Câu hỏi
Chúa Giêxu làm trọn luật pháp, chứ không bãi bỏ luật pháp nghĩa là gì?
Trả lời
Trong ghi chép của Ma-thi-ơ về cái được gọi là Bài Giảng Trên Núi, những lời của Chúa Giêxu được ghi lại rằng: “Các ngươi đừng tưởng Ta đến để hủy bỏ Luật Pháp hay Các Tiên Tri. Ta đến không phải để hủy bỏ nhưng để làm trọn. Vì quả thật, Ta nói với các ngươi, trước khi trời đất qua đi, một chấm hay một nét trong Luật Pháp cũng không được bỏ qua, cho đến khi mọi sự được làm trọn.” (Ma-thi-ơ 5:17-18).
Dư luận thường tranh cãi nếu Chúa Giêxu không “bãi bỏ” pháp luật, thì pháp luật vẫn phải là bắt buộc. Theo như vậy, những thành phần như yêu cầu việc giữ ngày Chúa Nhật vẫn cần phải được tuân theo, cùng với hàng loạt các thành phần khác của Luật Mô-se. Giả thuyết này dựa trên một sự hiểu sai lệch của từ ngữ và mục đích của đoạn văn này. Ở đây Đấng Christ không gợi ý rằng tính chất ràng buộc của luật Mô-se sẽ có hiệu lực vĩnh viễn. Góc nhìn như thế sẽ đối lập với tất cả những gì chúng ta học từ phần còn lại của Tân Ước (Rô-ma 10:4; Ga-la-ti 3:23-25; Ê-phê-sô 2:15).
Trong việc nghiên cứu này cần chú ý đến một sự quan trọng nổi bật trong việc dùng từ để chỉ ý “bác bỏ”. Từ này dịch ra từ Hy Lạp kataluo, nghĩa đen là “nới lỏng”. Từ này được dùng 17 lần trong Tân Ước. Ví dụ như, nó được dùng để nói về việc người Rô-ma phá hủy đền thờ của dân Do Thái (Ma-thi-ơ 26:61; 27:40; Công Vụ 6:14), và làm tiêu tan xác người sau khi chết (2 Cô-rinh-tô 5:1). Thuật từ này cũng có thể mang nghĩa mở rộng là “lật đổ”, hay nói khác đi, “ làm phá hoại, tàn phá.” Trong ngôn ngữ Hy Lạp cổ điển, nó được liên hệ với các tổ chức, luật lệ, v.v , để thể hiện ý tưởng “làm vô hiệu lực.”
Đặc biệt quan trọng phải lưu ý cách từ này được sử dụng trong Ma-thi-ơ 5:17. Trong ngữ cảnh này, “bãi bỏ” được đặt để tương phản với “làm trọn.” Đấng Christ đến “… không để bác bỏ, mà để làm trọn.” Chúa Giêxu không đến thế giới này với mục đích làm trái lại luật pháp. Mục đích của Chúa không phải là ngăn cản việc làm trọn luật pháp. Đúng hơn là, Chúa tôn thờ, yêu kính, tuân phục, và thực hiện Luật Pháp đến lúc được hoàn thành. Chúa làm trọn những điều phán của các tiên tri trong luật pháp về chính Ngài (Lu-ca 24:44). Đấng Christ làm trọn những yêu cầu của Luật Mô-se, đòi hỏi sự vâng theo tuyệt đối dưới sự cảnh báo của một lời “nguyền rủa” (xem Ga-la-ti 3:10, 13). Theo ý đó, sự thiết kế hoàn hảo của luật pháp sẽ luôn mãi có hiệu lực ràng buộc. Luật pháp sẽ luôn luôn đạt được mục đích mà nó được viết ra.
Dù như vậy, nếu luật Mô-se vẫn có mối liên hệ như vậy với con người ngày nay, theo tính chất pháp lý ràng buộc của nó, thì luật chưa được làm tròn, và Chúa Giê-xu chưa hoàn thành việc Chúa đến để làm. Mặt khác, nếu Chúa đã hoàn thành mục đích của Chúa, thì luật pháp đã được làm trọn, và nó không còn là một thiết chế pháp lý ràng buộc hiện nay. Hơn thế, nếu luật Mô-se chưa được Chúa thực hiện – và do vậy vẫn còn là thiết chế pháp lý ràng buộc hiện nay – thì nó không chỉ ràng buộc một phần nào. Mà lẽ ra, nó phải là một hệ thống bắt buộc hoàn toàn. Chúa Giêxu nói rõ ràng rằng không “một chấm hay một nét” (thể hiện nét viết nhỏ nhất trong nguyên bản Hê-bơ-rơ) sẽ đi qua cho đến khi tất cả được làm trọn vẹn. Vì vậy, không có gì trong luật pháp được bỏ qua cho đến khi mục đích của nó được hoàn thành. Chúa Giêxu làm trọn luật pháp. Chúa Giêxu làm trọn tất cả mọi điều của luật pháp. Chúng ta không thể nói Chúa Giêxu làm trọn luật hy sinh, mà không hoàn thành những khía cạnh khác của luật pháp. Chúa Giêxu hoặc là làm trọn mọi điều luật, hoặc là không làm gì hết trong số đó. Cái chết của Chúa có ý nghĩa như thế nào trong luật hy sinh, nó cũng có ý nghĩa như vậy với các khía cạnh khác của luật pháp. English
Chúa Giêxu làm trọn luật pháp, chứ không bãi bỏ luật pháp nghĩa là gì?