Câu hỏi
Tôi đã tin nhận Chúa Giê Xu …Bây giờ tôi cần làm gì?
Trả lời
Quý vị thân mến,
Để tăng trưởng trong đức tin và trở thành một môn đồ trung tín, mời quý vị hãy mạnh dạn tìm ngay một Hội Thánh Tin Lành gần nơi ở của mình để được hướng dẫn thêm về Chúa và cùng anh em thờ phượng Chúa. Trong Kinh thánh có chép rằng, “Hội thánh” được thành lập bởi Chúa Giê-xu (Ma-thi-ơ 16:18) và mỗi tín đồ nên là một phần của Hội thánh (I Cô-rinh-tô 12:18-27). Và để tìm được một Hội thánh địa phương thích hợp, xin quý vị vui lòng truy cập đường dẫn sau https://httlvn.org/?do=danhba hoặc nếu quý vị ở miền Bắc Việt Nam, vui lòng tham khảo danh sách Hội thánh được đính kèm theo.
Nhấp vào đây để tải xuống sáu bài tĩnh nguyện xây dựng nền tảng cho Cơ đốc nhân mới hoàn toàn miễn phí từ bạn bè của chúng tôi tại Twenty20 Faith.
Xin hoan nghinh và chúc mừng quý vị gia nhập gia đình của Chúa Cứu Thế Giê-xu.
Xin chúc mừng! Bạn đã làm một quyết định thay đổi đời sống. Có lẽ bạn sắp hỏi bây giờ tôi phải làm gì đây? Làm thế nào để bắt đầu cuộc hành trình với Thượng Đế? Chú ý năm bước bên dưới sẽ hướng dẫn cho bạn từ Kinh Thánh. Khi nào bạn có câu hỏi trên hành trình theo Chúa, xin ghé thăm vào trang mạng: https://www.gotquestions.org/Viet
1. Củng cố sự hiểu biết về sự cứu rỗi của bạn:
I Giăng 5:13 nói với chúng ta: “Ta đã viết những điều này cho các con, hầu cho các con biết mình có sự sống đời đời, là kẻ nào tin đến danh Con Đức Chúa Trời.” Thượng Đế muốn chúng ta hiểu biết về sự cứu rỗi. Thượng Đế muốn chúng ta tin và biết chắc vào những gì chúng ta được cứu. Tóm lại, hãy theo những điểm then chốt về sự cứu rỗi.
(a) Tất cả chúng tôi đã phạm tội. Tất cả chúng tôi đều làm những việc không đẹp lòng Thượng Đế. (Rô-ma 3:23)
(b) Bởi vì tội lỗi của chúng tôi mà chúng tôi xứng đáng bị hình phạt với sự xa cách đời đời khỏi Thượng Đế. (Rô Ma 6:23)
(c) Chúa Giê Xu đã chết trên thập tự giá để đền tội cho chúng tôi (Rô-ma 5:8; II Cô-rinh-tô 5:21). Chúa Giê Xu đã chết thay hình phạt mà chúng ta đáng phải chịu. Sự sống lại của Chúa Giê Xu chứng minh sự chết của Ngài đã đủ trả thay cho tội lỗi của chúng tôi.
(d) Thượng Đế ban cho sự tha thứ và sự cứu rỗi cho tất cả những ai đặt niềm tin vào Chúa Giê-xu – Tin rằng sự chết của Ngài đã đền tội cho chúng ta. (Giăng 3:16; Rô-ma 5:1; 8:1)
Đó là thông điệp của sự cứu rỗi. Nếu bạn đặt đức tin của mình vào Chúa Giê-xu làm cứu Chúa của bạn, bạn đã được cứu. Tất cả tội lỗi của bạn đã được tha, và Thượng Đế hứa sẽ không bao giờ rời bỏ hay là không giúp bạn. (Rô-ma 8:38-39, Ma-thi-ơ 28:20). Nên nhớ kỷ, sự cứu rỗi của bạn được bảo đãm trong Chúa Giê Xu Christ (Giăng 10:28-29). Nếu bạn tin Chúa Giê Xu là Cứu Chúa duy nhất bạn có thể tin chắc rằng bạn sẽ được hưởng sự sống vĩnh cửu với Thượng Đế trong Thiên Đàng.
2. Tìm một nhà thờ (hội thánh) tốt có dạy Kinh Thánh:
Đừng nghĩ hội thánh là một cơ sở tôn giáo. Hội Thánh là những con người. Nó rất quan trọng để các tín hữu trong Chúa Giê Xu Christ có mối quan hệ thân hữu với nhau. Đó là một trong những mục đích trước tiên của nhà thờ. Bây giờ bạn đặt niềm tin của mình trong Chúa Giê-xu. Tôi khích lệ bạn nên tìm một hội thánh tin vào Kinh Thánh trong khu vực bạn đang ở và nói với Mục sư về niềm tin mới của bạn trong Đức Chúa Giê-xu.
Mục đích thứ hai của hội thánh là dạy Kinh Thánh. Bạn có thể học cách áp dụng sự hướng dẫn của Đức Chúa Trời vào đời sống của bạn. Hiểu Kinh Thánh là chìa khóa cho một đời sống thành công và một cuộc sống Cơ Đốc đầy năng lực. II Ti-mô-thê 3:16-17 nói: “Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình, hầu cho người thuộc về Đức Chúa Trời được trọn vẹn và sắm sẵn để làm mọi việc lành.”
Mục đích thứ ba của hội thánh là thờ phượng Chúa. Thờ phượng là tạ ơn Đức Chúa Trời về tất cả những việc Ngài đã làm! Đức Chúa Trời đã cứu chúng ta. Đức Chúa Trời yêu chúng ta. Đức Chúa Trời chu cấp cho chúng ta. Đức Chúa Trời hướng dẫn và chỉ đường cho chúng ta. Làm thế nào mà chúng ta không thể tạ ơn Ngài? Đức Chúa Trời là thánh khiết, công bình, yêu thương, nhân từ và đầy ân điển. Khải huyền 4:11 cho biết: “Lạy Đức Chúa Trời là Chúa chúng tôi, Chúa đáng được vinh hiển, tôn quí, và quyền lực: vì Chúa đã dựng nên muôn vật, và ấy là ý muốn Chúa mà muôn vật mới có và đã được dựng nên.
3. Dành một thời gian riêng biệt mỗi ngày cho Chúa:
Việc sử dụng thời gian hằng ngày dành cho Chúa là điều rất quan trọng cho chúng ta. Một số người gọi thời giờ này là “thời gian tĩnh nguyện” hoặc “thời gian yên lặng”. Những người khác gọi là “giờ tin kính” bởi vì trong giờ phút đó chúng ta thể hiện lòng tin kính với Đức Chúa Trời. Một số người lựa chọn biệt riêng giờ sáng sớm, trong khi một số người khác chọn giờ buổi tối. Không có vấn đề gì khi bạn lựa chọn giờ hay khi nào làm điều đó. Vấn đề là bạn có dành thời giờ đều đặn cho Đức Chúa Trời hay không? Những sự kiện gì quyết định thời gian của chúng ta với Chúa?
(a) Cầu nguyện: Cầu nguyện đơn giản là nói chuyện với Đức Chúa Trời. Nói với Đức Chúa Trời về những vấn đề bạn quan tâm hay những khó khăn của bạn. Cầu xin Đức Chúa Trời ban cho bạn sự khôn ngoan và hướng dẫn bạn. Cầu xin Chúa cung cấp những nhu cầu của bạn. Nói với Đức Chúa Trời bạn yêu Ngài thật nhiều và bạn chân thành cảm tạ ơn Ngài rất nhiều về những điều Ngài làm cho bạn. Đó là tất cả những gì mà bạn cầu nguyện.
(b) Đọc Kinh Thánh: Ngoài việc được dạy Kinh Thánh trong nhà thờ, trong Trường Chúa nhật, và/hay là trong những lớp nghiên cứu Kinh Thánh – bạn cần tự mình đọc Kinh Thánh. Kinh Thánh chứa đựng mọi điều bạn cần biết nhằm để sống một đời sống Cơ Đốc thành công. Kinh Thánh bao gồm sự hướng dẫn của Đức Chúa Trời để làm thế nào có những quyết định khôn ngoan, làm thế nào để chăm sóc người khác, và làm thế nào để được trưởng thành trong đời sống thuộc linh. Kinh Thánh là Lời của Đức Chúa Trời cho chúng ta. Kinh Thánh là quyển hướng dẫn xử dụng cần thiết của Đức Chúa Trời cho chúng ta để làm thế nào chúng ta sống được đẹp lòng Ngài và có được cuộc sống mãn nguyện.
4. Phát triển mối thông công với mọi người có thể giúp cho tâm linh bạn.
I Cô-rinh-tô 15:33 nói với chúng ta: “Anh em chớ mắc lừa, bạn bè xấu làm hư thói nết tốt.” Kinh Thánh có nhiều lời cảnh báo về những người xấu gieo ảnh hưởng đến chúng ta. Dành nhiều thời gian với những người có các hoạt động ràng buộc với tội lỗi sẽ cám dỗ chúng ta về những việc làm của họ. Tư cách của những người xung quanh này sẽ “làm bại hoại” chúng ta. Đó là lý do tại sao những người chung quanh rất quan trọng nếu là những người yêu mến Chúa và có bổn phận với Ngài.
Cố gắng tìm một hoặc hai người bạn trong hội thánh của bạn là người có thể giúp đỡ và khuyến khích bạn. (Hê-bơ-rơ 3:13;10:24). Nhờ những người đó chịu trách nhiệm kiểm tra thời giờ cầu nguyện, hành động và việc đồng đi với Chúa của bạn. Và cũng gợi ý với họ là mình cũng có thể giúp họ giống như vậy. Điều này không có nghĩa là mình phải từ bỏ những người bạn chưa biết Chúa, hãy cứ tiếp tục làm bạn với họ và yêu mến họ. Đơn giản là để cho các bạn ấy biết rằng Chúa Giê-xu đã thay đổi đời sống của mình nên mình không thể làm những điều như trước đây nữa. Hãy cầu xin Đức Chúa Trời cho bạn những cơ hội để chia sẻ về Chúa Giê-xu với những người bạn của mình.
5. Chịu Báp-têm:
Nhiều người không hiểu rõ về lễ Báp têm. Từ ngữ “Báp têm” nghĩa là dìm mình trong nước. Báp têm là cách Kinh Thánh cho biết bạn công khai tuyên xưng về đức tin mới của bạn với Đấng Christ và hứa nguyện theo Ngài. Hành động dìm mình xuống nước bày tỏ việc bạn đồng chôn với Đấng Christ. Việc ra khỏi nước cho thấy sự sống lại của Đấng Christ. Chịu lễ báp têm là xác định chính bạn đồng chết, đồng chôn và đồng được sống lại với Chúa Giê-xu (Rô-ma 6:3-4).
Phép Báp têm không cứu được bạn, báp-têm cũng không rửa sạch tội của bạn. Báp-têm đơn giản là bước vâng phục Chúa. Một cách thông báo công khai về đức tin của bạn trong Đấng Christ là sự cứu chuộc duy nhất. Báp-têm quan trọng vì đó là nấc thang của sự vâng lời, loan báo công khai đức tin trong Đấng Christ và hứa nguyện với Ngài. Nếu bạn sẵn sàng chịu báp-têm bạn nên báo cho Mục sư biết.
English
Tôi đã tin nhận Chúa Giê Xu …Bây giờ tôi cần làm gì?