Câu hỏi
Tại sao người Do Thái và người Ả-rập/ Hồi giáo ghét nhau?
Trả lời
Trước tiên, điều quan trọng phải hiểu là không phải tất cả người Ả-rập đều là Hồi giáo và không phải tất cả người Hồi giáo đều là dân Ả-rập. Trong khi phần đông người Ả-rập là Hồi giáo, có nhiều người Ả-rập không theo Hồi giáo. Hơn nữa, đáng chú ý hơn những người Hồi giáo không phải là người Ả-rập sống tại những khu vực như Indonesia hay Malaysia nhiều hơn những người Hồi giáo Ả-rập. Thứ hai, điều quan trọng đáng để ý không phải tất cả người Ả-rập đều ghét người Do Thái, không phải tất cả người Hồi giáo ghét người Do Thái, và không phải tất cả người Do Thái ghét người Hồi giáo lẫn người Ả-rập. Chúng ta phải cẩn thận để tránh những định kiến. Tuy nhiên nói chung, Người Ả-rập và người Hồi giáo không thích cũng như không tin cậy người Do Thái và ngược lại.
Nếu có lời giải thích rõ ràng theo Kinh Thánh về tình trạng thù hận nầy, phải quay trở lại thời kỳ Áp-ra-ham. Người Do Thái là dòng dõi của Y-sác con trai của Áp-ra-ham. Người Ả-rập là dòng dõi của Ích-ma-ên con trai của Áp-ra-ham. Với Ích-ma-ên là con trai của người nữ nô lệ (Sáng 16:1-16) và Y-sác là con trai của lời hứa là người thừa kế những phước lành của Áp-ra-ham (Sáng 21:1-3). Hiển nhiên đó là việc gây nên hận thù giữa hai người con trai. Vì cớ đó Ích-ma-ên trêu chọc Y-sác (Sáng 21:9), Sa-ra nói với Áp-ra-ham đuổi A-ga và Ích-ma-ên ra khỏi nhà (Sáng 21:11-21). Dường như điều nầy khiến Ích-ma-ên khinh miệt Y-sác nhiều hơn. Một thiên thần đã nói với A-ga lời tiên tri về Ích-ma-ên như vầy: “Sống trong sự thù hận hướng về tất cả anh em của cậu ta” (Sáng 16: 11-12).
Đạo Hồi là tôn giáo chính của phần lớn người Ả-rập, điều này đã làm cho sự hận thù nầy càng sâu sắc hơn. Kinh Cô-ran chứa những giáo điều mâu thuẫn với nhau về cách người Hồi giáo nên đối với người Do Thái. Có lúc, nó chỉ dẫn cho người Hồi giáo thết đãi người Do Thái như anh em và lúc khác, nó truyền lệnh cho người Hồi giáo tấn công những người Do Thái nếu họ từ chối chuyển sang đạo Hồi. Kinh Cô-ran tăng thêm xung đột khi mà nó đặt nghi vấn về việc con trai nào của Áp-ra-ham mới thực sự là con của lời hứa. Kinh Cô-ran nói đó là Ích-ma-ên mà Kinh Thánh của người Hê-bơ-rơ lại nói là Y-sác. Kinh Cô-ran dạy rằng Ích-ma-ên là người con được Áp-ra-ham dâng làm tế lễ cho Chúa không phải Y-sác ( trái ngược với Sáng Thế Ký chương 22) Sự tranh luận về con trai của lời hứa này đã góp phần cho sự xung đột ngày nay.
Tuy nhiên, gốc rễ của sự thù hận này giữa Y-sác và Ích-ma-ên không giải thích tất cả hận thù giữa người Do Thái và người Ả-rập ngày nay. Trong thực tế, lịch sử hàng ngàn năm tại Trung Đông người Ả-rập và người Do Thái đã sống trong mối liên hệ hòa bình và không có những đối kháng gì với nhau. Nguyên nhân chính của sự thù hận do nguyên nhân gần đây. Sau thế chiến thứ II, khi Liên hiệp quốc đã lấy một phần lãnh thổ Y-xơ-ra-ên cho người Do Thái. Tại thời điểm đó, đa số người Ả-rập định cư (Palestine)tại vùng đất này. Hầu hết những người Ả-rập đã chống đối kịch liệt quốc gia Y-xơ-ra-ên việc họ chiếm vùng đất đó. Những quốc gia Ả-rập đã liên kết lại tấn công Y-xơ-ra-ên nhằm nổ lực trục xuất người Y-xơ-ra-ên nhưng họ đã bị đánh bại. Kể từ đó, một thái độ hận thù rất lớn nẩy sinh giữa Y-xơ-ra-ên và các quốc gia Ả-rập láng giềng. Y-xơ-ra-ên tồn tại trong một miếng đất nhỏ bé bị bao quanh bởi nhiều nước Ả-rập lớn hơn nhiều như Giọc-đanh, Si-ri, Ả-rập Sa-u-đi, I-rắc và Ai-cập. Theo quan điểm của chúng tôi dựa theo lời Kinh Thánh nói, Y-xơ-ra-ên có quyền tồn tại như một quốc gia trong đất riêng của mình mà Đức Chúa Trời đã ban cho dòng dõi của Gia-cốp cháu nội của Áp-ra-ham. Đồng thời chúng tôi mạnh mẽ tin rằng Y-xơ-ra-ên nên tìm kiếm hòa bình và thể hiện sự tôn trọng đối với các nước Ả-rập láng giềng. Thi Thiên 122: 6 nói “hãy cầu hòa bình cho Giê-ru-sa-lem; Phàm kẻ nào yêu mến ngươi sẽ được thới thạnh.”
English
Tại sao người Do Thái và người Ả-rập/ Hồi giáo ghét nhau?