settings icon
share icon

Sách E-xơ-ra

Tác giả: Sách E-xơ-ra không mang đề tựa cụ thể. Theo lưu truyền thì tiên tri E-xơ-ra đã viết sách E-xơ-ra. Thật là thú vị để lưu ý rằng khi E-xơ-ra xuất hiện ở bối cảnh trong chương 7, tác giả sách E-xơ-ra đã hoán chuyển từ chữ viết ở ngôi thứ ba sang ngôi thứ nhất. Điều này cũng làm tăng thêm độ tin cậy E-xơ-ra chính là tác giả.

Thời gian viết: Sách E-xơ-ra có khả năng được viết trong khoảng thời gian giữa năm 460 và năm 440 trước Công nguyên.

Mục đích viết: Sách E-xơ-ra được dành cho những sự kiện xảy ra trong miền đất của Y-sơ-ra-ên, tại thời điểm dân sự trở về từ cuộc lưu đày qua Ba-by-lôn và những năm tiếp theo, bao gồm khoảng thời gian một thế kỷ, bắt đầu từ năm 538 trước Công Nguyên. Điểm nhấn mạnh trong sách E-xơ-ra là việc tái thiết đền thờ. Sách chứa đựng hồ sơ gia phả rộng lớn, mục đích chủ yếu nhằm thiết lập những yêu cầu cho chức tế lễ thuộc phần con cháu A-rôn.

Những câu Kinh thánh then chốt:

E-xơ-ra 3:11, “Chúng ca hát mà ngợi khen cảm tạ Đức Giê-Hô-Va rằng: Đáng ngợi khen Đức Giê-Hô-Va, vì Ngài là tốt lành, lòng thương xót của Ngài đối với Y-sơ-ra-ên còn đến đời đời! Cả dân sự đều kêu reo tiếng lớn, ngợi khen Đức Giê-Hô-Va, bởi vì người ta xây nền đền thờ của Đức Giê-Hô-Va.”

E-xơ-ra 7:6, "E-xơ-ra nầy từ Ba-by-lôn đi lên. Người là một văn sĩ thạo luật pháp của Môi-se, mà Giê-Hô-Va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên đã truyền cho, vì tay của Đức Giê-Hô-Va phù trợ người.”

Tóm tắt ngắn gọn: Sách có thể được phân chia như sau: Chương 1–6 _ Cuộc hồi hương đầu tiên dưới thời của Xô-rô-ba-bên, và việc xây cất đền thờ thứ hai. Chương 7-10_ Chức vụ của E-xơ-ra. Từ hơn nửa thế kỷ trôi qua giữa chương 6 & 7, các nhân vật của phần đầu sách đã chết vào thời gian E-xơ-ra bắt đầu chức vụ của ông tại Giê-ru-sa-lem. E-xơ-ra là một người nổi bật trong các Sách E-xơ-ra và Nê-hê-mi. Cả hai sách đều kết thúc với lời cầu nguyện xưng tội (E-xơ-ra 9, Nê-hê-mi 9) và một sự phân cách tiếp theo của dân sự từ những việc làm sai trái mà họ đã sa ngã. Một phần hiểu biết về bản chất các thông điệp khích lệ của A-ghê và Xa-cha-ri, là những người được giới thiệu trong câu chuyện này (E-xơ-ra 5:1), có thể được nhìn thấy trong các sách tiên tri mang tên của họ.

Sách E-xơ-ra bao gồm sự trở lại từ phu tù (lưu đày) để tái thiết đền thờ đến sắc lệnh của Ạt-ta-xét-xe, sự kiện bao gồm phần đầu của Sách Nê-hê-mi. Ha-ga là vị tiên tri chính trong thời của E-xơ-ra và Xa-cha-ri là vị tiên tri trong thời của Nê-hê-mi.

Những điềm báo: Chúng ta thấy trong sách E-xơ-ra một sự tiếp nối các chủ đề của Kinh Thánh của dân sót lại. Bất cứ khi nào thảm họa hay sự phán xét đổ xuống, Đức Chúa Trời luôn giữ lại cho chính Ngài một phần nhỏ còn sót lại - Nô-ê và gia đình của ông từ sự hủy diệt của trận lụt, gia đình của Lót từ Sô-đôm và Gô-mô-rơ, 7000 tiên tri được cất giữ trong Y-sơ-ra-ên bất chấp sự bắt bớ của A-háp và Giê-sa-bên. Khi dân Y-sơ-ra-ên bị làm phu tù tại Ai Cập, Đức Chúa Trời đã đưa dân còn sót lại của Ngài và dẫn họ đến miền Đất Hứa. Khoảng năm mươi ngàn dân Giu-đa hồi hương trong E-xơ-ra 2:64-67, tuy nhiên, khi họ so sánh mình với những con số trong Y-sơ-ra-ên trong những ngày thịnh vượng của nó dưới thời vua David, thì lời nhận xét của họ là, "chúng ta còn lại ngày nay là một phần sót lại". Các chủ đề còn sót lại được mang vào trong Tân Ước mà Phao-lô nói với chúng ta rằng "Ngày nay cũng vậy, có một phần còn sót lại theo sự lựa chọn của ân điển" (Rô-ma 11:5). Mặc dù hầu hết mọi người trong thời của Chúa Giêsu từ chối Ngài, vẫn còn có những người mà Đức Chúa Trời đã dành sẵn, và được gìn giữ trong Con của Ngài, và trong giao ước của ân sủng Ngài. Trong suốt tất cả các thế hệ kể từ Đấng Christ, có phần sót lại cho sự trung tín là những người đã bước đi trên con đường hẹp dẫn đến sự sống đời đời (Ma-thi-ơ 7:13-14). Dân sót lại này sẽ được gìn giữ nhờ năng quyền của Chúa Thánh Linh đã ấn chứng cho họ và là Đấng sẽ gìn giữ họ một cách an toàn trong ngày sau cùng (2 Cô-rinh-tô 1:22; Ê-phê-sô 4:30).

Áp dụng thực tiễn: Sách E-xơ-ra là một biên niên (một bản ghi chép các sự kiện theo trình tự thời gian) của hy vọng và phục hồi. Đối với những Cơ Đốc Nhân có cuộc sống đang bị ám ảnh bởi tội lỗi và sự nổi loạn chống lại Đức Chúa Trời, có nhiều hy vọng rằng Đức Chúa Trời của chúng ta là một Đức Chúa Trời của sự tha thứ, là Đấng sẽ không quay lưng lại với chúng ta khi chúng ta tìm kiếm Ngài trong sự ăn năn và sự tan vỡ (1 Giăng 1:9). Sự trở lại Giê-ru-sa-lem của người Do Thái và việc tái thiết đền thờ được lặp đi lặp lại trong cuộc đời của mỗi Cơ Đốc nhân là những người trở về từ nô lệ của tội lỗi và sự nổi loạn chống lại Đức Chúa Trời và tìm thấy nơi Ngài một một sự chào đón yêu thương. Bất kể chúng ta đã rời xa bao lâu, Ngài sẵn sàng tha thứ và tiếp nhận chúng ta trở lại với gia đình của Ngài. Ngài vui lòng hướng dẫn chúng ta làm thế nào để làm mới lại cuộc đời và làm sống lại tấm lòng của chúng ta, là nơi ngự trị của Chúa Thánh Linh. Cũng như với việc tái thiết đền thờ Giê-ru-sa-lem, Đức Chúa Trời chỉ dẫn công việc cải tạo và tái tận hiến cuộc đời của chúng ta để hầu việc Ngài.

Kẻ thù chống đối Đức Chúa Trời để tái thiết đền thờ thể hiện một khuôn mẫumà đó là kẻ thù điển hình của linh hồn chúng ta. Satan sử dụng chúng là những kẻ dường như để làm đồng bộ hóa với những mục đích của Đức Chúa Trời nhằm lừa gạt chúng ta và cố gắng ngăn trở kế hoạch của Ngài. E-xơ-ra 4:2 mô tả lời nói dối trá của những kẻ yêu cầu được thờ phượng Đấng Christ nhưng ý định thực sự của chúng là để phá hủy, không phải để xây dựng lên. Chúng ta phải cảnh giác chống lại những sự lừa dối như vậy, phản kháng lại với chúng như người Do Thái đã làm, và không chịu để bị lừa dối bởi những lời nói êm ả và những lời tuyên xưng sai lạc của niềm tin.
English



Trở lại trang chủ Khảo sát Cựu Ước



Sách E-xơ-ra
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries