settings icon
share icon
Câu hỏi

Tại sao Đức Chúa Trời cho phép sự lừa dối?

Trả lời


Ý muốn của Đức Chúa Trời là mọi người ăn năn và được cứu (2 Phi-e-rơ 3:9). Đồng thời, Satan, “cha của sự nói dối” (Giăng 8:44), lừa dối chính những người cần phải chấp nhận lẽ thật. “cho những kẻ chẳng tin mà chúa đời nầy đã làm mù lòng họ, hầu cho họ không trông thấy sự vinh hiển chói lói của Tin Lành Đấng Christ, là ảnh tượng của Đức Chúa Trời” (2 Cô-rinh-tô 4:4). Chắc chắn Đức Chúa Trời có thể ngăn chặn những lời dối trá của Sa-tan và cho con người một cơ hội chiến đấu.

Kinh Thánh trình bày một bức tranh nhất quán về mối liên hệ giữa tội lỗi và sự lừa dối. Điều được bày tỏ ra là cách chúng ta có xu hướng nghĩ về sự lừa dối, chỉ là có một chút lừa dối mà thôi. Về mặt tâm linh, sự lừa dối còn khó lường hơn việc chỉ bị lừa hoặc nói dối. Để được cứu, một người không cần bất kỳ mức độ thông minh, khả năng triết học hay trí tuệ cụ thể nào (Ga-la-ti 3:28; 1 Cô-rinh-tô 1:20, 26). Nhân loại có một thói quen đáng tiếc là sử dụng kiến thức ngày càng tăng để phát triển những đường lối phạm tội tinh vi hơn.

Chìa khóa để hiểu sự lừa dối thuộc linh là chúng ta thường chọn những gì chúng ta muốn tin hơn là những gì chúng ta nên tin, ngay cả khi có bằng chứng (Lu-ca 16:31). “Vả, dẫu Ngài đã làm bấy nhiêu phép lạ trước mặt chúng, họ cũng không tin Ngài,” (Giăng 12:37). Họ đã không tin Chúa Giê-su, bất chấp các phép lạ. Sự vô tín của họ là cố ý.

Việc Ê-va phạm tội là ví dụ về cách thức hoạt động của sự lừa dối tâm linh ngay từ thuở ban đầu. Khi con rắn hỏi bà: “Đức Chúa Trời há có phán dặn…?” thì Ê-va đáp lại bằng cách trích dẫn những gì Đức Chúa Trời đã phán, mặc dù bà đã có thêm vào mệnh lệnh của Chúa (Sáng thế ký 3:1-3). Bà biết điều gì nên làm và điều gì không nên làm. Sau đó, con rắn cám dỗ bà bằng những gì bà có thể làm được bằng cách ăn trái cây đó (Sáng thế ký 3:4-5), và bà nhận thấy những khía cạnh hấp dẫn khác của trái cây (Sáng thế ký 3:6). Ê-va đã bị lừa dối, và con rắn rất xảo quyệt (2 Cô-rinh-tô 11:3), nhưng cuối cùng bà đã chọn không vâng lời Đức Chúa Trời, mặc dù bà đã biết về điều răn của Chúa.

Khi đối mặt với tội lỗi của mình, Ê-va nói: “Con rắn dỗ dành tôi và tôi đã ăn rồi” (Sáng-thế Ký 3:13b). Từ này trong tiếng Do Thái có nghĩa là “bị lừa dối” ám chỉ sự gian xảo và xảo quyệt. Ê-va đã bị lừa, nhưng bà cũng có quyền lựa chọn. Bà đã sử dụng ý chí tự do mà Đức Chúa Trời ban cho để đưa ra một lựa chọn sai lầm, tìm kiếm niềm vui và tham vọng cá nhân hơn những gì Chúa đã muốn cho bà.

Tình trạng này cũng đang diễn ra ngày nay. Sa-tan khơi dậy những ham muốn tự nhiên của chúng ta và thúc giục chúng ta thực hiện theo những cách làm ô danh Đức Chúa Trời. Mong muốn tự thỏa mãn của chúng ta khiến cho sự lừa dối của Sa-tan càng có sức ảnh hưởng mạnh mẽ hơn.

Đức Chúa Trời đã sai Đấng Cứu Thế đến (Giăng 3:16) Ngài làm cho thế gian tràn ngập những dấu hiệu của chính Ngài (Rô-ma 1:20), Ngài sẵn sàng tiếp nhận những ai tìm kiếm Ngài (Phục truyền luật lệ ký 4:29), và Ngài bảo vệ bất cứ ai đến với Ngài. (Giăng 6:37). Khi con người từ chối những gì Đức Chúa Trời “sờ sờ mắt xem thấy” (Rô-ma 1:20), điều đó sẽ dẫn đến một vòng xoáy đi xuống của “lòng ngu dốt” trở nên tối tăm (câu 21), thờ hình tượng (câu 23) và ô uế về mặt tình dục (câu 24). Cuối cùng, loài người “đã đổi lẽ thật Đức Chúa Trời lấy sự dối trá” (câu 25). Nói cách khác, sự lừa dối tâm linh của nhân loại là hệ quả trực tiếp của việc bác bỏ sự thật hiển nhiên. Kẻ không tin đã thực hiện một cuộc trao đổi—lẽ thật đổi lấy lời nói dối—và Ma quỷ vui lòng tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoán đổi bằng cách đưa ra cho tội nhân một loạt lời nói dối để lựa chọn.

Bất cứ ai chống lại Đức Chúa Trời đều có nguy cơ rơi vào sự lừa dối về mặt tâm linh (2 Tê-sa-lô-ni-ca 2:8-10). Bản tính tự nhiên ghét khoảng trống, và khoảng trống được tạo ra từ việc chối bỏ lẽ thật sẽ sớm được lấp đầy bởi một thứ gì đó dối trá. Từ bỏ lẽ thật và bạn sẽ tin vào bất cứ điều gì.

Ê-va không phạm tội vì bà bị thế lực ma quỷ đánh bại một cách vô vọng, khiến bà làm sai khi bà cho rằng mình đang làm đúng. Phải, bà đã bị lừa dối, nhưng bà chọn cách lắng nghe lời nói dối. Tiếp theo đó là sự khao khát của bà đối với những gì bị cấm và cuối cùng, bà ăn trái cây đó với hy vọng có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Mọi tội lỗi của con người đều dựa trên sự lựa chọn của con người (1 Cô-rinh-tô 10:13). Khi chúng ta từ chối lẽ thật, chúng ta dễ bị tổn thương trước sự dối trá. Việc liên tục chối bỏ lẽ thật thuộc linh sẽ dẫn đến sự lừa dối về mặt thuộc linh.

Đức Chúa Trời thường cho phép sự lừa dối thuộc linh như một hình thức trừng phạt đối với tội cố ý, và để nuôi dưỡng nhận thức trong cuộc sống của chúng ta về việc chúng ta cần Đấng Lẽ thật, Chúa chúng ta là Chúa Giê-su Christ biết bao (Giăng 14:6).

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Tại sao Đức Chúa Trời cho phép sự lừa dối?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries