settings icon
share icon
Câu hỏi

Ý nghĩa và mục đích của những sự cám dỗ Chúa Giê-su là gì?

Trả lời


Sau khi chịu báp-tem, Chúa Giê-su đã "được Chúa Thánh Linh đưa vào trong đồng vắng, tại đó Ngài bị ma quỷ cám dỗ trong bốn mươi ngày" (Lu-ca 4:1-2). Ba cám dỗ trong đồng vắng là một nỗ lực nhằm cám dỗ lòng trung thành của Chúa Giêsu khỏi Đức Chúa Trời để đến với Satan. Chúng ta thấy một sự cám dỗ tương tự trong Ma-thi-ơ 16:21-23 ở đó Sa-tan, qua Phi-e-rơ, cám dỗ Chúa Giê-su từ bỏ thập tự giá là điều mà Ngài đã dự định. Lu-ca 4:13 cho chúng ta biết rằng sau những cám dỗ trong đồng vắng, Satan "tạm rời xa Ngài cho đến thời điểm thuận lợi" nó dường như chỉ ra rằng Chúa Giêsu còn tiếp tục bị Satan cám dỗ, mặc dù các sự kiện khác nữa không được chép lại. Điểm quan trọng là, bất chấp những cám dỗ khác nhau, Ngài đã không phạm tội.

Đức Chúa Trời có một mục đích để cho phép Chúa Giêsu bị cám dỗ trong đồng vắng là rõ ràng qua việc bày tỏ "được Chúa Thánh Linh đưa vào trong đồng vắng." Với một mục đích nhằm đảm bảo rằng chúng ta có một thầy tế lễ thượng phẩm là người có thể cảm thông với chúng ta trong chính mọi sự yếu kém và yếu đuối của chúng ta (Hêbơrơ 4:15), bởi vì Ngài đã bị cám dỗ trong mọi việc cũng như chúng ta bị cám dỗ. Nhân tánh của Chúa chúng ta tạo khả năng cho Ngài cảm thông với những yếu đuối của chúng ta, bởi vì Ngài cũng đã chịu sự yếu đuối. "Vả, vì chính mình Ngài chịu khổ trong khi bị cám dỗ, nên có thể cứu những kẻ bị cám dỗ vậy" (Hêbơrơ 2:18). Từ Hy Lạp dịch "cám dỗ" ở đây có nghĩa là "để đưa vào thử nghiệm." Vì vậy, khi chúng ta được đưa vào thử nghiệm và nỗ lực trong những hoàn cảnh của cuộc sống, chúng ta có thể tin chắc rằng Chúa Giê-su thấu hiểu và đồng cảm như một người đã trãi qua những thử nghiệm tương tự.

Những cám dỗ của Chúa Giêsu đều theo ba kiểu mẫu chung cho tất cả mọi người. Sự cám dỗ thứ nhất liên quan đến sự mê tham của xác thịt (Ma-thi-ơ 4:3-4), trong đó bao gồm mọi cách thức của những ham muốn vật chất. Chúa của chúng ta đang đói, và ma quỷ cám dỗ Ngài để hóa đá thành bánh, nhưng Ngài trả lời bằng cách trích dẫn Phục Truyền Luật Lệ Ký 8:3. Cám dỗ thứ hai liên quan đến sự kiêu ngạo của đời (Ma-thi-ơ 4:5-7), và ở đây ma quỷ cố gắng sử dụng một đoạn Kinh Thánh để chống lại Ngài (Thi Thiên 91:11-12), nhưng Chúa đã đáp lại bằng Kinh Thánh đối ngược lại (Phục Truyền Luật Lệ Ký 6:16), cho biết rằng sẽ là sai lầm nếu Ngai lạm dụng quyền hạn của chính Ngài.

Cám dỗ thứ ba liên quan đến sự mê tham của mắt (Ma-thi-ơ 4: 8-10), và nếu có lộ trình nào nhanh chóng để có thể trở thành Vị Cứu Tinh, bằng việc bỏ qua cuộc khổ nạn và sự đóng đinh như Ngài đã khởi đầu đến, thì đây sẽ là con đường. Ma quỉ đã kiểm soát trên các nước của thế gian (Ê-phê-sô 2:2), nhưng nó đã sẵn sàng dâng tất cả mọi thứ cho Đấng Christ để đổi lấy sự trung thành của Ngài. Gần như chỉ là sự suy nghĩ là nguyên cớ để thần tánh của Chúa bị chao đảo, và Ngài trả lời mạnh mẽ, "Ngươi phải thờ phượng Chúa là Đức Chúa Trời ngươi, và chỉ hầu việc một mình Ngài mà thôi" (Ma-thi-ơ 4:10; Phục Truyền Luật Lệ Ký 6:13).

Có rất nhiều cám dỗ mà chúng ta rơi vào bởi vì bản chất xác thịt của chúng ta là yếu đuối, nhưng chúng ta có một Đức Chúa Trời sẽ không để chúng ta bị cám dỗ quá những gì chúng ta có thể chịu đựng; Ngài sẽ mở ra cho một lối thoát (1 Cô-rinh-tô 10:13). Do đó chúng ta có thể chiến thắng và cảm tạ Chúa vì giải thoát chúng ta khỏi sự cám dỗ. Sự từng trãi của Chúa Giêsu trong đồng vắng giúp chúng ta nhìn thấy được những cám dỗ phổ biến mà điều đó kiềm giữ chúng ta ra khỏi sự hầu việc Chúa một cách hiệu quả.

Hơn nữa, chúng ta học được từ phản ứng của Chúa Giêsu đối với những cám dỗ để chúng ta phản ứng lại chính xác như thế nào - bằng Kinh Thánh. Những thế lực của cái ác đến với chúng ta với vô số cám dỗ, nhưng tất cả chúng đều có chung ba điểm cốt lõi: mê tham của mắt, mê tham của xác thịt, và sự kiêu ngạo của đời (1 Giăng 2:16). Chúng ta chỉ có thể nhận biết và chống lại những cám dỗ bằng cách bão hòa tấm lòng và tâm trí của chúng ta với lẽ thật. Áo giáp của một người lính Cơ Đốc trong cuộc chiến tâm linh chỉ bao gồm một vũ khí tấn công, cầm gươm của Thánh Linh là Lời của Đức Chúa Trời (Ê-phê-sô 6:17). Sự hiểu biết Kinh Thánh mật thiết sẽ đặt thanh kiếm vào trong tay của chúng ta và cho phép chúng ta chiến thắng được mọi cám dỗ.

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Ý nghĩa và mục đích của những sự cám dỗ Chúa Giê-su là gì?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries