settings icon
share icon
Câu hỏi

Đức Chúa Trời có cám dỗ làm chúng ta phạm tội không?

Trả lời


Trong Sáng thế kí 22:1, từ “thử (cám dỗ?)” trong tiếng Hê-bơ-rơ được dịch từ “nasah”, có nghĩa là: “kiểm tra, thử, thử nghiệm, cám dỗ, khảo nghiệm, đưa vào kiểm chứng hay kiểm tra.” Vì nó có nhiều nghĩa tương đồng (hay gần nghĩa), nên chúng ta phải xem xét ngữ cảnh và so sánh với các phân đoạn khác. Khi chúng to đọc toàn bộ sự kiện này, chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời không có ý định để cho Áp-ram hoàn thành việc dâng Y-sác làm sinh tế. Tuy nhiên, Áp-ram không hề biết gì về điều đó và sẵn sàng vâng theo mạng lệnh của Đức Chúa Trời, ông biết rằng nếu Đức Chúa Trời thực sự yêu cầu ông làm như vậy, Ngài cũng có thể khiến Y-sác sống lại dầu đã chết (Hê-bơ-rơ 11:17-19). Phân đoạn trong Hê-bơ-rơ dùng bản dịch tốt hơn “bị thử thách” thay vì nói rằng ông “bị cám dỗ”. Vì thế, có thể kết luận rằng trong Sáng Thế kí 22:1 từ “cám dỗ” trong tiếng Hê-bơ-rơ có nghĩa là thử thách hoặc đánh giá điều gì đó.

Gia-cơ 1:13 cho chúng ta nguyên tắc hướng dẫn: không ai có quyền được nói rằng ấy là Đức Chúa Trời cám dỗ tôi. “Ấy là Đức Chúa Trời” là từ cần thiết để chúng ta hiểu câu này, bởi vì nó cho thấy nguồn gốc của một điều gì đó. Cám dỗ phạm tội không bắt nguồn từ Đức Chúa Trời. Gia-cơ kết luận: Đức Chúa Trười không bị cám dỗ bởi điều ác và Đức Chúa Trời không cám dỗ bất kì ai phạm tội.

Một từ quan trọng khác trong phần thảo luận này được tìm thấy trong Gia-cơ 1:2, 3 – “Hỡi anh em, hãy coi sự thử thách trăm bề thoạt đến cho anh em như là điều vui mừng trọn vẹn, vì biết rằng sự thử thách đức tin anh em sanh ra sự nhịn nhục.” Trong tiếng Hy Lạp từ “thử thách” dùng để nói về những khó khăn, hoặc điều gì đó phá vỡ sự bình an, niềm an ủi, niềm vui và hạnh phúc trong đời sống một ai đó. Dạng động trong từ này có nghĩa là “đặt để một người, hoặc một vật nào đó vào sự thử nghiệm”, với mục đích để khám phá bản tính của một người hoặc phẩm chất của vật đó. Đức Chúa Trời mang thử thách đến để thử nghiệm và gia thêm sức mạnh và phẩm chất đức tin của một người và nhằm chứng minh giá trị của nó (câu 2-12). Vì thế, theo Gia-cơ, khi chúng ta đối diện với cám dỗ, mục đích của Đức Chúa Trời là để thử nghiệm đức tin của chúng ta và để sinh ra phẩm chất. Đó là một động cơ cao, đẹp và quý trọng.

Có những cám dỗ nào được tạo ra để làm chúng ta thất bại không? Có, nhưng nó không đến từ Đức Chúa Trời, nó đến từ Sa-tan (Ma-thi-ơ 4:1), các thần dữ của nó (Ê-phê-sô 6:12), hoặc từ chính chúng ta (Rô-ma 13:14; Ga-la-ti 5:13). Đức Chúa Trời cho phép những sự đó xảy ra trên chúng ta, nhưng nó không mang lại lợi ích cho chúng ta. Đức Chúa Trời phán với Áp-ram dâng Y-sác – cám dỗ này không có ý định làm cho Áp-ram phạm tội. English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Đức Chúa Trời có cám dỗ làm chúng ta phạm tội không?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries