settings icon
share icon
Câu hỏi

Ngôi lời trở nên xác thịt nghĩa là gì (Giăng 1:14)?

Trả lời


Thuật ngữ lời được sử dụng theo những cách khác nhau trong Kinh Thánh. Trong Tân Ước, có hai từ Hy Lạp được dịch là "lời": rhemalogo. Chúng có ý nghĩa hơi khác nhau. Rhema thường có nghĩa là "một lời được nói ra". Ví dụ, trong Lu-ca 1:38, khi thiên sứ nói với Ma-ri rằng bà sẽ là mẹ của Con trai của Đức Chúa Trời thì Ma-ri đáp, "Tôi đây là tớ gái của Chúa. Xin điều ấy xảy đến cho tôi như lời ngài [rhema] truyền!

Tuy nhiên, logos có ý nghĩa rộng hơn, mang tính triết học hơn. Đây là thuật ngữ được sử dụng trong I Giăng . Nó thường ngụ ý toàn bộ thông điệp và được sử dụng chủ yếu ám chỉ đến sứ điệp của Đức Chúa Trời dành cho nhân loại. Ví dụ, Lu-ca 4:32 nói rằng, khi Chúa Giê-xu dạy người ta, "Mọi người đều kinh ngạc về sự giảng dạy của Ngài vì lời Ngài [logos] đầy uy quyền". Mọi người ngạc nhiên không chỉ bởi những lời lẽ đặc biệt mà Chúa Giê-xu đã chọn mà bởi toàn bộ thông điệp của Ngài.

"Lời" (Logos) trong I Giăng là đang đề cập đến Chúa Giê-xu. Chúa Giê-xu là Sứ điệp toàn bộ, là mọi điều mà Đức Chúa Trời muốn truyền đạt cho con người. Chương đầu tiên của sách Giăng cho chúng ta một cái nhìn thoáng qua trong mối quan hệ Cha/Con trước khi Chúa Giê-xu đến thế gian trong hình dạng con người. Ngài đã tồn tại từ trước với Đức Chúa Cha (câu 1), Ngài đã tham gia vào việc sáng tạo ra mọi thứ (câu 3), và Ngài là "sự sáng của loài người" (câu 4). Lời (Chúa Giê-xu) là hiện thân đầy đủ của tất cả những gì là Đức Chúa Trời (Cô-lô-se 1:19; 2:9; Giăng 14:9). Nhưng Đức Chúa Cha là Thánh Linh. Ngài vô hình trong mắt con người. Sứ điệp về tình thương và sự cứu chuộc mà Đức Chúa Trời đã phán qua các tiên tri không được ai chú ý đến trong nhiều thế kỷ (Ê-xê-chi-ên 22:26; Ma-thi-ơ 23:37). Mọi người thấy thật dễ dàng để bỏ qua sứ điệp của một Đức Chúa Trời vô hình và tiếp tục trong tội lỗi và sự nổi loạn của họ. Cho nên Sứ điệp đã trở thành xác thịt, tiếp nhận hình dạng con người, và đến để sống ở giữa chúng ta (Ma-thi-ơ 1:23; Rô-ma 8:3; Phi-líp 2:5–11).

Người Hy Lạp sử dụng từ logos để ám chỉ đến "tâm trí", "lý trí" hay "sự khôn ngoan" của một người. Giăng đã sử dụng khái niệm này của người Hy Lạp để truyền đạt sự thật rằng Chúa Giê-xu, Ngôi thứ hai trong Ba Ngôi, là sự tự biểu hiện của Đức Chúa Trời cho thế gian. Trong Cựu Ước, lời của Đức Chúa Trời đã đưa vũ trụ vào sự tồn tại (Thi thiên 33:6) và cứu người nghèo khổ (Thi thiên 107:20). Trong chương một của sách Phúc Âm Giăng, Giăng đang kêu gọi cả người Do Thái và Dân ngoại bang tiếp nhận Đấng Christ đời đời.

Chúa Giê-xu đã kể một câu chuyện ngụ ngôn trong Lu-ca 20:9–16 để giải thích tại sao Ngôi Lời phải trở thành xác thịt. "Một người kia trồng một vườn nho và cho những người trồng nho thuê, rồi đi đến một xứ khác trong một thời gian dài. Đến mùa, chủ sai một đầy tớ đến gặp những người trồng nho để nhận phần hoa lợi của vườn nho. Nhưng các người trồng nho đánh đầy tớ, rồi đuổi về tay không. Chủ sai tiếp một đầy tớ khác, nhưng họ cũng đánh đập, nhục mạ và đuổi về tay không. Chủ lại sai một đầy tớ thứ ba nữa, nhưng họ cũng đánh nó bị thương và đuổi đi.

"Bấy giờ, chủ vườn nho nói: 'Ta phải làm gì đây? Ta sẽ sai con trai yêu dấu của ta đến, có thể họ sẽ kính nể!' Nhưng khi thấy con trai ấy, các người trồng nho bàn với nhau: 'Đây là con thừa kế, hãy giết nó thì gia tài sẽ về tay chúng ta'. Chúng ném con trai ấy ra ngoài vườn nho và giết đi. Vậy chủ vườn nho sẽ xử chúng ra sao? Ông ta sẽ đến và diệt bọn trồng nho ấy, rồi giao vườn nho cho những người khác".

Trong câu chuyện ngụ ngôn này, Chúa Giê-xu đang nhắc nhở các nhà lãnh đạo Do Thái rằng họ đã từ chối các tiên tri và bây giờ đang từ chối Đức Chúa Con. Logos, Lời của Đức Chúa Trời, bây giờ đang được ban cho tất cả mọi người, không chỉ người Do Thái (Giăng 10:16; Ga-la-ti 2:28; Cô-lô-se 3:11). Bởi vì Ngôi Lời đã trở thành xác thịt, chúng ta có một thầy tế lễ thượng phẩm có khả năng thông cảm với những yếu đuối của chúng ta, một người đã bị cám dỗ bằng mọi cách giống như chúng ta, nhưng Ngài không phạm tội (Hê-bơ-rơ 4:15).

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Ngôi lời trở nên xác thịt nghĩa là gì (Giăng 1:14)?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries