Câu hỏi
Bốn kỵ binh của Sự Mặc Khải) là ai?
Trả lời
bốn kỵ binh của Sự Mặc Khải được miêu trả trong chương 6, câu 1-8 của sách Khải huyền. Bốn kỵ binh tượng trưng cho bốn sự kiện khác nhau sẽ xảy ra vào thời kỳ cuối. Kỵ binh thứ nhất được nhắc đến trong Khải huyền 6:2: “tôi thấy một con ngựa trắng, và người cỡi ngựa có một cây cung và được ban cho một mão chiến thắng; người ấy đi ra chinh phục để chiến thắng.” Kỵ binh thứ nhất có thể để ám chỉ kẻ chống Chúa, được trao cho quyền hành và sẽ khuất phục tất cả những ai đối nghịch. Kẻ chống Chúa là bản sao giả của Đấng Christ thật sẽ đến trên một con ngựa trắng (Khải huyền 19:11-16).
Kỵ binh thứ hai của Sự Mặc Khải xuất hiện trong Khải huyền 6:4, “Bấy giờ có một con ngựa khác, đỏ như lửa, đi ra. Người cỡi ngựa được ban cho quyền cất đi hòa bình trên đất, khiến người ta giết hại lẫn nhau, và người ấy được ban cho một thanh gươm lớn.” Kỵ binh thứ hai ám chỉ đến chiến tranh khủng khiếp sẽ xảy ra vào thời kỳ cuối. Kỵ binh thứ ba được miêu ta trong Khải huyền 6:5-6, “…tôi thấy một con ngựa ô (đen), và người cỡi ngựa có một cái cân trong tay. Tôi lại nghe có tiếng giữa bốn Sinh Vật nói rằng, ‘Một lon lúa mì giá một đơ-na-ri, ba lon lúa mạch giá một đơ-na-ri, nhưng chớ làm tổn thất dầu và rượu!’” Kỵ binh thứ ba của Sự Mặc Khải ám chỉ một đại dịch lớn sẽ xảy ra, có thể là kết quả của các cuộc chiến từ kỵ binh thứ hai.
Kỵ binh thứ tư được miêu tả trong Khải huyền 6:8, “Kìa, tôi thấy một con ngựa xanh xám.
Người cỡi ngựa tên là Sự Chết, cũng có Âm Phủ theo sau hắn. Chúng được ban cho quyền hành trên một phần tư trái đất, để giết hại người ta bằng gươm đao, nạn đói, ôn dịch, và thú dữ trên đất.” Kỵ binh thứ tư là biểu trưng của cái chết và sự hủy diệt. Đây dường như là sự kết hợp của các kỵ binh trước. Kỵ binh thứ tư sẽ mang đến nhiều hơn nữa chiến tranh và nạn đói khủng khiếp, thiên tai và bệnh dịch. Kỳ lạ, và có lẽ thật khủng khiếp, làm sao khi mà bốn kỵ binh này chỉ là “tiền thân” của sự đoán phạt còn dữ dội hơn đến trong thời kỳ đại nạn (Khải huyền chương 8-9 và 16).
English
Bốn kỵ binh của Sự Mặc Khải) là ai?