settings icon
share icon
Câu hỏi

Kinh Thánh nói gì về sự cưỡng hiếp?

Trả lời


Kinh Thánh thực sự đề cập đến vấn đề cưỡng hiếp. Thật như chúng ta đã suy nghĩ, khi nói đến tội cưỡng hiếp, Kinh Thánh mô tả đây là sựu vi phạm trắng trợn kế hoạch của Đức Chúa Trời về việc đối xử với cơ thể con người (Sáng thế ký 34). Kinh Thánh lên án mỗi khi tội cưỡng hiếp được đề cập. Chẳng hạn, có một đoạn đặc biệt trong luật pháp được ban cho dân Y-sơ-ra-ên trước khi vào Đất Hứa dưới sự lãnh đạo của Giô-suê. Đoạn văn này (Phục Truyền Luật Lệ Ký 22:13–29), trực tiếp lên án việc ép buộc một người người nữ quan hệ tình dục trái với ý muốn của cô ấy, hay điều mà ngày nay chúng ta gọi là cưỡng hiếp. Mạng lệnh này nhằm bảo vệ người nữ và bảo vệ đất nước Y-sơ-ra-ên khỏi những hành vi tội lỗi.

Phục Truyền Luật Lệ Ký 22:25–27 nêu rõ hình phạt mà Luật pháp Môi-se áp dụng đối với một người nam cưỡng hiếp một người nữ đã hứa hôn. Người nam sẽ bị tử hình bằng cách ném đá trong khi người nữ được coi là vô tội. Mặc dù Luật pháp Môi-se dành cho Y-sơ-ra-ên vào thời Môi-se, nhưng nguyên tắc rõ ràng cưỡng hiếp là tội lỗi dưới mắt Đức Chúa Trời và theo Luật pháp, kẻ hiếp dâm phải chịu hình phạt nặng nề nhất có thể - ấy là cái chết.

Có một phân đoạn Kinh Thánh khó hiểu trong Cựu Ước liên quan đến vấn đề này. Một được chép trong Phục truyền luật lệ Ký 22:28-29: “Nếu một người nam gặp một con gái trẻ đồng trinh, chưa hứa gả, bắt nàng nằm cùng, mà người ta gặp tại trận, thì người nam đã nằm cùng con gái trẻ đó phải nạp cho cha nàng năm mươi siếc-lơ bạc, rồi nàng sẽ làm vợ người, bởi vì người có làm nhục nàng. Người còn sống ngày nào, thì chẳng được phép đuổi nàng đi.” Nếu người bị cưỡng hiếp không được hứa hôn, thì người cưỡng hiếp sẽ đối mặt với những hậu quả khác.

Chúng ta phải xem Phục Truyền Luật Lệ Ký 22:28–29 qua lăng kính của văn hóa cổ đại. Vào thời đó, quy ước xã hội đối xử tệ bạc với người nữ. Họ không thể sở hữu tài sản. Họ không thể kiếm được một công việc để nuôi sống bản thân. Nếu một người nữ không có cha, chồng hoặc con trai, cô ấy không được pháp luật bảo vệ. Lựa chọn của họ là trở thành nô lệ hoặc gái mại dâm. Nếu một người nữ chưa kết hôn mà không còn trinh, thì cô ấy rất khó kết hôn. Nếu cô ấy không thể kết hôn, người cha sẽ không có nhiều lựa chọn cho cô.

Hình phạt của Đức Chúa Trời dành cho những kẻ cưỡng hiếp một trinh nữ ấy là phạt tiền và có trách nhiệm suốt đời với nàng, điều này được quy định để ngăn chặn tội cưỡng hiếp bằng cách bắt kẻ cưỡng hiếp phải chịu trách nhiệm cho hành vi phạm tội của mình. Người này đã huỷ hoại đời một cô gái, nên anh ta phải có trách nhiệm hỗ trợ suốt cả quãng đời còn lại của cô. Điều này này có vẻ không công bằng đối với độc giả hiện đại, nhưng chúng ta không sống trong cùng nền văn hoá như họ. Trong II Sa-mu-ên 13, Hoàng tử Am-nôn cưỡng hiếp em gái cùng cha khác mẹ của mình là Ta-ma. Ngay cả khi Am-nôn từ chối cô, nỗi đau kinh hoàng và xấu hổ khi bị xâm hại khi chưa kết hôn đã khiến Ta-ma cầu xin anh cưới cô (người anh trai cùng cha khác mẹ của cô!). Và anh ruột của Ta-ma, là Áp-sa-lôm, đã quá căm ghét hiện thực này, nên đã ra tay sát hại Am-nôn. Theo đó, chúng ta nhận thấy trinh tiết của người nữ được đề cao như thế nào trong thời đó.

Critics of the Bible also point to Numbers 31 (and similar passages) in which the Israelites were allowed to take female captives from nations they conquered. Critics say this is an example of the Bible’s condoning or even promoting rape. However, the passage says nothing about raping the captive women. It is wrong to assume that the captive women were to be raped. The soldiers were commanded to purify themselves and their captives (verse 19). Rape would have violated this command (see Leviticus 15:16–18). The women who were taken captive are never referred to as sexual objects. Did the captive women likely eventually marry amongst the Israelites? Yes. Is there any indication that rape or sex slavery was forced upon the women? Absolutely not.

Một số nhà phê bình Kinh Thánh diễn giải Dân số Ký chương 31 (và những phân đoạn Kinh Thánh tương tự khác) giải thích rằng khi đánh bại một dân tộc, dân Y-sơ-ra-ên được phép bắt người nữ dân tộc đó làm phu tù. Những người phê bình này cho rằng đây là một ví dụ về việc Kinh Thánh dung túng hoặc thậm chí khuyến khích việc cưỡng hiếp. Tuy nhiên, phân đoạn Kinh Thánh trên không nói gì về việc cưỡng hiếp những người nữ tù binh. Thật sai lầm khi giả định rằng những người nữ tù binh bị cưỡng hiếp. Binh lính được truyền lệnh phải thanh tẩy bản thân, và những phu tù cũng vậy (câu 19). Cưỡng hiếp sẽ vi phạm mạng lệnh này. Vì thế, những người nữ phu tù chưa bao giờ bị xem là đối tượng để bị cưỡng hiếp. Liệu những người người nữ bị bắt làm phu tù này cuối cùng có khả năng kết hôn với người Y-sơ-ra-ên? Có. Liệu có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy những người nữ này bị cưỡng hiếp hoặc nô lệ tình dục không? Tuyệt đối không.

Tội cưỡng hiếp không được đề cập một cách trực tiếp trong Tân Ước, nhưng trong văn hoá người Do Thái thời bấy giờ, họ xem đó là tội tà dâm. Chúa Giê-su và các môn đồ lên án tội gian dâm, thậm chí coi đó là lý do chính đáng để ly dị (Ma-thi-ơ 5:32).

Hơn nữa, Tân Ước nói rõ rằng các Cơ Đốc nhân phải tuân theo luật pháp của các bậc cầm quyền (Rô-ma 13). Cưỡng hiếp không chỉ sai trái về mặt đạo đức; cưỡng hiếp còn vi phạm luật pháp ở bất kì nơi đâu. Như vậy, bất kỳ ai phạm tội này đều phải gánh chịu hậu quả, bao gồm cả việc bắt giữ và bỏ tù.

Đối với những nạn nhân bị cưỡng hiếp, chúng ta phải dành nhiều sự quan tâm và lòng trắc ẩn. Lời Đức Chúa Trời dạy chúng ta phải giúp đỡ những ai đang trong sự thiếu thốn và chịu nhiều tổn thương. Cơ Đốc nhân nên phản ánh tấm gương của Đấng Christ về tình yêu thương và lòng trắc ẩn bằng cách giúp đỡ các nạn nhân bị cưỡng hiếp trong nhiều cách có thể.

Mọi người phải chịu trách nhiệm về những tội lỗi mà họ phạm phải, bao gồm cả tội cưỡng hiếp. Tuy nhiên, không một ai ở bên ngoài ân sủng của Đức Chúa Trời. Ngay cả đối với những người đã phạm tội nặng nề nhất, Đức Chúa Trời có thể mở rộng sự tha thứ nếu họ ăn năn và từ bỏ con đường xấu xa của mình (1 Giăng 1:9). Điều này không loại trừ việc cần phải bị trừng phạt theo luật pháp, nhưng lại có thể mang đến hy vọng và con đường dẫn đến một đời sống mới.

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Kinh Thánh nói gì về sự cưỡng hiếp?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries