Câu hỏi
Có nên yêu cầu một người phải được đào tạo thần học chính thức trước khi người đó phục vụ với tư cách là một mục sư?
Trả lời
Sứ đồ Phao-lô nói với chúng ta trong Ê-phê-sô 4:11-12 rằng, khi một người trở thành nhà truyền giáo, mục sư, và giáo viên, sự kêu gọi của người đó thực sự là một ân tứ đến từ Thiên Chúa cho công việc của Hội Thánh. Mục đích của các ân tứ thuộc linh là để trang bị cho các thành viên trong Hội Thánh một đời sống phục vụ Chúa. Mục đích của việc đào tạo thần học là để chuẩn bị cho những ai khao khát bước vào chức vụ lãnh đạo trong công việc Chúa. Phao-lô hướng dẫn Ti-mô-thê cũng như chúng ta ngày nay, để trang bị những người trong vai trò lãnh đạo Hội Thánh: "Những điều con đã nghe nơi ta ở trước mặt nhiều người chứng, hãy giao phó cho mấy người trung thành, cũng có tài dạy dỗ kẻ khác." (2Ti-mô-thê 2:2)
Việc đào tạo Kinh Thánh chính thức giúp đảm bảo rằng chức vụ Lời Chúa không chỉ được duy trì mà còn được phát triển trong Hội Thánh. Dấu hiệu đầu tiên của một người mong muốn trở thành trưởng lão, giám mục, hay mục sư được kêu gọi bởi Chúa cho công tác này đó là niềm khao khát. Phao-lô nói với chúng ta, "Ví bằng có kẻ mong được làm giám mục, ấy là ưa muốn một việc tốt lành; lời đó là phải lắm" (1 Ti-mô-thê 3:1). Khi ai đó được thuyết phục rằng mình được kêu gọi vào chức vụ của Lời, người đó nên tìm cách khám phá ân tứ của mình và chuẩn bị chính mình để đáp ứng với sự kêu gọi đó. Đây là một trong những lý do những Viện Thần học và trường đại học Cơ Đốc tồn tại và tại sao việc tìm kiếm một nền giáo dục chính thức có thể phù hợp với sự kêu gọi của một người. Đồng thời, trong khi việc đào tạo Kinh Thánh chính thức là quan trọng và có giá trị, Chúa cũng có thể khiến một người không được đào tạo Kinh Thánh chính thức có thể trở nên một mục sư hay trưởng lão xuất chúng.
Sự kêu gọi của Đức Chúa Trời cho công tác của chức vụ này không chỉ dành cho Hội Thánh; nhưng cũng qua Hội Thánh. Những người trẻ nên được khích lệ để tìm kiếm một sự kêu gọi như vậy, như Phao-lô nói với Ti-mô-thê (1 Ti-mô-thê 3:1-2). Tuy nhiên, lý tưởng nhất, xác nhận cuối cùng phải đến từ hội thánh, rằng các khóa huấn luyện và những sự kiểm chứng là cần thiết cho chức vụ này. Những người phụ trách linh vụ là sứ giả của Đấng Christ, tức Đầu của Hội Thánh. Để rao giảng Phúc Âm và kêu gọi những người hư mất đến với sự cứu rỗi là thực hiện việc sử dụng các chìa khóa của vương quốc thiên đàng (xem Ma-thi-ơ 16:19). Công tác này không thể thực hiện ngoài thẩm quyền của Đấng Christ. Đây là chức vụ quan trọng trong hội thánh và là lý do chính cho việc đào tạo thần học.
Có những lý do khác nhau cho thấy tại sao việc đào tạo trong một Thần học viện lại quan trọng. Không nghi ngờ gì nữa, việc nâng cao trình độ giáo dục của một người, đặc biệt cấp độ sau đại học, sẽ bổ sung một khía cạnh hoàn toàn mới cho kiến thức Kinh Thánh tổng thể của người đó. Bởi Kinh Thánh là một hệ thống chân lý thống nhất, mạch lạc, nên cần nghiên cứu chuyên sâu thần học hệ thống, liệu việc này có nên thực hiện hay không trong một môi trường thần học viện chính thức. Hơn nữa, địa điểm học không quan trọng bằng Người Thầy- Thánh Linh của Đức Chúa Trời, Đấng truyền cho sinh viên những kiến thức, năng quyền, và sự khôn ngoan.
Đào tạo thần học cũng có thể có giá trị trong quá trình trưởng thành. Ba năm trở lên trong thần học viện sẽ cải thiện đáng kể sự trưởng thành về giao tiếp xã hội của một người, khả năng thấu hiểu và cảm thông với người khác cũng như nhu cầu của họ. Cũng vậy, sự trưởng thành về tâm trí là cần thiết cho một thầy truyền đạo ngày nay, mà đơn giản điều đó không có ở hầu hết những thanh niên ở độ tuổi 21 và 22. Việc này bao gồm thái độ của người đó với mục vụ, gia đình của mình và đời sống nói chung. Huấn luyện thần học hiệu quả sẽ hỗ trợ rất nhiều cho khả năng đưa ra quyết định cũng như khả năng nhận biết ý muốn của Đức Chúa Trời.
Một lý do khác cho việc có được một nền đào tạo thần học vững chắc là để trang bị trong việc đối mặt với những vấn đề phức tạp ngày nay. Người lãnh đạo Hội Thánh cần phải biết khi nào thì nói "có" và khi nào thì nói "không" với nhiều sự kêu gọi chung tay trong các hoạt động khác nhau cùng với cả những hội thánh, tổ chức hay giáo phái khác. Những niềm tin mạnh mẽ với sự hiểu biết trong các lĩnh vực này là rất cần thiết nếu lẽ thật được duy trì, và một nền tảng giáo dục thần học tốt chắc chắn giúp thiết lập những niềm tin mạnh mẽ và theo Kinh Thánh.
Cuối cùng, bất kể giáo phái của một mục sư, một nền giáo dục kỹ lưỡng trong Hội Thánh liên quan tới lịch sử, cấu trúc, và giáo lý đều ở trong một trật tự nhất định.
Việc đưa ra một quyết định để tham gia một thần học viện hay trường Đại học Cơ Đốc đòi hỏi sự cầu nguyện và nhận được những lời tư vấn thuộc linh. Có nhiều hình thức chuẩn bị, nhưng có một số việc luôn cần phải chuẩn bị trước. Đừng làm tổn hại tới mục vụ của bạn bằng việc tìm kiếm con đường tắt. Hãy nghiên cứu thật cẩn thận nguyên tắc được tìm thấy trong Châm Ngôn 24:27: "Hãy sửa sang công việc ở ngoài của con, Và sắm sẵn tại trong ruộng con; Rồi sau hãy cất nhà của con."
English
Có nên yêu cầu một người phải được đào tạo thần học chính thức trước khi người đó phục vụ với tư cách là một mục sư?