settings icon
share icon
Câu hỏi

Làm sao tôi có thể hiểu được sách Khải Huyền?

Trả lời


Chìa khóa để giải nghĩa Kinh Thánh, đặc biệt là sách Khải Huyền, là cần sự chú giải một cách nhất quán . Chú giải Kinh Thánh là việc nghiên cứu về các nguyên tắc giải nghĩa. Nói cách khác, đây là cách để bạn giải nghĩa về Kinh Thánh. Bình thường trong việc chú giải hay giải nghĩa Kinh Thánh, chúng ta nên hiểu nghĩa thông thường của câu hay đoạn văn bản đó khi chúng không biểu hiện rõ ràng về ngôn ngữ ẩn dụ của tác giả. Chúng ta đừng cố tìm ý nghĩa khác nếu ý nghĩa thông thường của chúng là hợp lý. Ngoài ra, chúng ta không nên bỏ qua ý nghĩa rõ ràng theo nghĩa đen bằng cách cố gán ý nghĩa khác cho những từ hay cụm từ đó khi tác giả rõ ràng được hướng dẫn bởi Đức Thánh Linh muốn chúng ta hiểu như những gì chúng được viết.

Một ví dụ là trong Khải Huyền đoạn 20. Nhiều người sẽ cố gán nhiều ý nghĩa khác nhau về sự tham chiếu cho thời kỳ 1000 năm. Tuy nhiên, cách diễn đạt ngôn ngữ nào không mang ngụ ý về sự tham chiếu cho thời kỳ 1000 năm thì không nên hiểu theo cách diễn đạt đó ngoại trừ nên hiểu theo nghĩa đen của thời kỳ 1000 năm.

Một phác thảo đơn giản cho sách Khải Huyền được tìm thấy trong Khải Huyền 1:19. Trong đoạn đầu tiên, Đấng phục sinh oai nghi đang nói chuyện tới Giăng. Chúa bảo Giăng “Vậy hãy chép lấy những sự ngươi đã thấy, những việc nay hiện có và những việc sau sẽ đến”. Những gì Giăng đã thấy đã được ghi chép lại trong đoạn 1. “Những việc nay” (hiện diện trong ngày của Giăng) đã được ghi chép lại trong đoạn 2 và 3 (những bức thư gửi cho các hội thánh). “Những việc sau sẽ đến” (những điều trong tương lai) đã được ghi chép trong đoạn 4 đến 22.

Nói chung, đoạn 4 đến 18 của sách Khải Huyền đề cập đến sự phán xét của Đức Chúa Trời về con người trên đất. Những phán xét này không phải dành cho hội thánh (I Thê-sa-lô-ni-ca 5:2, 9). Trước khi sự phán xét bắt đầu, hội thánh sẽ rời khỏi đất trong sự kiện gọi là Sự Cất Lên (I Thê-sa-lô-ni-ca 4:13-18; I Cô-rinh-tô 15:51-52). Đoạn 4 đến 18 mô tả thời gian “hoạn nạn của Gia-cốp” –“Hoạn nạn của Y-sơ-ra-ên” (Giê-rê-mi 30:7; Đa-ni-ên 9:12; 12:1). Đó cũng là thời gian mà Đức Chúa Trời sẽ phán xét những người không tin bởi sự nổi loạn chống lại Ngài.

Đoạn 19 miêu tả sự trở lại của Đấng Christ với hội thánh, là cô dâu của Đấng Christ. Ngài đánh bại các con thú và các tiên tri giả và tống chúng vào hồ lửa. Trong đoạn 20, Đấng Christ sẽ trói và quăng Satan vào Vực Thẳm. Sau đó Đấng Christ thiếp lập vương quốc của Ngài trên đất kéo dài 1000 năm. Sau kết thúc 1000 năm, Satan được thả ra và dẫn đầu cuộc nổi loạn chống lại Đức Chúa Trời. Satan nhanh chóng bị đánh bại và bị quăng vào hồ lửa. Sau đó sự phán xét cuối cùng xảy ra, là sự phán xét cho những người không tin, khi họ cũng bị quăng vào hồ lửa.

Đoạn 21 và 22 miêu tả những điều liên quan đến tình trạng vĩnh cữu. Trong những đoạn này, Đức Chúa Trời nói với chúng ta về sự vĩnh cữu với Ngài sẽ trông giống như thế nào. Sách Khải Huyền có thể hiểu được. Đức Chúa Trời sẽ không đưa cho chúng ta nếu nó hoàn toàn bí ẩn. Chìa khóa để hiểu sách Khải Huyền là cố gắng giải nghĩa theo nghĩa đen hết mức có thể.

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Làm sao tôi có thể hiểu được sách Khải Huyền?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries