settings icon
share icon
Câu hỏi

Lịch sử của Cơ Đốc Giáo là gì?

Trả lời


Lịch sử của Cơ Đốc Giáo thực sự chính là lịch sử của nền văn minh Tây Phương. Cơ Đốc Giáo có một ảnh hưởng lan rộng trên toàn xã hội--nghệ thuật, ngôn ngữ, chính trị, pháp luật, cuộc sống gia đình, ngày dương lịch, âm nhạc, và cách chúng ta nghĩ cũng được tô điểm bởi ảnh hưởng của Cơ Đốc Nhân trong gần hai thiên niên kỷ. Vì thế, lịch sử của hội thánh là rất quan trọng để tìm hiểu.

Sự khởi đầu của Hội Thánh
Hội thánh được thành lập 50 ngày sau sự kiện Chúa Giê-xu phục sinh (năm 35 sau Công Nguyên-(sau Chúa)). Chúa Giê-xu đã hứa rằng Ngài sẽ xây dựng hội thánh của Ngài (Ma-thi-ơ 16:18), và sự xuất hiện của Đức Thánh Linh trong ngày lễ Ngũ Tuần (Công vụ 2:1-4), hội thánh-ekklesia (“được gọi tập hợp”)-chính thức được bắt đầu. Đã có ba ngàn người đã đáp ứng với bài giảng của Phi-e-rơ trong ngày đó và quyết định đi theo Đấng Christ.

Sự cải đạo trở thành Cơ Đốc Giáo đầu tiên đến từ những người Do Thái hoặc những người nhập đạo Do Thái, và hội thánh được hình thành ở trung tâm Giê-ru-sa-lem. Bởi vậy, Cơ Đốc Nhân trước hết được xem như là một giáo phái Do Thái, giống như phái Pha-ri-si, Sa-đu-sê, Essenes. Tuy nhiên, những gì mà các sứ đồ rao giảng thực sự hoàn toàn khác so với những nhóm Do Thái khác giảng dạy. Chúa Giê-xu là Đấng Mê-si của người Do Thái (vị Vua được xức dầu) là người đến để làm ứng nghiệm luật pháp (Ma-thi-ơ 5:17) và thiệt lập một giao ước mới bởi sự chết của Ngài (Mác 14:24). Thông điệp này, về trách nhiệm họ đã giết chính Đấng Mê-si của mình, đã làm nhiều nhà lãnh đạo tôn giáo vô cùng giận dữ, và một số người, như Sau lơ người thành Tạt-sơ chẳng hạn, đã hành động để dập tắt “Đạo” (“Con Đường”) này (Công vụ 9:1-2).

Hoàn toàn là có cơ sở khi nói rằng Cơ Đốc Giáo có nguồn gốc từ Do Thái Giáo. Cựu Ước đã đặt nền móng cho Tân Tước, và chúng ta sẽ không thể hiểu hết được Cơ Đốc Giáo nếu như không có kiến thức về Cựu Ước (xem sách Ma-thi-ơ và Hê-bơ-rơ).
Cựu ước giải thích sự cần thiết của một Đấng Mê-si, chứa đựng lịch sử dân sự của Đấng Mê-si, và tiên đoán về sự đến của Đấng Mê-si. Tiếp đến, Tân Ước nói tất cả về sự đến của Đấng Mê-si và công việc của Ngài để cứu chúng ta ra khỏi tội lỗi. Qua cuộc đời của Ngài, Chúa Giê-xu đã làm ứng nghiệm hơn 300 lời tiên tri cụ thể, chứng tỏ rằng Ngài chính là Đấng mà Cựu Ước đã nói trước.

Sự phát triển của Hội Thánh đầu tiên
Không lâu sau lễ Ngũ Tuần, những cách cửa đi vào Hội Thánh đã được mở ra cho những người không phải là người Do Thái. Nhà truyền giáo Phi-líp đã rao giảng cho người Sa-ma-ri (Công vụ 8:5), và nhiều người trong số họ đã tin Chúa. Sứ đồ Phi-e-rơ đã rao giảng cho gia đình không thuộc người Do Thái là gia đình Cọt-nây (Công vụ 10), và họ cũng nhận lãnh Đức Thánh Linh. Sứ đồ Phao-lô (trước đây là người bắt bớ hội thánh) đã loan truyền Phúc Âm rộng khắp Hy Lạp lẫn La Mã, đi xa đến ngay tại chính Rô-ma (Công-vụ 28:16) và cũng có thể cả con đường đến Tây Ban Nha.

Trước năm 70 sau Công Nguyên (sau Chúa), năm thành Giê-ru-sa-lem bị phá hủy, hầu hết các sách của Tân Ước đã được hoàn thiện và lưu hành ở giữa các hội thánh. Sau đó 240 năm, Cơ Đốc Nhân bị bách hại ngay tại Rô-ma, đôi khi ngẫu nhiên và đôi khi bởi sắc lệnh của chính phủ.

Vào thế kỷ thứ 2 và thứ 3, những nhà lãnh đạo hội thánh càng ngày càng trở nên phân cấp khi số lượng tăng lên nhiều. Một số dị giáo đã xuất hiện và bị bác bỏ trong khoảng thời gian này, và lúc này kinh Tân Ước đã được chấp thuận. Sự bách hại vẫn tiếp tục được đẩy mạnh.

Sự nổi lên của Giáo Hội La Mã
Trong năm 312 sau Công Nguyên (sau Chúa), hoàng đế La Mã là Constantine đã tuyên bố một sự cải đạo. Khoảng 70 năm sau, dưới thời trị vì của Theodosius, Cơ Đốc Giáo trở thành tôn giáo chính thức của đế quốc La Mã. Các giám mục được đưa cho những vị trí cao trọng trong chính phủ và trước năm 400 sau Chúa, tên gọi “Công Giáo La Mã” và “Cơ Đốc Giáo” là hầu như đồng nghĩa.

Sau thời Constantine, Cơ Đốc Nhân không còn bị bắt bớ. Trong lúc đó, những người ngoại giáo sẽ bị bắt bớ trừ khi họ cải đạo sang Cơ Đốc Giáo. Chính sự cải đạo cưỡng chế này đã dẫn nhiều người vào hội thánh mà không có sự thay đổi thực sự trong tấm lòng. Những người ngoại giáo đã đem vào cùng với những hình tượng và những phong tục quen thuộc của họ, và hội thánh đã thay đổi. Những biểu tượng, kiến trúc tinh xảo, sự hành hương, và việc tôn kính các thánh đồ đã được thêm vào trong sự thờ phượng đơn giản của hội thánh đầu tiên. Cùng thời gian đó, một số Cơ Đốc Nhân rút ra khỏi Rô-ma, chọn cách sống cô lập như những tu sĩ, và việc làm báp-tem cho trẻ sơ sinh đã được hình thành như là công cụ của việc thanh tẩy nguyên tội.

Qua nhiều thế kỷ tiếp theo, các hội đồng giáo hội đã được tổ chức nhằm nỗ lực xác định giáo lý chính thức của giáo hội, để phê phán việc lạm dụng của tăng lữ, và để tạo sự hòa bình giữa các bên. Khi đế quốc La Mã suy yếu, giáo hội trở nên đầy quyền lực, và nhiều sự bất đồng ý kiến làm rạng nứt giữa giáo hội phía Tây và phía Đông. Giáo hội Tây phương (Latin), trụ sở tại Rô-ma, tuyên bố quyền sứ đồ lên trên hết tất cả các giáo hội khác. Các giám mục tại Rô-ma đã bắt đầu gọi mình là “Giáo Hoàng” (Cha Sứ). Điều này không tương thích với giáo hội Đông phương (Greek) có trụ sở tại Constantinople. Quan điểm thần học, chính trị, thủ tục, và ngôn ngữ bị tách rời đã làm nên Sự Ly Giáo Lớn (Great Schism) vào năm 1054, khi lúc đó Công Giáo La Mã (“phổ thông”) và Chính Thống Giáo Đông Phương (Eastern Orthodox Church) đã dứt phép thông công lẫn nhau và phá vỡ tất cả các mối quan hệ.

Thời kỳ Trung Đại
Suốt thời kỳ Trung Đại (Trung Cổ) tại châu Âu, Giáo Hội Công Giáo La Mã tiếp tục nắm giữ quyền lực, với việc các giáo hoàng tuyên bố quyền lực trên hết tất cả mọi tầng lớp và sống như vua chúa. Sự tham nhũng và tham lam của những người đứng đầu giáo hội đã trở nên phổ biến. Từ năm 1095 đến 1204 các giáo hoàng đã thông qua một loạt các cuộc thánh chiến đẫm máu và tốn kém trong nỗ lực đẩy lùi sự đi lên của Hồi Giáo và giải phóng Giê-ru-sa-lem.

Sự Cải Chánh
Qua nhiều năm, một số cá nhân đã cố gắng kêu gọi sự chú ý về việc vi phạm và sử dụng sai thần học, chính trị, và nhân quyền của Giáo Hội La Mã. Tất cả những người này đều bắt phải im lặng bằng nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên vào năm 1517, một tu sĩ người Đức tên là Martin Luther đã đứng lên chống lại giáo hội, và nhiều người đã lắng nghe. Từ đây, Luther đến với Cuộc Cái Chánh Tin Lành, và thời kỳ Trung Đại cũng khép lại.

Những nhà cải chánh bao gồm Luther, Calvin, và Zwingli đã có sự khác nhau trong nhiều điểm tinh tế chuyên biệt về thần học, nhưng họ đều nhất quán về việc nhấn mạnh thẩm quyền tối cao của Kinh Thánh lên trên giáo hội truyền thống và chân lý rằng tội nhân được cứu nhờ ân điển chỉ bởi đức tin chứ không phải việc làm (Ê-phê-sô 2:8-9)

Mặc dù Công Giáo đã cố gắng làm mọi sự trở lại như trước tại Châu Âu, cùng với đó là một loạt chiến tranh giữa những người chống đối (Tin Lành) và Công Giáo xảy ra sau đó, tuy nhiên Sự Cải Chánh đã xóa bỏ thành công quyền lực của Giáo Hội Công Giáo La Mã và giúp mở một cách cửa vào thời kỳ hiện đại.

Thời kỳ Truyền Giáo
Từ năm 1790 đến 1900, hội thánh đã cho thấy sự quan tâm chưa từng có vào công cuộc truyền giáo. Sự chiếm đóng thuộc địa đã mở ra sự cần thiết của việc truyền giáo, và nền công nghiệp hóa đã cung cấp con người cũng như khả năng tài chính để tài trợ cho các nhà truyền giáo. Các nhà truyền giáo đã đi khắp thế giới rao giảng Phúc Âm, và những hội thánh đã được thành lập khắp thế giới.

Hội Thánh Hiện Đại
Ngày nay, Giáo Hội Công Giáo La Mã và Chính Thống Giáo Đông Phương (Eastern Orthodox Church) đã từng bước hằn gắn mối quan hệ rạng nứt, giống như Công Giáo và người theo Luther. Hội thánh Tin Lành đứng tự lập một cách mạnh mẽ và đâm rễ vững chãi trong thần học Cải Chánh. Hội thánh cũng nhìn nhận sự lớn lên của phái Ngũ Tuần, trường phái ân điển, phái tin lành thống nhất (ecumenicA.alism), và nhiều giáo phái khác.

Chúng ta học được gì qua lịch sử của chúng ta
Nếu chúng ta không học được điều gì khác từ lịch sự của hội thánh thì ít nhất chúng ta cần nhận ra tầm quan trọng của việc để “lời của Đấng Christ ở đầy trong lòng anh em” (Cô-lô-se 3:16). Mỗi người trong chúng ta có trách nhiệm biết được điều mà Kinh Thánh nói và sống theo lời Kinh Thánh. Khi hội thánh quên đi những điều Kinh Thánh dạy và phớt lờ những gì Chúa Giê-xu dạy thì sự lộn xộn sẽ thống trị.

Ngày nay có rất nhiều hội thánh, nhưng chỉ có một Phúc Âm. Đó là “đức tin đã được ủy thác cho các thánh đồ một lần đủ cả” (Giu-đe 1:3). Chúng ta cần cẩn thận để gìn giữ đức tin này và cũng như lưu truyền nó với không sự thay đổi nào cho thế hệ kế tiếp, và Chúa sẽ tiếp tục làm thành lời hứa của Ngài để xây dựng hội thánh của Ngài.

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Lịch sử của Cơ Đốc Giáo là gì?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries