Câu hỏi
Đức Chúa Trời có phản đối niềm vui không?
Trả lời
Một số người tưởng rằng Đức Chúa Trời là một người chủ tàn nhẫn khó khăn phản đối tất cả những gì làm cho vui vẻ hoặc thú vị. Đối với họ, Ngài là Đức Chúa Trời của mọi sự nghiêm túc hay là Đức Chuá Trời của các quy tắc. Nhưng đây không phải là một hình ảnh chính xác về Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh.
Đức Chúa Trời tạo ra chúng ta với khả năng để trải nghiệm niềm vui. Một số sách trong Kinh Thánh nói về niềm hân hoan và vui sướng của chúng ta (ví dụ, Thi Thiên 16; Châm-ngôn 15:13; 17:22). Vẻ đẹp của sự sáng tạo và sự đa dạng của nhân loại cho chúng ta thấy tính sáng tạo đặc trưng của Đức Chúa Trời. Nhiều người thấy vui khi dành thời gian ở ngoài trời hoặc có mối liên hệ với những người có cá tính khác nhau. Điều này là tốt và thoả đáng. Đức Chúa Trời muốn những tạo vật của Ngài được vui hưởng.
Trong Kinh Thánh, chúng ta thấy chính Đức Chúa Trời lấy làm vui trong mọi sự. Sô-phô-ni 3:17, ví dụ, nói rằng Đức Chúa Trời sẽ vui mừng vì chúng ta và ca hát mừng vì chúng ta. Đức Chúa Trời cũng đã lập ra nhiều lễ kỷ niệm và lễ hội trong Cựu Ước. Để chắc chắn, những bữa tiệc này có một yếu tố dạy dỗ nhưng đó cũng là những buổi lễ tiệc. Kinh thánh nói về sự vui thích- sách Phi-líp và Thi Thiên là hai nơi chúng ta thấy nhiều điều như vậy. Chúa Giê-xu tuyên bố, "Kẻ trộm chỉ đến để cướp giết và huỷ diệt; còn ta đã đến, hầu cho chiên được sự sống, và được sự sống dư dật "(Giăng 10:10). Cuộc sống "dư dật" nghe như là một trải nghiệm thú vị.
Niềm vui sướng về thân thể con người được tiết lộ là một phần trong kế hoạch của Đức Chúa Trời. Vị giác và các giác quan khác là bằng chứng cho thấy Đức Chúa Trời không phản đối niềm vui sướng. Tại sao hương vị thức ăn lại ngon như vậy? Sao mà mùi hương của hoa hồng dễ chịu? Tại sao xoa bốp lưng lại thú vị thế? Bởi vì Chúa muốn nó như thế. Niềm vui sướng là ý tưởng của Đức Chúa Trời.
Đôi khi chúng ta nghĩ rằng, khi các Cơ Đốc nhân nói về niềm vui sướng hay niềm vui, điều này có nghĩa là họ vui mừng khi đọc Kinh Thánh, suy gẫm hoặc phục vụ. Chúng ta chắc chắn được làm hài lòng trong những điều đó nhưng không loại trừ các hoạt động khác. Đức Chúa Trời cũng tạo dựng chúng ta cho sự thông công với nhiều người khác nhau và để giải trí. Chúng ta đã được dựng nên để vui hưởng mà làm con cái của Ngài, trong việc sử dụng những tài năng mà Ngài ban cho, và trong việc tham dự vào những niềm vui sướng mà Ngài ban cho.
Đó cũng là khôn ngoan để phân biệt giữa các loại khác nhau của "niềm vui" trong thế giới này. Chúng ta đang sống trong một thế giới sa ngã, nơi Đức Chúa Trời tốt nhất cho chúng ta thường bị hiểu sai. Chỉ vì xã hội cho rằng một hoạt động vui vẻ không có nghĩa là nó làm hài lòng Đức Chúa Trời (xin xem Ga-la-ti 5:19-21; Cô-lô-se 3:5-10; 1 Cô-rinh-tô 6:12-17). Khi chúng ta xem xét những "thú vui" của thế giới, chúng ta thấy rằng chúng không thực sự lành mạnh cho chúng ta hay có lợi cho niềm vui dài hạn. Đứa con hoang đàng khốn khổ trong tội lỗi cho đến khi hết tiền; sau đó ông thấy rằng những niềm vui của tội lỗi là thoáng qua (Lu-ca 15: 11-17). Chúng nó là những tình bạn giả dối chúng để lại sự trống trải và khát khao cho chúng ta.
Cũng rất quan trọng để nhận ra rằng mục đích của cuộc sống của chúng ta không phải là niềm vui sướng. Chủ nghĩa thưởng thức là một triết lý sai lầm. Chúng ta được tạo ra để vui mừng trong Đức Chúa Trời (Thi thiên 37: 4) và chấp nhận với lòng biết ơn những điều tốt đẹp Ngài ban cho. Đức Chúa Trời chỉ nghiêm cấm nhưng điều không tốt cho chúng ta (Phục truyền luật lệ ký 10:12-13). Quan trọng hơn là chúng ta được tạo ra để có một mối liên hệ với Đức Chúa Trời.
Không, Đức Chúa Trời không phản đối niềm vui. Ngài phản đối niềm vui chiếm đoạt vị trí của Ngài trong cuộc sống của chúng ta. Đôi khi chúng ta được kêu gọi từ bỏ niềm vui tại thời điểm này để đầu tư vào niềm vui lớn hơn của vương quốc Đức Chúa Trời (Ma-thi-ơ 6:33). Chúng ta sẽ không bị thất vọng. Với những ai tìm kiếm Ngài và sự công bình của Ngài, Đức Chúa Trời có "niềm vui đời đời" dành cho chúng ta (Thi thiên 16:11).
English
Đức Chúa Trời có phản đối niềm vui không?