Câu hỏi
Tại sao Chúa lại làm cho Pha-ra-ôn cứng lòng?
Trả lời
Trong sách Xuất Ê-díp-tô 7:3-4 nói rằng, “Ta sẽ làm cho Pha-ra-ôn cứng lòng, và thêm nhiều dấu lạ phép kỳ của ta trong xứ Ê-díp-tô. Nhưng Pha-ra-ôn sẽ chẳng nghe các ngươi đâu; ta sẽ tra tay vào đất Ê-díp-tô, dùng những sự đoán phạt nặng nề, đặng rút khỏi xứ đó các quân đội ta, là dân Y-sơ-ra-ên.” Có vẻ như Chúa không công bằng khi Ngài làm cho Pha-ra-ôn cứng lòng rồi sau đó lại trừng phạt Pha-ra-ôn và dân Ê-díp-tô vì điều ông đã quyết định lúc ông cứng lòng. Tại sao Chúa lại làm cho Pha-ra-ôn cứng lòng chỉ để Ngài có thể đoán phạt Ê-díp-tô khốc liệt hơn với nhiều tai vạ như vậy?
Trước tiên, Pha-ra-ôn không phải là một người vô tội hay là một người tin kính. Ông là một bạo chúa hung ác giám sát việc hành hạ và đàn áp dân Y-sơ-ra-ên một cách khủng khiếp, là người cai quản hơn 1.5 triệu người lúc đó. Các vị vua Ai Cập đã bắt dân Y-sơ-ra-ên làm nô lệ trong 400 năm. Vị vua Ai Cập trước đó – có thể là vị vua đang được đề cập – đã ra lệnh giết hết tất cả em bé trai người Y-sơ-ra-ên lúc mới lọt lòng mẹ (Xuất Ê-díp-tô 1:16). Vị vua Ai Cập mà Chúa đã làm cho cứng lòng là một người độc ác, và quốc gia mà ông cai trị cũng đồng tình với việc làm của ông, hay ít nhất cũng không phản đối những hành động độc ác của ông.
Thứ hai, trước khi những tai vạ đầu tiên xảy ra, Pha-ra-ôn đã cứng lòng không để cho dân Y-sơ-ra-ên đi. “Pha-ra-ôn trở nên cứng lòng” (Xuất 7:13; 22; 8:19). “Nhưng Pha-ra-ôn thấy được khỏi nạn, bèn rắn lòng” (Xuất 8:15). “Nhưng lần nầy, Pha-ra-ôn lại cứng lòng nữa” (Xuất 8:32). Pha-ra-ôn có thể đã giúp cho dân Ê-díp-tô thoát khỏi mọi tai vạ nếu như ông không cứng lòng. Chúa đã cảnh báo Pha-ra-ôn nhiều lần về sự đoán phạt sắp đến. Nhưng Pha-ra-ôn đã chọn sự đoán phạt cho chính mình và quốc gia của ông bởi sự cứng lòng chống lại mạng lệnh của Chúa.
Vì sự cứng lòng của Pha-ra-ôn nên Chúa đã làm cho Pha-ra-ôn càng cứng lòng hơn để cho phép những tai vạ cuối cùng xảy ra (Xuất 9:12; 10:20, 27). Pha-ra-ôn và dân Ê-díp-tô đã mang lấy những sự đoán phạt đó cho chính mình trong 400 năm chiếm hữu nô lệ và tàn sát vô số. Vì tiền công của tội lỗi là sự chết (Rô-ma 6:23), Pha-ra-ôn và dân Ê-díp-tô đã phạm tội kinh khiếp chống lại Chúa, nên thật là công bằng nếu Ngài hủy diệt toàn bộ dân Ê-díp-tô. Vì vậy, việc Chúa làm cho Pha-ra-ôn cứng lòng là công bằng, và việc Ngài đem đến nhiều tai vạ chống lại dân Ê-díp-tô cũng không phải là bất công. Những tai vạ kinh khiếp đó thật sự chứng minh sự nhân từ của Chúa trong việc không hoàn toàn phá hủy Ê-díp-tô, là một hình phạt hoàn toàn công bằng.
Rô-ma 9:17-18 nói rằng, “Trong Kinh thánh cũng có phán cùng Pha-ra-ôn rằng: ‘Nầy là cớ vì sao ta đã dấy ngươi lên, ấy là để tỏ quyền phép ta ra trong ngươi, hầu cho danh ta được truyền ra khắp đất’. Như vậy, Ngài muốn thương xót ai thì thương xót, và muốn làm cứng lòng ai thì làm.” Theo cái nhìn của con người, thì có vẻ như Chúa đã sai khi làm cho một người cứng lòng rồi lại trừng phạt người mà Ngài đã làm cho cứng lòng. Tuy nhiên, theo như Kinh thánh nói, tất cả chúng ta đều đã phạm tội chống lại Chúa (Rô-ma 3:23), và hình phạt công bình cho tội lỗi đó là sự chết (Rô-ma 6:23). Vì vậy, việc Chúa làm cho cứng lòng và trừng phạt một người là công bằng, và thật sự nhân từ so với điều mà người đó đáng được. English
Tại sao Chúa lại làm cho Pha-ra-ôn cứng lòng?