Câu hỏi
Tại sao Chúa Giê-su phải chịu chết?
Trả lời
Khi chúng ta đặt ra một câu hỏi như thế này, chúng ta phải cẩn thận để không đặt câu hỏi về Chúa. Thắc mắc tại sao Đức Chúa Trời không thể tìm ra “cách khác” để làm điều gì đó có nghĩa là cách Ngài đã chọn không phải là cách hành động tốt nhất và một số phương pháp khác sẽ tốt hơn. Thông thường, những gì chúng ta coi là phương pháp “tốt hơn” là phương pháp có vẻ đúng với chúng ta. Trước khi chúng ta có thể nắm bắt bất cứ điều gì Chúa làm, trước tiên chúng ta phải thừa nhận rằng đường lối của Ngài không phải là đường lối của chúng ta, ý tưởng của Ngài không phải là ý tưởng của chúng ta—chúng cao hơn ý tưởng của chúng ta (Ê-sai 55:8). Ngoài ra, Phục truyền luật lệ ký 32:4 nhắc nhở chúng ta rằng “Công-việc của Hòn-Đá là trọn-vẹn; vì các đường-lối Ngài là công-bình. Ấy là Đức Chúa Trời thành-tín và vô-tội; Ngài là công-bình và chánh-trực”. Do đó, kế hoạch cứu rỗi mà Ngài đã thiết kế là hoàn hảo, công bình và ngay thẳng, và không ai có thể nghĩ ra bất cứ điều gì tốt hơn.
Kinh Thánh chép rằng, “Vả, trước hết tôi đã dạy-dỗ anh em điều mà chính tôi đã nhận-lãnh, ấy là Đấng Christ chịu chết vì tội chúng ta theo lời Kinh Thánh; Ngài đã bị chôn, đến ngày thứ ba, Ngài sống lại, theo lời Kinh Thánh” (1 Cô-rinh-tô 15:3-4). Bằng chứng xác nhận rằng Chúa Giê-su vô tội đã đổ huyết và chết trên thập giá. Điều quan trọng nhất là Kinh Thánh giải thích tại sao cái chết và sự phục sinh của Chúa Giê-su là lối vào thiên đàng duy nhất.
Hình phạt dành cho tội lỗi là cái chết.
Đức Chúa Trời tạo dựng nên thế gian và con người một cách hoàn hảo. Nhưng khi A-đam và Ê-va bất tuân mệnh lệnh của Đức Chúa Trời, Ngài phải trừng phạt họ. Một quan án tha thứ cho những kẻ vi phạm luật pháp không phải là một quan án công chính. Tương tự như vậy, bỏ qua tội lỗi sẽ khiến Đức Chúa Trời thánh khiết trở nên bất công. Cái chết là hậu quả chính đáng của Đức Chúa Trời dành cho tội lỗi. “Vì tiền công của tội lỗi là sự chết” (Rô-ma 6:23). Ngay cả những việc lành cũng không thể bù đắp cho những điều sai trái chống lại Đức Chúa Trời thánh khiết. So với lòng nhân từ của Ngài, “Mọi việc công bình của chúng tôi như áo nhớp” (Ê-sai 64:6). Kể từ khi A-đam phạm tội, mọi người đều phạm tội bất tuân luật pháp công bình của Đức Chúa Trời. “Vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời” (Rô-ma 3:23). Tội lỗi không chỉ là những điều lớn lao như giết người hay phạm thượng, mà còn bao gồm lòng yêu tiền bạc, lòng căm ghét kẻ thù, sự dối trá của lưỡi và lòng kiêu ngạo. Vì tội lỗi, mọi người đều đáng phải chết – bị chia cắt vĩnh viễn khỏi Đức Chúa Trời trong địa ngục.
Lời hứa cần một cái chết vô tội.
Mặc dù Đức Chúa Trời đã đuổi A-đam và Ê-va ra khỏi khu vườn nhưng Ngài không để họ không có hy vọng được hòa giải. Ngài hứa sẽ sai một Đấng Cứu Thế đến để đánh bại sa-tan (Sáng thế ký 3:15). Cho đến lúc đó, con người sẽ dâng tế lễ những con chiên vô tội, thể hiện sự ăn năn tội và niềm tin vào Của Lễ trong tương lai từ Đức Chúa Trời, Đấng sẽ chịu hình phạt cho họ. Đức Chúa Trời tái khẳng định lời hứa của Ngài về Của Lễ với Áp-ra-ham và Môi-se. Đây chính là vẻ đẹp trong kế hoạch hoàn hảo của Đức Chúa Trời: Chính Đức Chúa Trời đã cung ứng Của Lễ duy nhất (Chúa Giê-su) có thể chuộc tội cho dân sự Ngài. Người Con hoàn hảo của Đức Chúa Trời đã hoàn thành yêu cầu hoàn hảo của Đức Chúa Trời về luật pháp toàn vẹn của Ngài. Nó hoàn toàn tuyệt vời trong sự đơn giản của nó. “Đức Chúa Trời đã làm cho Đấng vốn chẳng biết tội-lỗi trở nên tội-lỗi vì chúng ta, hầu cho chúng ta nhờ Đấng đó mà được trở nên sự công-bình của Đức Chúa Trời” (2 Cô-rinh-tô 5:21).
Các tiên tri đã báo trước về cái chết của Chúa Giê-su.
Từ A-đam đến Chúa Giê-su, Đức Chúa Trời đã sai các đấng tiên tri đến với nhân loại, cảnh báo họ về hình phạt của tội lỗi và báo trước về Đấng Mê-si sắp đến. Một vị tiên tri là Ê-sai đã mô tả Ngài:
“Ai tin điều đã rao-truyền cho chúng ta, và cánh tay Đức Giê-hô-va đã được tỏ ra cho ai? Người đã lớn lên trước mặt Ngài như một cái chồi, như cái rễ ra từ đất khô. Người chẳng có hình-dung, chẳng có sự đẹp-đẽ; khi chúng ta thấy người, không có sự tốt-đẹp cho chúng ta ưa-thích được. Người đã bị người ta khinh-dể và chán-bỏ, từng-trải sự buồn-bực, biết sự đau-ốm, bị khinh như kẻ mà người ta che mặt chẳng thèm xem; chúng ta cũng chẳng coi người ra gì. Thật người đã mang sự đau-ốm của chúng ta, đã gánh sự buồn-bực của chúng ta; mà chúng ta lại tưởng rằng người đã bị Đức Chúa Trời đánh và đập, và làm cho khốn-khổ. Nhưng người đã vì tội-lỗi chúng ta mà bị vết, vì sự gian-ác chúng ta mà bị thương, bởi sự sửa-phạt người chịu chúng ta được bình-an, bởi lằn roi người chúng ta được lành bịnh. Chúng ta thảy đều như chiên đi lạc, ai theo đường nấy: Đức Giê-hô-va đã làm cho tội-lỗi của hết thảy chúng ta đều chất trên người. Người bị hiếp-đáp, nhưng khi chịu sự khốn-khổ chẳng hề mở miệng. Như chiên con bị dắt đến hàng làm thịt, như chiên câm ở trước mặt kẻ hớt lông, người chẳng từng mở miệng. Bởi sự ức-hiếp và xử-đoán, nên người đã bị cất lấy; trong những kẻ đồng thời với người có ai suy-xét rằng người đã bị dứt khỏi đất người sống, là vì cớ tội-lỗi dân ta đáng chịu đánh phạt? 9Người ta đã đặt mồ người với những kẻ ác, nhưng khi chết, người được chôn với kẻ giàu; dầu người chẳng hề làm điều hung-dữ và chẳng có sự dối-trá trong miệng. Đức Giê-hô-va lấy làm vừa ý mà làm tổn-thương người, và khiến gặp sự đau-ốm. Sau khi đã dâng mạng-sống người làm tế chuộc tội, người sẽ thấy dòng-dõi mình; những ngày người sẽ thêm dài ra, và ý-chỉ Đức Giê-hô-va nhờ tay người được thạnh-vượng. Người sẽ thấy kết-quả của sự khốn-khổ linh-hồn mình, và lấy làm thỏa-mãn. Tôi-tớ công-bình của ta sẽ lấy sự thông-biết về mình làm cho nhiều người được xưng công-bình; và người sẽ gánh lấy tội-lỗi họ. Vậy nên ta sẽ chia phần cho người đồng với người lớn. Người sẽ chia của-bắt với những kẻ mạnh, vì người đã đổ mạng-sống mình cho đến chết, đã bị kể vào hàng kẻ dữ, đã mang lấy tội-lỗi nhiều người, và cầu thay cho những kẻ phạm tội” (Ê-sai 53:1-12). Ông ví Sự Hy Sinh (Của Lễ) sắp tới như một con chiên bị giết vì tội lỗi của người khác.
Hàng trăm năm sau, lời tiên tri của Ê-sai đã được ứng nghiệm nơi Chúa Giê-su hoàn hảo, được sinh ra bởi trinh nữ Ma-ri. Khi tiên tri Giăng Báp-tít nhìn thấy Ngài, ông đã kêu lên: “Kìa, Chiên con của Đức Chúa Trời, là Đấng cất tội-lỗi thế-gian đi” (Giăng 1:29). Đoàn dân đông vây quanh Ngài để được chữa lành và giảng dạy, nhưng các nhà lãnh đạo tôn giáo khinh miệt Ngài. Đám đông la lên: “Hãy đóng đinh hắn!” Quân lính thì đánh đập, nhạo báng và đóng đinh Ngài. Đúng như tiên tri Ê-sai đã tiên báo, Chúa Giê-su bị đóng đinh giữa hai tên tội phạm nhưng được chôn trong mộ của một người giàu có. Nhưng Ngài không ở lại trong phần mộ. Vì Đức Chúa Trời chấp nhận sự hy sinh của Chiên Con nên Ngài làm ứng nghiệm một lời tiên tri khác bằng cách làm cho Chúa Giê-su sống lại từ cõi chết (Thi Thiên 16:10; Ê-sai 26:19).
Tại sao Chúa Giê-su phải chịu chết?
Hãy nhớ rằng, Đức Chúa Trời thánh khiết không thể để tội lỗi không bị trừng phạt. Việc gánh chịu tội lỗi của chính chúng ta sẽ là chịu sự phán xét của Đức Chúa Trời trong ngọn lửa địa ngục. Ngợi khen Đức Chúa Trời, Ngài đã giữ lời hứa sai Chiên Con trọn lành làm sinh tế để gánh lấy tội lỗi cho những ai tin cậy Ngài. Chúa Giê-su phải chết vì Ngài là người duy nhất có thể trả hình phạt cho tội lỗi của chúng ta.
English
Tại sao Chúa Giê-su phải chịu chết?