settings icon
share icon
Câu hỏi

Phúc Âm Lu-ca

Trả lời


Trước giả: Phúc Âm Lu-ca không cho chúng ta xác định được trước giả của nó. Từ Lu-ca 1:1-4 and Công Vụ 1:1-3 cho thấy, rõ ràng rằng cùng một trước giả đã viết ra Lu-ca và Công Vụ Các Sứ Đồ, cả hai đều đề cập đến “Thê-ô-phi-lơ quý nhơn”, có thể là một người La Mã có quyền cao chức trọng. Truyền thống từ những ngày đầu tiên nhất của giáo hội cho biết rằng Lu-ca, một bác sỹ và người bạn đồng hành gần gũi của Sứ Đồ Phao-lô, đã viết cả Lu-ca và Công Vụ (Cô-lô-se 4:14; 2 Ti-mô-thê 4:11). Điều này sẽ khiến Lu-ca trở nên người ngoại duy nhất viết nên bất cứ sách nào của Kinh Thánh.

Thời điểm viết ra: Phúc Âm Lu-ca có thể đã được viết ra giữa năm 58 và 65 Sau Công Nguyên.

Mục đích viết: Như với hai sách phúc âm cộng quan khác—Ma-thi-ơ và Mác—mục đích của sách này là để bày tỏ Chúa Giê-xu Cơ Đốc và tất cả những gì Ngài “đã bắt đầu làm và giảng dạy cho tới ngày Ngài được cất lên trời” (Công Vụ 1:1-2). Phúc Âm của Lu-ca là độc đáo ở chỗ nó là một lịch sử được viết tỉ mỉ—một “ký thuật có thứ tự” (Lu-ca 1:3) nhất quán với trí óc về y khoa của Lu-ca —thường cung cấp các chi tiết mà các bản ký thuật khác bỏ qua. Lịch sử về cuộc đời của Đại Danh Y của Lu-ca nhấn mạnh mục vụ của Ngài cho—và lòng trắc ẩn đối với—dân ngoại, dân Sa-ma-ri, phụ nữ, trẻ em, người thâu thuế, tội nhân, và những người khác bị xem là những kẻ ngoài lề xã hội ở Y-sơ-ra-ên.

Câu Kinh Thánh then chốt:

Lu-ca 2:4-7: “Vì Giô-sép là dòng dõi nhà Đa-vít, cho nên cũng từ thành Na-xa-rét, xứ Ga-li-lê, lên thành Đa-vít, gọi là Bết-lê-hem, xứ Giu-đê,để khai vào sổ tên mình và tên Ma-ri, là người đã hứa gả cho mình đương có thai. Đang khi hai người ở nơi đó, thì ngày sanh đẻ của Ma-ri đã đến. Người sanh con trai đầu lòng, lấy khăn bọc con mình, đặt nằm trong máng cỏ, vì nhà quán không có đủ chỗ ở.”

Lu-ca 3:16, "nên Giăng cất tiếng nói cùng mọi người rằng: Phần ta làm phép báp-tem cho các ngươi bằng nước; song có một Đấng quyền phép hơn ta sẽ đến, ta không đáng mở dây giày Ngài. Chính Ngài sẽ làm phép báp-tem cho các ngươi bằng Đức Thánh Linh và bằng lửa.”

Lu-ca 4:18-19, 21: “‘Thần của Chúa ngự trên ta: Vì Ngài đã xức dầu cho ta đặng truyền Tin Lành cho kẻ nghèo; Ngài đã sai ta để rao cho kẻ bị cầm được tha, Kẻ mù được sáng, Kẻ bị hà hiếp được tự do; Và để đồn ra năm lành của Chúa.” “Ngài bèn phán rằng: Hôm nay đã được ứng nghiệm lời Kinh Thánh mà các ngươi mới vừa nghe đó.” Lu-ca 18:31-32: “Kế đó, Đức Chúa Jêsus đem mười hai sứ đồ riêng ra mà phán rằng: Nầy, chúng ta lên thành Giê-ru-sa-lem, mọi điều mà các đấng tiên tri đã chép về Con người sẽ ứng nghiệm. Vì Ngài sẽ bị nộp cho dân ngoại; họ sẽ nhạo báng Ngài, mắng nhiếc Ngài, nhổ trên Ngài, sau khi đánh đòn rồi, thì giết Ngài đi; đến ngày thứ ba, Ngài sẽ sống lại.” Lu-ca 23:33-34: "Khi đến một chỗ gọi là Đồi Sọ, họ đóng đinh Ngài trên cây thập tự tại đó, cùng hai tên trộm cướp, một tên bên hữu Ngài, một tên bên tả. Song Đức Chúa Jêsus cầu rằng: ‘Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết mình làm điều gì’.” Lu-ca 24:1-3: "Ngày thứ nhứt trong tuần lễ, khi mờ sáng, các người đàn bà ấy lấy thuốc thơm đã sửa soạn đem đến mồ Ngài. Họ thấy hòn đá đã lăn khỏi cửa mồ; nhưng bước vào, không thấy xác Đức Chúa Jêsus.”

Tóm lược: Được gọi là cuốn sách hay nhất từng được viết ra, Lu-ca bắt đầu bằng cách kể cho chúng ta về cha mẹ của Chúa Giê-xu; sự ra đời của người bà con của Ngài là Giăng Báp-tít; chuyến đi của Ma-ri và Giô-sép lên thành Bết-lê-hem, nơi Chúa Giê-xu được sanh ra trong một máng cỏ; và phả hệ của Đấng Cơ Đốc qua Ma-ri. Chức vụ công khai của Chúa Giê-xu bày tỏ lòng thương xót và sự tha thứ trọn vẹn của Ngài qua các câu chuyện về người con trai hoang đàng, người giàu và La-xa-rơ, và người Sa-ma-ri nhơn lành. Trong khi nhiều người tin vào tình yêu thương không thiên vị này vốn vượt qua tất cả các giới hạn của con người, nhiều người khác—đặc biệt là những nhà lãnh đạo tôn giáo—thách thức và chống đối những tuyên bố của Chúa Giê-xu. Những môn đồ của Đấng Cơ Đốc được khích lệ tính đến cái giá phải trả của việc làm môn đồ của Chúa, trong khi những kẻ thù của Ngài cố tìm cách giết Ngài trên thập tự giá. Cuối cùng, Chúa Giê-xu bị phản bội, bị kết án, bị xét xử, và bị đóng đinh trên thập tự giá. Nhưng mộ phần không thể giữ được Ngài! Sự Sống Lại của Ngài đảm bảo sự tiếp tục của chức vụ Ngài là kiếm tìm và cứu những kẻ bị lạc mất.

Những nối kết: Là một người dân ngoại, những tham chiếu của Lu-ca với Cựu Ước là tương đối ít so với phúc âm của Ma-thi-ơ, và hầu hết các tham khảo đến Cựu Ước là những lời được nói bởi Chúa Giê-xu hơn là lời tường thuật của Lu-ca. Chúa Giê-xu đã sử dụng Cựu Ước để chống trả lại những tấn công của Satan, trả lời nó với “Như có chép rằng” (Lu-ca 4:1-13); đồng nhất chính Ngài với Đấng Mê-si được hứa ban (Lu-ca 4:17-21); nhắc người Pha-ri-si về sự bất năng của họ để giữ Luật Pháp và nhu cầu của họ cần đến một Đấng Cứu Rỗi (Lu-ca 10:25-28, 18:18-27); và làm bẽ mặt những hiểu biết của họ khi họ cố gắng gài bẫy và dùng mưu mẹo để khiến Ngài mắc mưu (Lu-ca 20).

Áp dụng thực tiễn: Lu-ca cho chúng ta một bức chân dung tuyệt đẹp về Đấng Cứu Thế đầy lòng trắc ẩn của chúng ta. Chúa Giê-xu đã không bị người nghèo và kẻ thiếu thốn làm mất tầm quan trọng; thật ra, họ là tiêu điểm chính của chức vụ Ngài. Y-sơ-ra-ên ở thời điểm Chúa Giê-xu là một xã hội rất ý thức về giai cấp. Kẻ yếu và kẻ bị chà đạp về nghĩa đen đã vô năng để cải thiện số phận của họ trong cuộc đời và đã đặc biệt cởi mở đối với sứ điệp “nước Đức Chúa Trời đến gần các ngươi” (Lu-ca 10:9). Đây là một sứ điệp chúng ta phải mang đến với những người xung quanh chúng ta, những người cần nghe nó một cách tuyệt vọng. Thậm chí trong các quốc gia tương đối giàu có—có lẽ các quốc gia đặc biệt quá giàu có—nhu cầu thuộc linh là rất kinh khủng. Cơ Đốc Nhân phải theo gương Chúa Giê-xu và mang tin lành cứu rỗi đến với những người nghèo khó về thuộc linh. Nước Đức Chúa Trời gần rồi và thời điểm đó trở nên ngắn hơn mỗi ngày.
English



Trở lại trang chủ tiếng Khảo sát Tân Ước



Phúc Âm Lu-ca
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries