settings icon
share icon

Sách Gia-cơ

Tác giả: Tác giả của thư tín này là Gia-cơ, còn được gọi là Gia-cơ công chính, người được cho là em trai của Chúa Giê-xu (Ma-thi-ơ 13:55; Mác 6:3). Gia-cơ không phải là tín đồ (tin Chúa) (Giăng 7:3-5) cho đến sau sự sống lại của Chúa Giê-xu (Công vụ 1:14, I Cô-rinh-tô 15:7, Ga-la-ti 1:19). Ông trở thành người lãnh đạo của hội thánh Giê-ru-sa-lem và được đề cập là một cột trụ của hội thánh (Ga-la-ti 2:9)

Thời điểm viết sách: Sách Gia-cơ có thể là sách lâu đời nhất của Tân Ước, sách này có lẽ được viết sớm vào khoảng năm 45 sau Công Nguyên (SCN), trước thời điểm thành lập của hội đồng Giáo hội đầu tiên ở Giê-ru-sa-lem vào năm 50 SCN. Gia-cơ tử vì đạo vào khoảng năm 62 SCN, dựa trên lịch sử gia Jesephus.

Mục đích viết sách: Một số người nghĩ rằng thư tín này được viết đáp lại sự giải thích quá hăng hái trong sự dạy dỗ của Phao-lô liên quan đến đức tin. Quan điểm thái cực này, gọi là thuyết chống luật pháp (antinomianism), cho rằng thông qua đức tin vào Chúa Giê-xu thì một người hoàn toàn được tự do khỏi tất cả các luật lệ của Cựu Ước, mọi pháp lý, mọi luật thế tục, và tất cả các luân lý của xã hội. Sách Gia-cơ hướng trực tiếp đến người Do Thái tin Chúa tản lạc ở giữa các nước (Gia-cơ 1:1). Martin Luther, người rất ghét bức thư này và gọi nó là “thư tín rơm rạ” (the epistle of straw), đã không nhận ra rằng việc dạy dỗ của Gia-cơ làm đầy đủ thêm – không phải là đối lập- việc dạy dỗ của Phao-lô về đức tin. Trong khi việc dạy dỗ của Phao-lô tập trung vào sự công chính với Chúa, việc dạy dỗ của Gia-cơ tập trung vào việc sống thực hành bày tỏ cho sự công chính của Chúa. Gia-cơ viết cho người Do Thái để khích lệ họ tiếp tục tăng trưởng trong đức tin Cơ Đốc mới mẻ này. Gia-cơ nhấn mạnh rằng hành động tốt lành sẽ tự tuôn chảy từ những người được lấp đầy bởi Đức Thánh Linh và đặt ra câu hỏi liệu một ai đó có thể hoặc không thể có đức tin cứu rỗi nếu như trái thánh linh của họ không được nhìn thấy, giống như sự dạy dỗ của Phao-lô mô tả trong Ga-la-ti 5:22-23.

Câu trọng tâm:
Gia-cơ 1:2-3: “Thưa anh chị em của tôi, mỗi khi anh chị em gặp thử thách trăm bề xảy đến cho mình, xin hãy xem tất cả những điều đó như niềm vui, vì biết rằng sự thử thách đức tin anh chị em sinh ra khả năng chịu đựng.” (Bản Dịch Mới 2010).

Gia-cơ 1:19: “Thưa anh chị em yêu dấu,anh chị em phải biết điều nầy: mỗi người phải mau nghe, chậm nói, và chậm giận”

Gia-cơ 2: 17-18: “Đức tin cũng vậy, nếu nó không có các hành động thì chỉ là đức tin chết. Nhưng nếu ai nói, “Bạn có đức tin, còn tôi có hành động.” Hãy chỉ cho tôi đức tin không có hành động của bạn, rồi tôi sẽ chỉ cho bạn đức tin của tôi bằng các hành động của tôi.”

Gia-cơ 3:5: “Cũng vậy, cái lưỡi chỉ là một phần nhỏ của cơ thể, nhưng nó lại khoác lác những việc lớn lao. Hãy xem, một đám rừng lớn biết bao lại có thể bị thiêu rụi bằng một mồi lửa nhỏ.” Gia-cơ 5:16b: “Lời cầu nguyện của người công chính rất quyền năng và linh nghiệm.”

Tóm tắt: sách Gia-cơ phác thảo đức tin thông qua tôn giáo thuần túy (1:1-27), đức tin thuần túy (2:1-3:12) và sự khôn ngoan thuần túy (3:13-5:20). Sách này chứa đựng điểm tương tự nổi bật với bài giảng của Chúa Giê-xu trên núi trong Ma-thi-ơ 5-7. Trong đoạn đầu tiên, Gia-cơ bắt đầu mô tả các đặc trưng khái quát của con đường đức tin. Trong đoạn 2 và đầu đoạn 3, tác giả thảo luận về sự công bằng xã hội và diễn thuyết đức tin trong hành động. Tác giả tiếp tục so sánh và đối chiếu sự khác nhau giữa khôn ngoan đời này và khôn ngoan từ Chúa, bảo chúng ta hãy tránh xa ma quỷ và tiến gần đến với Chúa. Gia-cơ đưa ra sự quở trách gay gắt đối với người giàu tích trữ và những người dựa vào khả năng và nỗ lực bản thân. Cuối cùng tác giả kết thúc với lời động viên cho các tín đồ phải kiễn nhẫn trong sự hoạn nạn, cầu nguyện và chăm sóc cho nhau và nâng đỡ đức tin chúng ta thông qua việc thông công.

Sự kết nối: sách Gia-cơ là sự mô tả cơ bản trong mối liên hệ giữa đức tin và việc làm. Gia-cơ viết thư cho những Cơ Đốc Nhân Do Thái đã bị thấm nhuần bởi kinh luật Môi-se và hệ thống cách thức việc làm của nó đến nỗi mà Gia-cơ phải dành nhiều thời gian để giải thích một chân lý khó đó là không ai được xưng công chính bởi việc làm của luật pháp (Ga-la-ti 2:16). Tác giả công bố với họ rằng thậm chí nếu họ nỗ lực hết sức để tuân giữ tất cả các luật lệ và lễ nghi, thì việc làm điều đó là không thể, và sự vi phạm phần nhỏ nhất trong luật pháp làm họ có tội hết thảy (Gia-cơ 2:10) bởi vì luật pháp là một chủ thể và việc vi phạm một phần của nó là vi phạm tất cả.

Áp dựng thực tiễn: Chúng ta nhìn vào sách Gia-cơ một sự thách thức để trở thành một người trung tín đi theo Chúa Giê-xu, không chỉ việc “nói lời nói” nhưng là “bước đi”. Khi đức tin của chúng ta bước đi, để cho chắc chắn, cần sự khôn ngoan lớn lên về Ngôi Lời, Gia-cơ thúc đẩy chúng ta không dừng ở đó. Nhiều Cơ Đốc Nhân sẽ thấy thư tín này đầy thách thức khi Gia-cơ trình bày 60 mạng lệnh chỉ trong 108 câu. Tác giả tập trung vào chân lý lời dạy của Chúa Giê-xu trong bài giảng trên núi và thúc đẩy chúng ta hành động dựa trên những gì Ngài đã dạy.

Thư tín này cũng đặt ra một điểm rằng một người có thể trở thành một Cơ Đốc Nhân mà vẫn tiếp tục sống trong tội lỗi, không bày tỏ trái của sự công bình. Cũng với “đức tin”, Gia-cơ nói rằng nó cũng được dùng bởi ma quỷ vì nó cũng “tin và run sợ” (Gia-cơ 2:19). Nhưng đức tin đó không thể cứu bởi vì nó không được chứng minh bởi việc làm, điều mà luôn đi đôi với đức tin cứu rỗi thật (Ê-phê-sô 2:10). Việc làm tốt không phải là điều tạo nên sự cứu rỗi, nhưng nó là kết quả của sự cứu rỗi.
English



Trở lại trang chủ tiếng Khảo sát Tân Ước



Sách Gia-cơ
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries