Câu hỏi
Kinh Thánh nói gì về biện pháp kiểm soát sinh sản? Cơ Đốc nhân có nên sử dụng biện pháp tránh thai?
Trả lời
Con người được Đức Chúa Trời giao nhiệm vụ "hãy sinh sản và gia tăng gấp bội" (Sáng thế ký 1:28). Hôn nhân được thiết lập bởi Thiên Chúa như là một môi trường ổn định để sinh con và nuôi dạy chúng. Đáng buồn thay, ngày nay con cái đôi khi bị coi là một mối phiền toái và một gánh nặng, là sự cản trở con đường công danh hay tài chính, hay mối quan hệ ngoài xã hội. Thường thì ích kỷ đó là lý do người ta sử dụng biện pháp tránh thai.
Trái ngược với tính ích kỷ đặt mình làm trung tâm khi sử dụng biện pháp tránh thai của nhiều người, Kinh Thánh nói rằng con cái là món quà từ Đức Chúa Trời (Sáng thế ký 4:1; Sáng thế ký 33:5). Con cái là một cơ nghiệp từ Chúa (Thi Thiên 127:3-5). Con cái là một phước lành từ Đức Chúa Trời (Lu-ca 1:42). Con cái là một vương miện của tuổi già (Châm ngôn 17:6). Đức Chúa Trời chúc phước cho đàn bà son sẻ bằng một đứa con (Thi Thiên 113:9; Sáng thế ký 21:1-3; 25:21-22; 30:1-2; I Sa-mu-ên 1:6-8; Lu-ca 1:7, 24-25). Đức Chúa Trời tạo thành con trẻ từ trong lòng mẹ (Thi Thiên 139:13-16). Đức Chúa Trời biết con trẻ trước khi chúng sinh ra (Giê-rê-mi 1:5; Ga-la-ti 1:15).
Phân đoạn Kinh Thánh gần nhất với việc lên án kiểm soát sinh sản là trong Sáng thế ký chương 38, nói đến hai người con trai của Giu-đa là Ê-rơ và Ô-nan. Ê-rơ kết hôn với một cô gái tên là Ta-ma, nhưng ông gian ác và Chúa khiến ông bị chết, để lại Ta-ma không có chồng cũng không có con. Ta-ma đã được đưa đến kết hôn với anh trai của Ê-rơ là Ô-nan, đúng theo quy định luật hôn nhân của người Lê-vi trong Phục truyền 25:5-6. Ô-nan không muốn chia tài sản thừa kế của mình với bất kỳ đứa con nào mà ông có thể sanh ra thay mặt cho anh trai mình, vì vậy ông thực hành theo hình thức cổ xưa nhất của kiểm soát sinh sản, làm rơi rớt ra. Sáng thế ký 38:10 chép "Những điều người đã làm không đẹp lòng Chúa, nên Ngài cũng để cho người chết." Động cơ của Ô-nan là sự ích kỷ: Ông đã sử dụng Ta-ma thỏa mãn cho riêng mình, nhưng từ chối thực hiện bổn phận hợp pháp của ông về việc sinh ra một người thừa kế cho người anh đã chết của mình. Đoạn này thường được sử dụng làm bằng chứng nói rằng Thượng Đế không chấp nhận việc hạn chế sinh sản. Tuy nhiên, rõ ràng không phải vì hành động không muốn có con khiến Đức Chúa Trời phải đặt Ô-nan vào chỗ chết, mà là động cơ ích kỷ của Ô-nan đằng sau việc làm đó.
Điều quan trọng là chúng ta nên nhìn con trẻ như cách Chúa nhìn chúng, chứ không phải cách thế gian nói. Dù vậy, Kinh Thánh không ngăn trở việc tránh thai. Theo định nghĩa tránh thai đơn thuần là đừng để thụ thai. Việc tránh thai tự thân không xác định được tính đúng hay sai. Như chúng ta đã học được từ Ô-nan, đó là động cơ đằng sau các biện pháp tránh thai sẽ quyết định điều đó đúng hay sai. Nếu một cặp vợ chồng thực hiện tránh thai là để có thêm thoải mái cho mình thì là sai. Nếu một cặp vợ chồng thực hiện tránh thai là để khi họ trưởng thành hơn và có đầy đủ tài chính, chuẩn bị tinh thần chu đáo, sau đó mới sinh con, thì việc tránh thai là chuyện chấp nhận được. Vấn đề ở đây là động cợ.
Kinh Thánh luôn luôn trình bày có con là một điều tốt. Lời Chúa "mong mỏi" rằng người chồng và vợ có con cái. Trong Kinh Thánh cho biết không có khả năng sinh con như là một điều xấu. Chẳng có một người nào trong Kinh Thánh bày tỏ mong muốn không có con cái. Đồng thời, Kinh Thánh không đưa ra một căn cứ rõ ràng nào để tranh luận rằng tránh thai là một điều sai. Tất cả các cặp vợ chồng nên tìm kiếm ý của Chúa liên quan đến việc khi nào họ nên có con và nên có bao nhiêu con.
English
Kinh Thánh nói gì về biện pháp kiểm soát sinh sản? Cơ Đốc nhân có nên sử dụng biện pháp tránh thai?