư xử với người khác. Chủ đề của sách là sự đầy đủ của Chúa Giê-xu Christ chúng ta trong việc đáp ứng những nhu cầu của chúng ta trong mọi khía cạnh.

Những câu Kinh thánh then chốt:

Cô-lô-se 1:15-16, “ Ấy chính Ngài là hình ảnh của Đức Chúa Trời không thấy được, là Đấng sanh ra đầu hết thảy mọi vật dựng nên.Vì muôn vật đã được dựng nên trong Ngài, bất luận trên trời,dưới đất, vật thấy được, vật không thấy được, hoặc ngôi vua, hoặc quyền cai trị, hoặc chấp chánh, hoặc cầm quyền, đều là bởi Ngài và vì Ngài mà được dựng nên cả.”

Cô-lô-se 2:8, “ Hãy giữ chừng, kẻo có ai lấy triết học và lời hư không, theo lời truyền khẩu của loài người, sơ học của thế gian, không theo Đấng Christ, mà bắt anh em phục chăng.”

Cô-lô-se 3:12-13, “ Vậy anh em là kẻ chọn lựa của Đức Chúa Trời, là người thánh và rất yêu dấu của Ngài, hãy có lòng thương xót. Hãy mặc lấy sự nhân từ, khiêm nhượng, mềm mại, nhịn nhục, nếu một người trong anh em có sự gì phàn nàn với kẻ khác, thì hãy nhường nhịn nhau và tha thứ nhau như Chúa đã tha thứ anh em thể nào, thì anh em cũng phải tha thứ thể ấy.”

Cô-lô-se 4:5-6, “ Hãy lấy sự khôn ngoan ăn ở với những người ngoại, và lợi dụng thì giờ. Lời nói anh em phải có ân hậu theo luôn, và nêm thêm muối, hầu cho anh em biết nên đối đáp mỗi người là thể nào.”

Tóm tắt ngắn gọn: Sách Cô-lô-se được viết một cách rõ ràng để chống lại tà giáo đã phát sinh ở Cô-lô-se và cũng là điều gây nguy hiểm cho sự tồn tại của Hội thánh. Mặc dù chúng ta không biết ai đã nói với Phao-lô điều này, nhưng lá thư này là sự trả lời của ông. Chúng ta có thể phỏng đoán dựa trên sự trả lời của Phao-lô rằng ông đang giải quyết một quan điểm sai về Đấng Christ. (Con người của Ngài là có thật nhưng không chấp nhận thần thánh trọn vẹn của Ngài). Phao-lô cũng xuất hiện để tranh luận sự nhấn mạnh “Do Thái” về việc cắt bì và truyền thống (Cô-lô-se 2:8-11; 3:11). Dị giáo tập trung vào Trí Huệ phái – Do Thái hoặc sự pha trộn giữa chủ nghĩa khổ hạnh Do Thái và triết học Hy Lạp (người chịu đựng trong nghịch cảnh?). Ông đã làm một việc đáng chú ý để chỉ cho chúng ta về sự đầy đủ của Đấng Christ.

Sách Cô-lô-se chứa đựng sự hướng dẫn học thuyết về thần tánh của Đấng Christ và những giáo lý sai lạc (1:15-2:23), cũng như là những sự khích lệ thiết thực liên quan đến cách cư xử của Cơ Đốc nhân đối với bạn bè và trong cả lời nói (3:1-4:18).

Sự kết nối: Cùng với tất cả những Hội thánh ban đầu, vấn đề về sự tuân thủ luật pháp cách tuyệt đối của người Do Thái ở thành Cô-lô-se là một sự quan tâm lớn của Phao-lô. Khái niệm về sự cứu rỗi bởi ân điển chứ không phải bởi việc làm quá cơ bản đến nỗi những người đã bị đắm chìm trong luật pháp Cựu Ước cũng thấy rằng nó rất khó để lĩnh hội được. Vì vậy, có một sự biến động liên tục giữa vòng những người tuân thủ luật pháp cách tuyệt đối để thêm vào yêu cầu nào đó từ luật pháp cho niềm tin mới này. Điều quan trọng nhất đối với họ là sự yêu cầu cắt bì vẫn được thực hiện trong vòng một số người Do Thái cải đạo. Phao-lô chống lại sự sai lầm này trong Cô-lô-se 2:11-15 khi ông tuyên bố rằng sự cắt bì trong xác thịt đã không còn cần thiết bởi vì Đấng Christ đã đến. Sự cắt bì của Ngài là sự cắt bì trong tâm hồn, chứ không phải trong xác thịt, làm cho những nghi thức của luật pháp Cựu Ước không còn cần thiết (Phục truyền 10:16; 30:6; Giê-rê-mi 4:4; 9:26; Công vụ 7:51; Rô-ma 2:29).

Áp dụng thực tiễn: Mặc dù Phao-lô tập trung vào nhiều khía cạnh, nhưng sự áp dụng cơ bản cho chúng ta ngày nay là sự đầy đủ hoàn toàn và trọn vẹn của Đấng Christ trong cuộc sống của chúng ta, cả về sự cứu rỗi lẫn sự thánh hóa. Chúng ta phải biết và hiểu Phúc âm để chúng ta không bị lạc đường bởi những hình thức tinh vi của sự tuân thủ luật pháp cách tuyệt đối và dị giáo. Chúng ta phải cảnh giác với bất kì sự sai lạc nào khiến cho chúng ta lạc xa khỏi trọng tâm của Đấng Christ là Chúa và là Đấng Cứu Chuộc. Phải tránh xa bất kì “tôn giáo” nào cố gắng đánh đồng nó với lẽ thật bằng cách sử dụng những quyển sách tuyên bố rằng có thẩm quyền ngang bằng với Kinh thánh, hay kết hợp nỗ lực con người với sự hoàn thành thiêng liêng trong sự cứu rỗi. Những tôn giáo khác không thể kết hợp với hay thêm vào Cơ Đốc giáo. Đấng Christ ban cho chúng ta những tiêu chuẩn tuyệt đối về hành vi đạo đức. Cơ Đốc giáo là một gia đình, một cách sống, và là một mối quan hệ chứ không phải là một tôn giáo. Những việc làm tốt, thuật tử vi, thuyết huyền bí và cung Hoàng đạo không chỉ cho chúng ta biết về đường lối của Chúa. Chỉ có duy nhất Đấng Christ làm được điều đó. Ngài sẽ bày tỏ bằng Lời Ngài, bằng bức thư tình yêu của Ngài dành cho chúng ta, chúng ta phải nhận biết nó!
English



Trở lại trang chủ tiếng Khảo sát Tân Ước



Sách Cô-lô-se
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries