Câu hỏi
Ngày của Chúa là gì?
Trả lời
Cụm từ “ngày của Chúa” thường được đồng nhất với các sự kiện xảy ra vào những ngày cuối cùng của lịch sử (I-sai-a 7:18-25) và thường được gắn liền với cụm từ “ngày đó”. Một chìa khóa quan trọng để hiểu cụm từ này là chúng luôn được chỉ một khoảng thời gian mà Chúa can dự (một cách cá nhân) vào lịch sử, trực tiếp hoặc gián tiếp, để thực thi một khía cạnh nào đó của kế hoạch của Ngài.
Hầu hết mọi người liên hệ ngày của Chúa với một giai đoạn thời gian hay một ngày đặc biệt sẽ xảy ra khi ý định của Chúa trong của lời Ngài cho con người sẽ được ứng nghiệm. Một vài học giả lại tin rằng ngày của Chúa sẽ là một giai đoạn dài hơn là một ngày duy nhất – giai đoạn mà Đấng Christ sẽ cai trị toàn thế giới trước khi Ngài thanh tẩy trời và đất để chuẩn bị cho cõi bất tử của loài người. Một số học giả khác thì tin rằng ngày của Chúa sẽ là một sự kiện diễn ra tức thì khi Đấng Christ trở lại đất để cứu chuộc tín đồ thành tín của Ngài và đưa những kẻ bất tín vào sự đày đọa đời đời.
Cụm từ “ngày của Chúa” được dùng 19 lần trong Cựu ước (I-sai-a 2:12, 13:6,9; Ê-xê-ki-ên 13:5, 30:3, Giô-ên 1:15, 2:1,11,31; 3:14; A-mốt 5:18,20; Ô-ba-đi-a 15; Sô-phô-ni-a 1:17,14; Xa-cha-ri-a 14:1; Ma-la-chi 4:5) và four lần trong Tân ước (Công vụ 2:20; 2 Thê-sa-lô-ni-ca 2:2; 2 Phi-rơ 3:10) và được nhắc đến gián tiếp trong các đoạn khác (Khải huyền 6:17; 16:14).
Các đoạn Kinh thánh Cựu ước đề cập đến ngày của Chúa thường hàm ý sự sắp xảy ra, gần kề, và sự mong đợi: “Hãy khóc than rên siết, vì ngày của CHÚA đã gần!” (I-sai-a 13:6); “Ngày ấy đang đến gần; Ngày của CHÚA đang đến gần” (Ê-xê-ki-ên 30:3); “Hãy làm cho toàn thể dân cư trong xứ run lên sợ hãi, Vì ngày của CHÚA đang đến; nó đến gần rồi” (Giô-ên 2:1); “Từng đoàn hùng binh đông đúc, từng đoàn hùng binh đông đúc, Cùng nhau kéo đến thung lũng chung thẩm! Vì ngày của CHÚA đã gần trong thung lũng chung thẩm” (Giô-ên 3:14); “Hãy im lặng trước mặt CHÚA Hằng Hữu! Vì ngày của CHÚA đến gần” (Sô-phô-ni-a 1:7). Những đoạn Kinh Cựu ước nhắc đến ngày của Chúa thường nói về những ứng nghiệm sẽ xảy ra cả trong tương lai gần và xa, giống như các lời tiên tri của Cựu ước vậy. Một vài đoạn Kinh thánh Cựu ước nhắc đến ngày của Chúa tiên đoán những sự đoán phạt đã thực sự ứng nghiệm một phần trong lịch sử của Ít-sơ-ra-en (I-sai-a 13:6-22; Ê-xê-ki-ên 30:2-19; Giô-ên 1:15, 3:14; A-mốt 5:18-20; Sô-phô-ni-a 1:14-18), trong khi một số khác nói về sự đoán phạt của Chúa sẽ xảy ra vào thời kỳ cuối (Giô-ên 2:30-32; Xa-cha-ri-a 14:1; Ma-la-chi 4:1, 5).
Tân ước gọi ngày đó như “cơn thịnh nộ”, ngày của “sự viếng thăm”, và “ngày vĩ đại của Đấng Toàn năng” (Khải huyền 16:14) và nhắc đến một sự ứng nghiệm trong tương lai xa hơn khi cơn thịnh nộ của Chúa đổ xuống Ít-sơ-ra-en vô tín (I-sai-a 22; Giê-rê-mi 30:1-17; Giô-ên 1-2; A-mốt 5; Sô-phô-ni-a 1) và cả thế gian vô tín này (Ê-xê-ki-ên 38-39; Xa-cha-ri-a 14). Thánh kinh cho ta biết rằng “ngày của Chúa” sẽ đến nhanh chóng, như kẻ trộm trong đêm (Sô-phô-ni-a 1:14-15; 2 Thê-sa-lô-ni-ca 2:2), và vì thế tín đồ phải coi chừng và sẵn sàng cho sự trở lại của Đấng Christ có thể diễn ra vào bất kỳ lúc nào.
Bên cạnh thời kỳ của sự đoán phạt, đó cũng là thời kỳ của sự cứu rỗi khi Chúa cứu phần còn lại của Ít-sơ-ra-en, làm thành lời hứa của Ngài rằng “toàn thể dân Ít-sơ-ra-ên sẽ được cứu” (Rô-ma 11:26), tha thứ tội lỗi và phục hồi lại mảnh đất Ngài đã hứa với Áp-ra-ham Ít-sơ-ra en cho tuyển dân của Ngài (I-sai-a 10:27; Giê-rê-mi 30:19-31,40; Mi-ca 4; Xa-cha-ri 13). Kết của chung cuộc của ngày của Chúa sẽ là “Và sự kiêu căng của loài người sẽ bị hạ xuống; Sự kiêu ngạo của con người sẽ bị biến ra thấp hèn. Chỉ một mình CHÚA sẽ được tôn cao trong ngày ấy” (I-sai-a 2:17). Sự ứng nghiệm tối thượng và cuối cùng của các lời tiên tri nói về ngày của Chúa sẽ đến vào những ngày cuối của lịch sử con người khi Chúa, với sức mạnh lớn lạ của mình, trừng phạt sự ác và làm thành các lời hứa của Ngài.
English
Ngày của Chúa là gì?