settings icon
share icon
Câu hỏi

Đức Chúa Trời toàn năng nghĩa là gì?

Trả lời


Từ omnipotent (vô sở bất năng) hợp thành từ omni- nghĩa là “tất cả” và potent nghĩa là “quyền năng”. Như với các thuộc tính vô sở bất tri (omniscience) và vô sở bất tại (omnipresence), do đó mà, nếu Đức Chúa Trời là vô hạn, và nếu Ngài toàn quyền tể trị, mà chúng ta biết Ngài là như thế, thì Ngài cũng phải vô sở bất năng. Ngài có tất cả quyền năng trên mọi sự ở mọi lúc và trong mọi phương diện.

Gióp nói về quyền năng của Đức Chúa Trời trong Gióp 42:2: “Tôi biết rằng Chúa có thể làm được mọi sự, Chẳng có ý chỉ nào Chúa lấy làm khó lắm.” Gióp thừa nhận sự vô sở bất năng của Đức Chúa Trời trong việc thực hiện các kế hoạch của Ngài. Môi-se cũng đã được Đức Chúa Trời nhắc nhở rằng Ngài có tất cả năng quyền để hoàn thành các mục đích của Ngài liên quan đến dân Y-sơ-ra-ên: “Đức Giê-hô-va phán cùng Môi-se rằng: Tay của Đức Giê-hô-va đã vắn lại sao? Ngươi sẽ xem thử điều ta đã phán cùng ngươi có xảy đến hay chăng.”

Chẳng ở đâu sự toàn năng của Đức Chúa Trời được thấy rõ ràng hơn trong sự sáng thế. Đức Chúa Trời phán, “Phải có …” thì có như vậy (Sáng 1:3,6,9,…). Con người cần công cụ và vật liệu để sáng tạo; Đức Chúa Trời đơn giản chỉ phán, và bởi quyền năng của lời Ngài, muôn vật đã được tạo nên từ hư vô. “Các từng trời được làm nên bởi lời Đức Giê-hô-va, Cả cơ binh trời bởi hơi thở của miệng Ngài mà có.” (Thi Thiên 33:6).

Quyền năng của Đức Chúa Trời cũng được thấy trong sự bảo tồn muôn vật của Ngài. Mọi sự sống trên đất sẽ tiêu mất nếu không bởi sự quan phòng liên tục của Đức Chúa Trời đối với mọi thứ chúng ta cần cho thức ăn, quần áo và chỗ trú ngụ, tất cả từ những nguồn lực có thể làm mới lại được duy trì bởi quyền năng Ngài như Đấng giữ gìn con người và các loài thú (Thi Thiên 36:6). Biển phủ lấp hầu hết trái đất, và chúng ta bất năng trên nó, nó cũng sẽ tràn lấp chúng ta nếu Đức Chúa Trời đã không định rõ các giới hạn của nó (Gióp 38:8-11).

Sự toàn năng của Đức Chúa Trời mở rộng ra với các chính quyền và các nhà lãnh đạo (Đa-ni-ên 2:21), như Ngài hạn chế họ hay để họ đi theo đường mình theo các kế hoạch và mục đích của Ngài. Quyền năng của Ngài là không giới hạn liên quan đến Satan và các quỷ sứ của nó. Sự tấn công của Satan trên Gióp đã bị giới hạn trong những hành động nhất định mà thôi. Nó đã bị kiềm giữ bởi quyền năng vô hạn của Đức Chúa Trời ( Gióp 1:12, 2:6). Chúa Giê-xu cũng đã nhắc nhở Phi-lát rằng ông không có quyền gì trên Ngài nếu trước đó nó đã không được ban cho ông bởi Đức Chúa Trời toàn năng (Giăng 19:11).

Là Đấng toàn năng (vô sở bất tại), Đức Chúa Trời có thể làm được bất cứ điều gì. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là Đức Chúa Trời mất sự toàn năng của mình khi Kinh Thánh nói rằng Ngài không thể làm được một số điều nhất định. Lấy ví dụ, Hê-bơ-rơ 6:18 nói rằng Ngài không thể nói dối. Điều đó không có nghĩa Ngài thiếu năng quyền để nói dối, nhưng nghĩa là Đức Chúa Trời chọn không nói dối hiệp theo sự trọn vẹn về đạo đức của chính Ngài. Cũng tương tự như thế, mặc dầu Ngài là toàn năng và ghét điều ác, Ngài cho phép cái ác xảy ra, theo mục đích tốt lành của Ngài, Ngài dùng một số sự kiện ác nhất định để cho phép những mục đích của Ngài được bày tỏ ra, như khi điều ác lớn nhất trong tất cả những điều ác đã xảy ra – sự giết Chiên Con trọn vẹn, thánh khiết, vô tội của Đức Chúa Trời cho sự cứu chuộc của nhân loại.

Là Đức Chúa Trời hiện thân, Chúa Giê-xu Cơ Đốc cũng toàn năng. Năng quyền Ngài được thấy trong các phép lạ Ngài đã thực hiện – vô số sự chữa binh của Ngài, sự cho năm ngàn người ăn (Mác 6:30-44), sự làm lặng bão tố (Mác 4:37-41), và sự thể hiện tột bật (“tối hậu”) năng quyền, kêu La-xa-rơ và con gái của Giai-ru sống lại từ kẻ chết (Giăng 11:38-44, Mác 5:35-43), một ví dụ về sự kiểm soát của Ngài trên sự sống và sự chết. Sự chết là nguyên nhân trên hết mà Chúa Giê-xu đã đến – để hủy diệt nó (1 Cô-rinh-tô 15:22, Hê-bơ-rơ 2:14) và để mang tội nhân vào một mối liên hệ đúng đắn với Đức Chúa Trời. Chúa Giê-xu phán rõ rằng Ngài có quyền năng để hy sinh sự sống của Ngài cũng như quyền năng để có lại sự sống đó, một sự kiện mà Ngài đã nói phúng dụ khi phán về đền thờ Giê-ru-sa-lem (Giăng 2:19). Ngài đã có quyền năng để triệu mười hai đạo thiên sứ đến cứu Ngài trong khi Ngài chịu thử thách, nếu cần (Ma-thi-ơ 26:53), nhưng Ngài dâng chính mình Ngài trong sự khiêm nhượng để thay thế cho những người khác (Phi-líp 2:1-11).

Sự huyền nhiệm lớn nhất là quyền năng này có thể được chia sẻ bởi những người tin, là những người được hiệp nhất với Đức Chúa Trời trong Chúa Giê-xu Cơ Đốc. Phao-lô nói, “Vì vậy, tôi rất vui mừng tự hào về những yếu đuối của tôi, để sức mạnh của Đấng Christ ở trong tôi” (2 Cô-rinh-tô 12:9b). Quyền năng của Đức Chúa Trời được tôn cao trong chúng ta nhất khi những yếu đuối của chúng ta là lớn nhất bởi vì Ngài “bởi quyền lực cảm động trong chúng ta, có thể làm trổi hơn vô cùng mọi việc chúng ta cầu xin hoặc suy tưởng” (Ê-phê-sô 3:20). Chính quyền năng của Đức Chúa Trời tiếp tục giữ chúng ta trong một trạng thái của ân điển bất chấp tội lỗi của chúng ta (2 Ti-mô-thê 1:12), và bởi quyền năng của Ngài chúng ta được gìn giữ khỏi vấp ngã (Giu-đe 24). Quyền năng của Ngài sẽ được tuyên rao bởi toàn thể cõi trời suốt cả cõi đời đời (Khải 19:1). Nguyện đó là lời cầu nguyện không ngừng của chúng ta! English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Đức Chúa Trời toàn năng nghĩa là gì?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries