Câu hỏi
Tại sạo rất nhiều nhà lãnh đạo Cơ Đốc Nhân bị bắt trong nhiều vụ bê bối?
Trả lời
Đầu tiên, điều quan trọng cần đưa ra là từ “rất nhiều” không là một mô tả chính xác. Dường như là nhiều nhà lãnh đạo Cơ Đốc Nhân bị bắt trong nhiều vụưng đó là bởi sự quan tâm rất lớn mà chính những bê bối này mang đến. Có rất nhiều Cơ Đốc Nhân là những nhà lãnh đạo, mục sư, giáo sư, giáo sĩ, nhà viết sách, và những nhà truyền giáo là những người không hề dính dáng gì đến bê bối. Phần lớn những nhà lãnh đạo Cơ Đốc Nhân là những người đàn ông phụ nữ mến Chúa, chung thủy với người bạn đời và gia đình, và gánh vác những công việc của họ một cách thật thà và trọn vẹn. Những thất bại của một số người không nên dùng để đả kích vào nhân cách của tất cả mọi người.
Việc là như vậy đó, nhưng vẫn có những vấn đề khi mà những bê bối đôi khi xảy ra trong số những người tự xưng là Cơ Đốc Nhân. Những Cơ Đốc Nhân nổi tiếng đã bị sa vào tà dâm hoặc tham gia vào tệ nạn mại dâm. Một số Cơ Đốc Nhân đã bị kết tội về gian lận thuế và các khoản tài chính bất hợp pháp. Tại sao những điều này xảy ra? Có ít nhất 3 cách giải thích quan trọng: 1) Một số người trong họ tự xưng là Cơ Đốc Nhân là những người dối trá không tin, 2) Một số nhà lãnh đạo Cơ Đốc Nhân đã vì địa vị mà dẫn đến kiêu ngạo, và 3) Satan và các thuộc hạ quỷ của nó hung hăng tấn công và cám dỗ những nhà lãnh đạo Cơ Đốc Nhân nhiều hơn bởi vì chúng biết rằng sự bê bối liên quan đến nhà lãnh đạo có thể sự ảnh hưởng nghiêm trọng trên cả Cơ Đốc Nhân và người chưa tin.
1) Một số Cơ Đốc Nhân bị bắt trong những bê bối là những người dối trá chưa đưa cứu và tiên tri giả. Chúa Giê-xu cảnh báo “Các ngươi hãy coi chừng các tiên tri giả, những kẻ đội lốt chiên đến với các ngươi, nhưng bên trong là lang sói hay cắn xé. Các ngươi sẽ biết chúng khi xem trái của chúng” (Ma-thi-ơ 7:15-20). Những tiên tri giả giả dạng thành một đàn ông hay phụ nữ ngoan đạo và có vẻ giống như những nhà lãnh đạo Cơ Đốc Nhân vững chắc. Tuy nhiên, “trái” (bê bối) của chúng cuối cùng sẽ vạch mặt chúng là những người đối nghịch lại với những gì mà chúng đã tuyên bố. Ở đây, chúng đi theo gương của Satan: “Thật chẳng lạ gì, vì chính Sa-tan đã đội lốt một thiên sứ sáng láng. Vì thế chẳng có gì lạ khi những kẻ phục vụ nó cũng đội lốt những người phục vụ sự công chính; đến ngày chung cuộc, họ sẽ chuốc lấy hậu quả của những việc họ làm” (II Cô-rinh-tô 11:14-15).
2) Kinh Thánh làm sáng tỏ rằng “Sự kiêu ngạo đi trước sự bại hoại, sự tự cao đi trước sự sụp đổ” (Châm ngôn 16:18). Gia-cơ 4:6 nhắc nhở chúng ta rằng “Ðức Chúa Trời chống cự kẻ kiêu ngạo, nhưng ban ân sủng cho người khiêm nhường.” Kinh Thánh lặp lại cảnh báo chống lại sự kiêu ngạo. Nhiều nhà lãnh đạo Cơ Đốc Nhân bắt đầu công tác truyền giáo trong tinh thần khiêm nhường và nương cậy vào Chúa, nhưng khi công tác truyền giáo phát triển và lớn mạnh thì họ bị cám dỗ khi dành vinh hiển cho bản thân họ. Một số nhà lãnh đạo Cơ Đốc Nhân chỉ nói đầu môi trót lưỡi thưa chuyện với Chúa nhưng thực ra họ lại cố gắng quản lý và xây dựng công tác truyền giáo theo sức và khôn ngoan riêng của họ. Sự kiêu ngạo này dẫn tới sự sa ngã. Đức Chúa Trời, thông qua tiên tri Ô-sê, cảnh báo rằng “Ta đã đem chúng vào đồng cỏ, để chúng được ăn uống no nê, nhưng khi chúng đã no say, lòng chúng bắt đầu lên mình kiêu ngạo; Thế là chúng đã quên Ta” (Ô-sê 13:6).
3. Satan biết rằng từ việc xúi giục các nhà lãnh đạo Cơ Đốc Nhân dính vào các bê bối thì nó sẽ có sự ảnh hưởng mạnh mẽ. Như là việc ngoại tình của vua Đa-vít với Bát-sê-ba và việc lập mưu giết hại U-ri đã gây ra tổn thất to lớn cho gia đình Đa-vít và toàn bộ đất nước Y-sơ-ra-ên, vì vậy nhiều hội thánh và công tác truyền giáo bị tổn hại và phá hủy bởi sự thất bại trong đạo đức của chính những nhà lãnh đạo. Nhiều Cơ Đốc Nhân bị yếu đi trong đức tin là do nhìn vào sự sa ngã của nhà lãnh đạo. Những người chưa tin sử dụng những sai phạm của những là lãnh đạo “Cơ Đốc Nhân” như là một lý do để từ chối Tin Lành. Satan và các thuộc hạ của nó biết điều đó và vì vậy hướng nhiều hơn sự tấn công của chúng vào những người đang nằm trong vai trò lãnh đạo. Kinh Thánh cảnh báo tất cả chúng ta “Hãy canh phòng và cảnh giác, vì kẻ thù của anh chị em là Ác Quỷ, như sư tử rống đang rình mò quanh anh chị em, tìm kiếm người nào nó có thể ăn nuốt” (I Phi-e-rơ 5:8).
Chúng ta phải phản ứng như thế nào khi một nhà lãnh đạo Cơ Đốc Nhân bị kết tội hoặc bị bắt về sự bê bối? 1) Không nghe hoặc chấp nhận những lời buộc tội khống và không có cơ sở (Châm ngôn 18:8-17; I Ti-mô-thê 5:19). 2) Dùng tiêu chuẩn Kinh Thánh phù hợp để sửa trị những người phạm tội (Ma-thi-ơ 18:15-17; I Cô-rinh-tô 5:20). Nếu tội đó được chứng minh và nghiêm trọng, sự ra khỏi công tác lãnh đạo truyền giáo vĩnh viễn cần được thi hành (I Ti-mô-thê 3:1-13). 3) Tha thứ những người phạm tội (Ê-phê-sô 4:32; Cô-lô-se 3:13), và khi sự ăn năn được chứng minh, phục hồi họ vào sự thông công (Ga-la-ti 6:1; I Phi-e-rơ 4:8) nhưng không phải vào vai trò lãnh đạo. 4) Trung tín cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo của chúng ta. Biết được những vấn đề mà họ đang đối mặt, những cám dỗ họ đang tranh chiến, và những căng thẳng họ phải trải qua, chúng ta nên cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo, xin Chúa thêm sức cho họ, bảo vệ họ, và khích lệ họ. 5) Quan trọng nhất, đặt những sai phạm của nhà lãnh đạo Cơ Đốc Nhân như là sự nhắc nhở về việc đặt đức tin trọn vẹn vào Chúa và chỉ Chúa mà thôi. Chúa không bao giờ làm sai, không bao giờ phạm tội, và không bao giờ nói dối. “Thánh thay, thánh thay, thánh thay là CHÚA các đạo quân; Khắp đất tràn đầy vinh quang Ngài!” (Ê-sai 6:3)
English
Tại sạo rất nhiều nhà lãnh đạo Cơ Đốc Nhân bị bắt trong nhiều vụ bê bối?