settings icon
share icon
Câu hỏi

Đức Chúa Trời có đổi ý không?

Trả lời


Ma-la-chi 3:6 công bố: “ Vì ta là Đức Giê-hô-va, ta không hề thay đổi; bởi cớ đó, các ngươi là con trai Gia-cốp, chẳng bị diệt vong” Tương tự như vậy Gia Cơ 1:17 nói với chúng ta “Mọi ân điển tốt lành cùng sự ban cho trọn vẹn đều đến từ nơi cao và bởi Cha sáng láng mà xuống, trong Ngài chẳng có một sự thay đổi, cũng chẳng có bóng của sự biến cải nào..” Ý nghĩa của Dân số ký 23:19 không thể rõ ràng hơn: “Đức Chúa Trời chẳng phải là người để nói dối, Cũng chẳng phải là con loài người đặng hối cải. Điều Ngài đã nói, Ngài há sẽ chẳng làm ư? Điều Ngài đã phán, Ngài há sẽ chẳng làm ứng nghiệm sao?” Không, Đức Chúa Trời không thay đổi ý của Ngài. Những câu Kinh Thánh nầy khẳng định Đức Chúa Trời bất biến và không thể thay đổi.

Như thế chúng ta giải thích thế nào câu những câu Kinh Thánh như Sáng Thế Ký 6:6 “ thì tự trách đã dựng nên loài người trên mặt đất, và buồn rầu trong lòng.” Cũng như Giô Na 3:10 nói “Bấy giờ Đức Chúa Trời thấy việc họ làm đều đã xây bỏ đường lối xấu của mình; Đức Chúa Trời bèn ăn năn sự họa mà Ngài đã phán sẽ làm cho họ, và Ngài không làm sự đó.” Tương tự sách Xuất Ê-díp-tô-ký 32:14 bày tỏ “Đức Giê-hô-va bèn bỏ qua điều tai họa mà Ngài nói rằng sẽ giáng cho dân mình.” Những câu Kinh Thánh nầy đã nói rằng Chúa “ăn năn” về một vài điều và dường như trái ngược với giáo lý không thay đổi của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, xem xét kỷ các đoạn này cho thấy rằng đây không phải thực sự chỉ ra Đức Chúa Trời có khả năng thay đổi. Trong nguyên ngữ từ dịch ra “Ăn năn” hay “Động lòng thương xót” là cách diễn đạt của người Hê-bơ-rơ về “sự luyến tiếc cho”. Việc tiếc cho một điều gì đó không có nghĩa một sự thay đổi đã xảy ra. Nó đơn giản chỉ có nghĩa là rất tiếc về những việc đã xảy ra.

Xem Sáng Thế Ký 6:6 “...tự trách đã dựng nên loài người trên mặt đất, và buồn rầu trong lòng.” Câu này có thể nói: “Lòng Ngài đầy đau đớn” Câu Kinh Thánh này biều thị rằng Đức Chúa Trời lấy làm tiếc việc tạo dựng nên con người. Tuy nhiên rõ ràng Ngài không đảo ngược lại quyết định của Ngài. Thay thế vào đó, thông qua Nô-ê Ngài đã cho phép con người tiếp tục tồn tại. Thực ra chúng ta vẫn còn sống ngày nay do nền tảng Đức Chúa Trời không đổi ý việc tạo nên loài người. Cũng vậy, nội dung của phân đoạn này là sự diễn tả tình trạng tội lỗi mà con người đã sinh sống. Và tội lỗi của con người gây ra nổi buồn cho Đức Chúa Trời, không phải sự tồn tại của loài người. Hãy xem sách Giô na 3:10 “ ... Bấy giờ Đức Chúa Trời thấy việc họ làm đều đã xây bỏ đường lối xấu của mình; Đức Chúa Trời bèn ăn năn sự họa mà Ngài đã phán sẽ làm cho họ, và Ngài không làm sự đó.” Một lần nữa từ ngữ Hê-bơ-rơ tương tự đã được sử dụng mà được dịch là “tiếc cho” Tại sao Đức Chúa Trời “tiếc cho” điều Ngài đã lên kế hoạch cho người của thành Ni-ni-ve? Bởi vì họ đã thay đổi tấm lòng và kết quả là họ đã thay đổi đường lối từ chỗ không vâng lời sang vâng lời. Đức Chúa Trời hoàn toàn trước sau như một. Đức Chúa Trời chuẩn bị phán xét thành Ni-ni-ve vì tội ác của nó. Tuy nhiên thành Ni-ni-ve đã ăn năn và đã thay đổi đường lối của nó. Kết quả là Đức Chúa Trời thương xót thành Ni-ni-ve, điều này hoàn toàn nhất quán với thuộc tính của Ngài.

Rô-ma 3:23 dạy chúng ta rằng tất cả loài người đều phạm tội và thiếu mất tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời. Rô-ma 6:23 cho thấy hậu quả điều này là sự chết (thuộc linh và thể xác). Vì thế người thành Ni-ni-ve đáng bị hình phạt. Tất cả chúng ta đối diện với cùng một tình trạng như vậy, sự lựa chọn tội lỗi của loài người làm chúng ta xa cách với Đức Chúa Trời. Con người không thể bắt Đức Chúa Trời chịu trách nhiệm về khó khăn của riêng mình vì nó có thể ngược lại với thuộc tính của Đức Chúa Trời không hình phạt dân thành Ni-ni-ve mà để họ tiếp tục trong tội lỗi. Tuy nhiên dân thành Ni-ni-ve đã quay trở lại vâng lời vì cớ đó Đức Chúa Trời chọn cách không hình phạt họ trong lúc dự định ban đầu là hình phạt. Có phải sự thay đổi một phần nào của dân thành Ni-ni-ve đã bắt buộc Đức Chúa Trời thay đổi việc Ngài làm không? Hiển nhiên là không, Đức Chúa Trời không thể bị đặt vào vị trí bắt buộc với con người. Đức Chúa Trời tốt lành và công bình và việc lựa chọn bỏ hình phạt thành Ni-ni-ve xem như là kết quả của việc thay đổi lòng của họ. Nếu bất cứ điều gì, những điều trong chương này đều cho thấy sự kiện Đức Chúa Trời không hề thay đổi, bởi vì Chúa phải làm - Chúa không nương tay với dân thành Ni-ni-ve - điều đó sẽ đi ngược lại với thuộc tính của Ngài.

Con người dùng những khúc Kinh Thánh để giải thích dường như là Đức Chúa Trời thay đổi ý của Ngài đó là con người cố gắng giài thích những việc làm của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời sẽ làm một điều gì đó nhưng thay vào đó Ngài làm một việc khác. Đối với chúng ta điều ấy xem như là một việc đổi ý. Nhưng đối với Đức Chúa Trời là Đấng toàn tri và Đấng tể trị cao cả điều đó không phải là sự thay đổi. Đức Chúa Trời luôn luôn biết những gì Ngài sẽ làm.

Đức Chúa Trời làm những gì Ngài cần làm để tác động loài người làm ứng nghiệm hoàn toàn kế hoạch của Ngài: “ Ta đã rao sự cuối cùng từ buổi đầu tiên, và đã nói từ thuở xưa những sự chưa làm nên. Ta phán rằng: Mưu của ta sẽ lập, và ta sẽ làm ra mọi sự ta đẹp ý.... Điều ta đã rao ra, ta sẽ làm hoàn thành, điều ta đã định, ta cũng sẽ làm.” Ê-sai 46:10-11. Đức Chúa Trời hăm dọa Ni-ni-ve sẽ sụp đỗ, Ngài biết điều đó sẽ làm cho thành Ni-ni-ve ăn năn. Đức Chúa Trời hăm dọa Israel sẽ bị hủy diệt, Ngài biết Môi-se sẽ đứng ra cầu khẩn thay cho họ. Đức Chúa Trời không hối tiếc về những quyết định của Ngài, nhưng Ngài lấy làm buồn về những gì mà đôi lúc con người đã phản ứng với những quyết định của Ngài. Đức Chúa Trời không đổi ý của Ngài, nhưng đúng hơn là những việc làm của Ngài nhất quán với lời của Ngài để trả lời cho những việc làm của chúng ta.

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Đức Chúa Trời có đổi ý không?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries