Câu hỏi
Khi nói Chúa Giê-xu là Chiên con của Đức Chúa Trời có nghĩa là gì?
Trả lời
Khi Chúa Giê-xu được gọi là Chiên con của Đức Chúa trời trong Giăng 1:29 and Giăng 1:36, Ngài được nói đến như một của lễ chuộc tội hoàn hảo và trọn vẹn. Để hiểu được Chúa Giê-xu là ai và những gì Ngài đã làm, chúng ta phải bắt đầu với Cựu ước, quyển sách chứa đựng những tiên tri về việc đến thế gian của Chúa Giê-xu như một “tế lễ chuộc tội” (I-sai-a 53:10). Trên thực tế, toàn bộ hệ thống tế lễ được lập nên bởi Đức Chúa Trời trong Cựu ước là tiền đề cho sự đến thế gian của Đức Chúa Giê-xu, người là của lễ hoàn hảo mà Đức Chúa trời ban cho để chuộc cho tội lỗi của con dân Ngài (Rô-ma 8:3, Hê-bơ-rơ 10).
Tế lễ dùng Chiên con đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống tôn giáo của dân Do Thái cũng như trong hệ thống tế lễ của họ. Khi Giăng Báp-tít nói về Chúa như là “Chiên Con của Ðức Chúa Trời, Ðấng cất đi tội lỗi của thế gian” (Giăng 1:29), những người Do thái nghe thấy lời chứng đó có thể đã nghĩ ngay đến một trong những tế lễ quan trọng. Khi kỳ lễ Vượt qua đến rất gần, ý nghĩ đầu tiên trong họ có thể là việc tế lễ những con chiên dành cho kỳ lễ. Kỳ lễ vượt qua là một trong những ngày lễ chính của dân Do thái và là dịp kỷ niệm để hồi tưởng lại sự giải cứu của Chúa cho dân Ít-ra-en khỏi xiềng xích của Ai-cập. Trên thực thế, việc giết những con chiên của kỳ lễ Vượt qua và việc bôi máu lên trụ cửa ở từng nhà (Xuất hành 12:11-13) là một hình tượng đẹp đẽ của sự cứu chuộc của Đấng Christ trên thập tự giá. Những ai đón nhận cái chết của Ngài sẽ được huyết của Ngài bao bọc, bảo vệ khỏi thiên sứ của cái chết (về mặt thuộc linh).
Một tế lễ quan trọng khác có sinh tế chiên con là các tế lễ hàng ngày trong đền thờ tại Giê-ru-sa-lem. Mỗi sáng và chiều, một con chiên con được cúng tế tại đền thờ cho tội lỗi của tất cả mọi người (Xuất hành 29:38-42). Nhũng tế lễ hàng ngày này, giống như các tế lễ khác, đơn thuần để hướng mọi người tới tế lễ không tì vết của đấng Christ trên thập tự giá. Trên thực tế, khoảng thời gian cái chết của Chúa Giê-xu trên cây thập tự giá tương ứng với khoảng thời gian tế lễ buổi chiều được thực hiện trong đền thờ. Người Do thái thời đó cũng khá quen thuộc với những tiên tri của Giê-rê-mi và I-sai-a trong Cựu ước, dự báo về Người sẽ đến để bị “như chiên bị dắt đến chỗ làm thịt” (Giê-rê-mi 11:19, I-sai-a 53:7) và những đau đớn và hy sinh của Người sẽ đem lại sự cứu chuộc cho dân Ít-ra-en. Tất nhiên, người đó không phải ai khác ngoài Chúa Giê-xu, “Chiên con của Đức Chúa Trời”.
Nếu ý niệm của hệ thống tế lễ có thể xa lạ với chúng ta ngày hôm nay, chúng ta dễ dàng có thể hiểu được những khái niệm về sự bồi thường hay sự hoàn trả. Chúng ta biết rằng tiền công của tội lỗi là sự chết (Rô-ma 6:23) và rằng tội lỗi tách biệt chúng ta khỏi Đức Chúa Trời. Chúng ta cũng biết rằng Kinh thánh dạy chúng ta đều là những tội nhân và không ai trong chúng ta là công chính trước Chúa (Rô-ma 3:22). Bởi tội lỗi của chúng ta, chúng ta bị tách biệt khỏi Đức Chúa Trời, và chúng ta bị kể là có tội trước mặt Ngài. Bởi thế, hy vọng duy nhất chúng ta có thể có được là khi Ngài ban cho chúng ta một con đường để hòa giải với Ngài, và đó là khi Ngài ban con một của chính Ngài là Đức Chúa Giê-xu để chết trên thập tự. Đấng Christ đã chết để làm giá chuộc cho những ai tin nơi Ngài.
Chính qua cái chết của Ngài trên thập giá như tế lễ chuộc tội không tì vết của Đức Chúa Trời và sự sống lại của Ngài ba ngày sau đó mà chúng ta có thể có được sự sống đời đời nếu chúng ta tin nơi Ngài. Việc Chúa đã ban cho chúng ta một của lễ để chuộc tội lỗi chúng ta là một phần của tin mừng của Phúc âm được nói rõ trong 1 Phi-e-rơ 1:18-21: “Anh chị em được cứu chuộc, không phải bằng thứ có thể hư nát như vàng hay bạc, nhưng là bằng chính huyết quí báu của Chúa Cứu Thế, một chiên con tinh sạch hoàn toàn. Chúa Cứu Thế đã được chọn từ trước khi sáng thế nhưng vì anh chị em mà Ngài được tỏ ra cho thế gian vào các thời kỳ cuối cùng nầy. Nhờ Chúa Cứu Thế, anh chị em tin nhận Thượng Đế, là Đấng khiến Ngài sống lại từ kẻ chết và ban cho Ngài sự vinh hiển. Vì thế đức tin và hi vọng anh chị em được đặt trong Thượng Đế.”
English
Khi nói Chúa Giê-xu là Chiên con của Đức Chúa Trời có nghĩa là gì?