settings icon
share icon
Câu hỏi

Kinh Thánh bỏ qua cho chế độ nô lệ?

Trả lời


Chúng ta thường nghĩ rằng chế độ nô lệ là của quá khứ. Nhưng theo ước tính, thì ngày nay hơn 27 triệu người trên thế giới đang ở trong tình trạng nô lệ: lao động ép buộc, thương mại tình dục, ép làm tài sản có thể thừa kế, v.v.... Là người đã được cứu chuộc khỏi ách nô lệ của tội lỗi, môn đồ của Chúa Giê-xu Christ phải là những đội ngũ hàng đầu của việc chấm dứt chế độ nô lệ trong thế giới ngày nay. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là tại sao Kinh Thánh không lên án mạnh mẽ chống lại chế độ nô lệ? Tại sao Kinh Thánh dường như ủng hộ cho việc thực hiện chế độ nô lệ?

Kinh Thánh không có lến án đặc biệt việc thực hiện chế độ nô lệ. Kinh Thánh chỉ hướng dẫn nên đối xử với những nô lệ như thế nào (Phục 15:12-15; Êph 6:9; Cô 4:1), nhưng không hoàn toàn loại bỏ chế độ nô lệ. Nhiều người cho rằng như vậy là Kinh Thánh cho phép mọi hình thức nô lệ. Nhiều người không nhận ra những ngộ nhận của mình rằng chế độ nộ lệ trong thời của Kinh Thánh khác với chế độ nô lệ được thực hiện trong một vài thế kỷ vừa qua tại nhiều nơi trên thế giới. Nô lệ trong Kinh Thánh không căn cứ trên chủng tộc. Người ta bị bắt làm nô lệ không phải vì màu da hay chủng tộc. Trong thời kỳ Kinh Thánh, nô lệ có liên quan đến kinh tế, nó là vấn đề thuộc vềì địa vị xã hội. Người ta bán mình làm nô lệ khi không trả được nợ, hay nuôi nấng gia đình của họ. Trong thời kỳ Tân Ước đôi khi các Bác sĩ, Luật sư, thậm chí là những Chính trị gia là những nô lệ của người khác. Một số người chọn làm nô lệ để người chủ của họ đáp ứng nhu cầu của họ.

Trong một vài thế kỷ qua, chế độ nô lệ là dựa vào màu da. Tại Mỹ nhiều người da màu là nô lệ do chủng tộc của họ. Nhiều chủ sở hữu nô lệ thực sự tin rằng người da màu là những con người hạ đẳng hơn. Kinh Thánh dạy tất cả mọi người được tạo nên đều bởi Đức Chúa Trời và được tạo dựng giống như hình ảnh của Ngài (Sáng 1:27). Cùng lúc đó Kinh Thánh cho phép nô lệ căn cứ vào tình trạng kinh tế và cho phép nó diễn ra. Vấn đề then chốt là nô lệ trong Kinh Thánh đã được phép không giống với cách thức nô lệ dựa vào chủng tộc gây lây lan như bệnh dịch trên thế giới trong suốt những thế kỷ qua.

Thêm nữa cả Tân Cựu-Ước đều lên án việc làm “ăn cắp người”, điều nầy là những gì xảy ra tại Phi Châu trong thế kỷ 19. Những người Phi châu bị những kẻ săn nô lệ vây bắt, rồi bán họ cho người mua bán nô lệ, họ mang những nô lệ đó sang Tân Thế giới để làm việc trong những đồn điền và những nông trại. Việc làm này là sự ghê tởm đối với Đức Chúa Trời. Trong thực tế, hình phạt đối với tội này theo luật pháp Môi-se là cái chết. “Kẻ nào bắt người và bán, hoặc giữ lại trong tay mình, sẽ bị xử tử” (Xuất 21:16). Tương tự như vậy, trong Tân Ước những kẻ buôn bán nô lệ bị liệt vào danh sách trong số những người “Vô đạo và Tội lỗi”, nằm cùng với hạng người giết cha mẹ, giết người, ngoại tình, hư hỏng, nói dối và man trá (1 Tim 1:8-10).

Điềm quan trọng khác là mục đích của Kinh Thánh chỉ đường cứu rỗi, không phải cải cách xã hội. Kinh Thánh thường đến với những vấn đề từ bên trong ra ngoài. Nếu một người kinh nghiệm về tình yêu, lòng thương xót, và ân điển của Đức Chúa Trời bằng cách tiếp nhận sự cứu rỗi của Ngài, Đức Chúa Trời sẽ biến cải người ấy làm thay đổi đường lối suy nghĩ và hành động của người ấy. Một người đã có kinh nghiệm về ơn cứu rỗi và sự tự do khỏi ách nô lệ của tội lỗi, khi Đức Chúa Trời biến đổi linh hồn của mình, sẽ nhận ra rằng nô dịch một con người khác là điều sai quấy. Người ấy sẽ thấy, giống như Phao-lô, rằng một nô lệ có thể là "một người anh em trong Chúa" (Phi-lê-môn 1:16). Một người đã thực sự trải nghiệm ân điển của Đức Chúa Trời sẽ quay sang việc làm nhân từ đối với người khác. Đó sẽ là toa thuốc của Kinh Thánh cho việc chấm dứt chế độ nô lệ.

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Kinh Thánh bỏ qua cho chế độ nô lệ?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries