settings icon
share icon
Câu hỏi

Tại sao Đức Chúa Trời gửi Chúa Giê xu vào thời điểm đó? Sao không sớm hơn? Sao không muộn hơn?

Trả lời


“Nhưng khi kỳ hạn đã được trọn, Đức Chúa Trời sai Con Ngài đến, do một người nữ sinh ra, sinh ra dưới luật pháp “ (Ga-la-ti 4:4 theo bản dịch hiệu đính). Câu này tuyên bố rằng Đức Chúa Trời Ngôi Cha đã gửi Con Ngài khi “kỳ hạn đã được trọn.” Có nhiều thứ xảy đến trong thế kỷ đầu tiên, mà ít ra theo suy luận loài người, có vẻ như làm nên sự hợp thời cho Chúa Giê-xu đến.

1) Có một sự trông đợi lớn giữa vòng những người Do Thái trong thời kỳ đó rằng Đấng Christ sẽ đến. Sự thống trị của đế chế La Mã lên người Do Thái làm cho người Do Thái khát khao thấy Đấng Christ đến.

2) Đế chế La mã đã tụ hộp phần lớn thế giới dưới chính quyền của nó, làm cho nhiều vùng cảm thấy sự hiệp nhất. Và nữa, vì đế chế lúc đó tương đối là an bình, có thể đi lại, điều này cho phép những người Cơ Đốc thời kỳ đầu giao truyền Phúc Âm. Sự tự do đi lại đó có lẽ là không thể trong những thời kỳ khác.

3) Khi đế chế La Mã đã chinh phục bằng quân sự, Hy Lạp đã chinh phục bằng văn hóa. Một dạng ngôn ngữ Hy Lạp thông dụng (khác với ngôn ngữ Hy Lạp cổ) là ngôn ngữ thương mại và được sử dụng trong cả đế chế, làm cho việc giao truyền Phúc Âm cho nhiều nhóm người thông qua một ngôn ngữ.

4) Việc nhiều thần tượng giả đã thất bại trong việc giúp họ chiến thắng những kẻ xâm lăng La Mã đã làm cho nhiều người bỏ việc thờ những thần đó. Trong khi đó, trong những thành phố mà có “văn hóa” hơn, triết học Hy Lạp và khoa học trong thời kỳ đó làm cho số khác lại trống trải trong tâm linh giống như sự vô thần của những chính phủ cộng sản đã để lại khoảng trống tâm linh ngày nay.

5) Những tôn giáo huyền nhiệm trong thời kỳ này tập trung vào một vị chúa cứu tinh và yêu cầu những người thờ phượng phải dâng những sinh tế có máu, vì thế làm cho Phúc Âm của Đấng Christ với sự hy sinh cuối cùng/thiết yếu dễ tin cho họ. Những người Hy Lạp cũng tin vào sự sống đời đời của tâm hồn (nhưng thân thể thì không).

6) Quân đội La Mã đã tuyển mộ lính từ các tỉnh và giới thiệu những chàng trai này văn hóa La Mã và những ý tưởng (ví dụ như Phúc Âm) mà chưa đến với những tỉnh nằm xa. Lần sớm nhất Phúc Âm được đưa vào nước Anh là kết quả của những nỗ lực của những người lính Cơ Đốc đóng quân tại đó.

7) Những câu ở trên dựa vào những người xem xét thời kỳ đó và đưa ra những phỏng đoán tại sao thời kỳ đó trong lịch sử lại là thời kỳ tốt để Đấng Christ đến. Nhưng chúng ta hiểu rằng ý tưởng của Chúa không phải là ý tưởng của chúng ta. (Ê-sai 55:8), và những điều đó có thể hoặc không phải là một vài lý do mà Chúa chọn thời điểm để gửi Con Ngài đến. Từ ngữ cảnh của Ga-la-ti 3 và 4, ta thấy rõ rằng Chúa đang tìm cách đặt nền móng dựa trên Luật Do Thái để chuẩn bị cho sự giáng lâm của Đấng Christ. Luật pháp là được dùng để giúp cho con người hiểu về chiều sâu của sự tội lỗi của họ (rằng họ không thể nào làm theo luật pháp được) để rồi họ có thể dễ dàng nhận sự chữa lành cho tội lỗi qua Chúa Giê-xu là Đấng Christ (Ga-la-ti 3:22-23; Ro-ma 3:19-20). Luật pháp cũng được “giao quyền” (Ga-la-ti 3:24) để dẫn con người tới Chúa Giê-xu là Đấng Christ. Điều này là nhờ vào nhiều lời tiên tri trong luật pháp chỉ về Đấng Christ mà Chúa Giê-xu đã làm trọn. Thêm vào đó, hệ thống dâng sinh tế chỉ tới một nhu cầu cho việc dâng sinh tế thay cho tội lỗi và cả sự không thỏa đáng của chính nó nữa (với mỗi sinh tế luôn cần có những sinh tế thêm vào sau này nữa). Lịch sử Cựu Ước cũng vẽ lên những bức tranh về con người và công việc của Đấng Christ qua một vài sự kiện và những ngày lễ tôn giáo (ví dụ như sự sẵn lòng của Abraham trong việc dâng con I-sắc, hoặc chi tiết về ngày lễ Vượt Qua trong quá trình xuất hành ra khỏi Ai Cập, vân vân).

Cuối cùng, Đấng Christ đến lúc đó để làm trọn một tiên tri cụ thể. Đa-ni-ên 9:24-27 nói về “bảy mươi tuần” hoặc bảy mươi lần “bảy.” Theo ngữ cảnh, những tuần này hoặc “bảy” này chỉ về từng cụm bảy năm, chứ không phải bảy ngày. Chúng ta có thể nghiên cứu lịch sử và vạch ra chi tiết những dữ kiện của sáu mươi chin tuần đầu (tuần thứ bảy mươi sẽ xảy ra trong một thời điểm trong tương lai). Sự đếm ngược của bảy mươi tuần bắt đầu từ việc “lệnh phục hồi và xây lại Giê-ru-sa-lem” (câu 25). Lệnh này được ban bởi vua Artaxerxes Longimanus 445 trước Công Nguyên. (Xem Nê-hê-mi 2:5). Sau bảy lần “bảy” cộng với sáu mươi hai lần “bảy” hay là 69x7 năm, lời tiên tri nói rằng, “Đấng Chịu Xức Dầu sẽ bị trừ đi và sẽ không có gì cả. Quân đội của một thủ lĩnh sắp đến sẽ hủy phá thành và đền thánh” và “sự cuối cùng sẽ đến như nước lụt” (Có nghĩa là một sự hủy diệt lớn) (Câu 26). Ở đây chúng ta có một sự ám chỉ không thể lẫn đi đâu được về sự chết của Đấng Cứu Thế trên cây thập tự. Một thế kỷ trước trong cuốn sách “Đấng sẽ đến” (tạm dịch từ The Coming Prince), Ngài Robert Anderson đưa ra những phép tính chi tiết về sáu mươi chín tuần sử dụng những “năm tiên tri” với sự để tâm tới những năm nhuận, sai sót trong lịch, sự thay đổi từ trước Công Nguyên sang sau Công Nguyên, vân vân…, và đã tìm ra rằng sáu mươi chín tuần dừng lại đúng vào ngày Chúa Giê-xu tiến vào Giê-ru-sa-lem (Ma-thi-ờ 21:1vv), năm ngày trước khi Chúa chết. Liệu ai đó dùng lịch trình thời gian này hay không, điều cốt yếu là thời điểm Chúa Giê-xu giáng lâm khớp với lời tiên tri chi tiết được tiên tri Đa-ni-ên ghi chép lại hơn 500 năm trước đó.

Thời điểm Đấng Christ hiện thân là thời điểm mà con người ở thời điểm đó được chuẩn bị cho sự giáng lâm của Ngài. Mọi người trong các thế kỷ từ thời điểm đó có đầy đủ chứng cớ rằng Chúa Giê-xu thực sự là Đấng Christ được hứa trước qua những gì Chúa đã làm trọn Lời Thánh Kinh, Lời mà đã phác họa lên và tiên tri về sự giáng lâm của Ngài một cách rất chi tiêt.

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Tại sao Đức Chúa Trời gửi Chúa Giê xu vào thời điểm đó? Sao không sớm hơn? Sao không muộn hơn?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries