Câu hỏi
Việc Chúa Giê-su đến trong hình dạng xác thịt tội lỗi có nghĩa là gì?
Trả lời
lời Chúa trong sách Rô-ma 8:3-4 chép “Vì điều chi luật pháp không làm nổi, tại xác thịt làm cho luật pháp ra yếu đuối, thì Đức Chúa Trời đã làm rồi: Ngài đã vì cớ tội lỗi sai chính Con mình lấy xác thịt giống như xác thịt tội lỗi chúng ta, và đã đoán phạt tội lỗi trong xác thịt, 4 hầu cho sự công bình mà luật pháp buộc phải làm được trọn trong chúng ta, là kẻ chẳng noi theo xác thịt, nhưng noi theo Thánh Linh”. Để hiểu ý nghĩa của việc Chúa Giê-su đến “trong hình dạng xác thịt tội lỗi”, chúng ta cần xác định một vài thuật ngữ.
Khi Kinh Thánh đề cập đến “xác thịt” (Giăng 6:63; Rô-ma 8:8), nó thường có nghĩa là xu hướng phạm tội của con người mà tất cả chúng ta đều thừa hưởng từ A-đam (Rô-ma 5:12). Khi A-đam và Ê-va chọn cách chống lại điều răn của Đức Chúa Trời, họ đã trở nên “xác thịt tội lỗi”. Vào lúc đó, tội lỗi đã bước vào thế gian hoàn hảo của Chúa và bắt đầu làm hỏng mọi thứ (Sáng thế ký 3). Kể từ khi mỗi con người đến từ A-đam, tất cả chúng ta đều thừa hưởng bản chất sa ngã của ông. Vì vậy, mỗi người được sinh ra là một tội nhân (Rô-ma 3:10, 23).
Từ giống nhau có nhĩa là “tương đồng” hoặc “trạng thái giống như một thứ khác.” Một hình ảnh giống nhau hay không giống nhau về bản chất, nhưng nó giống nhau về ngoại hình. Hình ảnh giống nhau là một sự đại diện của bản gốc. Ví dụ, những hình tượng được tạo ra giống như chim chóc, thú vật và các tạo vật (Rô-ma 1:22-23; Xuất Ê-díp- tô Ký 20:4-5). Một bức ảnh chụp là một sự giống nhau. Phi-líp 2:6-8 mô tả Chúa Giê-su gạt bỏ những đặt quyền thiêng liêng của Ngài với tư cách là Đức Chúa Trời để nhận lấy hình dạng của con người mà Ngài đã tạo ra (xem thêm Giăng 1:3). Tuy nhiên, Chúa Giê-su không có cha trần thế, vì vậy Ngài không thừa hưởng bản chất tội lỗi như tất cả những người khác (Lu-ca 1:35). Ngài đã mang lấy xác thịt con người, nhưng vẫn giữ được thần tính trọn vẹn của mình. Ngài đã sống cuộc đời mà chúng ta đang sống, đã đau khổ như khi chúng ta đau khổ, học hỏi và trưởng thành như chúng ta học hỏi và trưởng thành, nhưng Ngài đã làm tất cả mà không có tội lỗi (Hê-bơ-rơ 4:15; 5:7-8). Bởi vì Đức Chúa Trời là Cha của Ngài, Ngài chỉ sống giống như xác thịt tội lỗi. Chúa Giê-su thừa hưởng xác thịt từ mẹ của Ngài, Ma-ri. Nhưng không thừa hưởng tội lỗi từ Giô- sép.
Chúa Giê-su đã trở thành con người để thay thế chúng ta. Trong xác thịt, Ngài đã phải chịu đựng nỗi đau thể xác, bị khước từ về mặt tình cảm và bị xa cách về mặt tâm linh khỏi Đức Chúa Trời (Ma-thi-ơ 27:46; Mác 15:34). Ngài đã sống cuộc sống mà con người đang sống, nhưng Ngài đã làm như vậy theo cách mà chúng ta phải sống—trong mối thông công hoàn hảo với Đức Chúa Trời thánh khiết (Giăng 8:29). Bởi vì Ngài đến trong hình dạng xác thịt tội lỗi, nên Ngài có thể tự giới thiệu mình là của lễ cuối cùng đủ để trả giá cho tội lỗi của cả nhân loại (Giăng 10:18; Hê-bơ-rơ 9:11–15).
Để nhận được món quà tha thứ hoàn toàn từ Đức Chúa Trời, mỗi người phải để Chúa Giêsu thay thế mình. Điều đó có nghĩa là chúng ta đến với Ngài bằng đức tin, nhận biết rằng, vì Ngài đến trong hình dạng xác thịt tội lỗi, chịu đóng đinh và gánh lấy tội lỗi của thế gian, nên tội lỗi của chúng ta có thể được trả trọn vẹn (2 Cô-rinh-tô 5:21). Xác thịt tội lỗi của chính chúng ta bị đóng đinh với Ngài để chúng ta được tự do đi theo Thánh Linh trong sự vâng phục hoàn toàn đối với Đức Chúa Trời (Rô-ma 6:6-11; Ga-la-ti 2:20). Cơ Đốc nhân là những người được ghi nhận có cái chết và sự phục sinh của Đấng Christ, nhờ đó, được xóa sạch món nợ mà chúng ta nợ Đức Chúa Trời (Cô-lô-se 2:14). Vì sự tha thứ hoàn toàn này, các Cơ Đốc nhân hàng ngày tự coi mình đã chết đối với xác thịt tội lỗi của mình. Vì Đấng Christ đã chiến thắng tội lỗi và sự chết trong xác thit của Ngài, chúng ta có thể sống bằng quyền năng của Thánh Linh Ngài, Đấng sẽ chiến thắng tội lỗi và sự chết trong tất cả những ai tin nhận vào Đấng Christ (Ga-la-ti 5:16, 25; Rô-ma 8:37).
English
Việc Chúa Giê-su đến trong hình dạng xác thịt tội lỗi có nghĩa là gì?