Câu hỏi
Cơ Đốc nhân có nên đi khám bác sĩ không?
Trả lời
Có một vài Cơ Đốc nhân tin rằng việc đi khám chữa bệnh là thể hiện sự thiếu đức tin vào Chúa. Trong phong trào Lời Chúa - Đức Tin, việc gặp bác sĩ thường bị coi là thiếu đức tin, điều sẽ thật sự ngăn cản Chúa không chữa lành cho bạn. Trong những nhóm như là Christian Science, việc đi gặp thầy thuốc thỉnh thoảng được coi là rào cản cho việc sử dụng nguồn năng lượng thuộc linh Chúa cho để chữa lành chúng ta. Lô-gic của những cách nhìn này thật là thiếu sót nghiêm trọng. Nếu xe của bạn bị hỏng, bạn có mang đến thợ máy hay chờ Chúa làm phép lạ để chữa lành cho xe bạn? Nếu đường ống nước trong nhà bạn vị vỡ, bạn sẽ chờ Chúa bịt chỗ rò, hay bạn gọi một người thợ sửa ống nước? Chúa thực sự có thể sửa xe cho bạn hay sửa ống nước nhà bạn cũng như Ngài có thể chữa lành cơ thể bạn. Sự thật là Chúa có thể và có làm các phép lạ để chữa bệnh không có nghĩa là chúng ta nên luôn trông đợi phép màu mà không tìm sự kiếm giúp đỡ từ những người mà có kiến thức và kỹ năng.
Các thầy thuốc được nhắc tới khoảng mười hai lần trong Kinh Thánh. Câu Kinh Thánh duy nhất mà dễ có thể bị hiểu sai ngoài ngữ cảnh và rồi làm người ta hiểu lầm là chúng ta không nên đi thầy thuốc đó là trong 2 Sử Ký 16:12. “12 Năm thứ ba mươi chín đời A-sa trị vì, A-sa bị đau chơn, đến đỗi nặng lắm; trong cơn bịnh người không tìm kiếm Đức Giê-hô-va, nhưng tìm kiếm những thầy thuốc.” Vấn đề không phải là Asa đã đi tham vấn thầy thuốc, nhưng là ông ta đã “không tìm kiếm Đức Giê-hô-va”. Thậm chí khi đi khám bác sĩ, đức tin thực sự của chúng ta là nơi Chúa, chứ không phải thầy thuốc.
Có nhiều câu Kinh Thánh nói về việc sử dụng “các cách điều trị y học như là băng bó vết thương (Ê-sai 1:6), xức dầu (Gia-cơ 5:14), dầu và rượu (Luca 10:34), lá cây (Ê-xê-chiên 47:12), rượu (1 Ti-mô-thê 5:23), và thuốc mỡ, cụ thể như là “nhũ hương của Ga-la-át” (Giê-rê-mi 8:22). Hơn nữa, Luca, tác giả của sách Công vụ các sứ đồ và Phúc Âm Luca, được Phao-lô nhắc tới bởi Phao-lô là “thầy thuốc rất yêu dấu” (Cô-lô-se 4:14).
Mác 5:25-30 có nói đến câu chuyện một người phụ nữ có vấn đề với việc chảy máu thường xuyên, vấn đề mà các thầy thuốc không chữa nổi và thậm chí bà đã đến tìm gặp rất nhiều bác sĩ và đã tiêu toàn bộ số tiền của bà. Khi tới gặp Giê-xu, bà nghĩ rằng nếu bà chỉ cần chạm vào vạt áo Chúa, bà sẽ được chữa lành; bà thật sự đã chạm đến vạt áo Ngài và đã được chữa lành. Khi trả lời người Pha-ri-si rằng tại sao Chúa dành thời gian với tội nhân, Chúa Giê-xu phán vớ họ rằng, Đức Chúa Jêsus nghe đều đó, bèn phán rằng: “Chẳng phải là người khỏe mạnh cần thầy thuốc đâu, song là người có bịnh.” (Ma-thi-ơ 9:12). Từ những câu Kinh Thánh này, chúng ta có thể lọc ra những nguyên tắc sau:
1) Thầy thuốc không phải là Chúa và không nên được coi như thế. Họ có thể thỉnh thoảng giúp ích, nhưng sẽ có những lúc thì tất cả những điều họ có thể làm là tiêu hao tiền của bệnh nhân.
2) Tìm kiếm các thầy thuốc và sử dụng cách chữa “đời thường” không bị lên án trong Kinh Thánh. Thực tế mà nói, chữa trị y học được tán thành.
3) Nên tìm kiếm sự can thiệp của Chúa trong những hoàn cảnh khó chữa (Gia-cơ 4:2; 5:13). Chúa không hứa rằng Ngài sẽ trả lời theo cách chúng ta luôn muốn (Ê-sai 55:8-9), nhưng chúng ta có thể chắc chắn rằng những gì Chúa làm là trong tình yêu và cho lợi ích tốt nhất của chúng ta (Thi Thiên 145:8-9)
Vậy, Cơ Đốc nhân nên đi gặp bác sĩ chăng? Chúa tạo ra chúng ta là những con người có trí tuệ và cho chúng ta khả năng tạo ra thuốc và học cách chữa bệnh cho cơ thể. Không có gì là sai với việc áp dụng kiến thức và khả năng vào việc chữa bệnh. Bác sĩ có thể được coi là tặng phẩm Chúa ban cho chúng ta, một cách thức mà qua đó Chúa mang đến sự chữa lành và hồi phục. Đồng thời, đức tin và sự tin tưởng thực sự của chúng ta là ở nơi Chúa, không ở nơi bác sĩ hay thuốc. Còn với những quyết định khó khăn, chúng ta nên tìm kiếm Chúa là Đấng hứa ban cho chúng ta sự khôn ngoan khi chúng ta tìm kiếm nó (Gia-cơ 1:5).
English
Cơ Đốc nhân có nên đi khám bác sĩ không?