settings icon
share icon
Câu hỏi

Tại sao tôi cần tin vào sự phục sinh của Đấng Christ?

Trả lời


Sự kiện Chúa Giê-xu đã bị hành hình trước công chúng ở sứ Giu-đê vào thế kỷ thứ nhất sau Công Nguyên dưới quyền Pontius Pilate bằng phương thức treo trên thập giá đã được xác nhận khá chắc chắn theo sự yêu cầu của Tòa Án Do Thái tối cao. Những báo cáo lịch sử không thiên về Cơ Đốc giáo của Flavius Josephus, Cornelius Tacitus, Lucian ở Samosata, Maimodes và thậm chí tòa án Do Thái tối cao cùng củng cố những bản ghi chép làm chứng của Cơ Đốc giáo trong thời kỳ đầu về những khía cạnh lịch sử quan trong đã nêu về cái chết của Chúa Giê-xu Christ.

Còn về sự phục sinh của Chúa, có những dòng chứng cớ mà cho ra lý lẽ chứng cớ thuyết phục. Cố thần đồng luật học và cũng là một chính khách quốc tế, Ngài Lionel Luckhoo (theo Cuốn sách Guiness về các kỷ lục thế giới, ông nổi tiếng vì kỷ lục chưa từng có là 245 lần liên tiếp bảo vệ để trắng án những phiên xét xử giết người) tóm tắt được sự nhiệt tình và tự tin về chứng cớ mạnh mẽ về sự phục sinh khi ông viết, “Tôi đã dành hơn 42 năm làm việc như một luật sư biện hộ có mặt ở nhiều vùng trên thế giới và vẫn còn tích cực hành nghề. Tôi đã may mắn có được những thành công trong những vụ xét xử bồi thẩm và tôi tuyên bố không chút do dự rằng bằng chứng về sự phục sinh của Đấng Christ là quá đỗi mạnh mà đến nỗi buộc phải chấp nhận bằng chứng mà không còn chỗ cho sự hoài nghi nữa.

Sự đáp trả của cộng đồng thế tục về những chứng cớ đó thì dễ hiểu là thờ ơ theo đúng như sự trung thành kiên định với chủ nghĩa tự nhiên theo phương pháp luận. Với những ai không quen với thuật ngữ này, chủ nghĩa tự nhiên theo phương pháp luận là nỗ lực loài người cố gắng giải thích tất cả mọi thứ dựa trên những nguyên nhân tự nhiên và chỉ những nguyên nhân tự nhiên mà thôi. Nếu một sự kiện lịch sử được khẳng định mà đi ngược với lời giải thích tự nhiên (ví dụ như sự phục sinh màu nhiệm), những nhà học giả thế tục thường nhìn nó với sự nghi ngờ lớn, không màng tới bằng chứng, dù nó có lợi và thuyết phục đến mấy.

Theo ý chúng tôi, lòng trung thành không lung lay với những nguyên nhân tự nhiên cho dù có những bằng chứng mạnh mẽ nghịch lại là không thuận lợi một cuộc điều tra nghiên cứu khách quan (và như vậy thỏa đáng) về những bằng chứng. Chúng tôi đồng ý với tiến sĩ Werner von Braun và vô số những người khác, những người tin rằng ép buộc chấp nhận một thiên hướng triết lý đang nổi khi nghiên cứu bằng chứng ngăn cản sự khách quan. Hoặc theo chính tiến sĩ von Braun, “Bị ép phải tin vào một kêt luận mà thôi… sẽ vi phạm sự khách quan của bản thân ngành khoa học.”

Nói như vậy, hãy để chúng tôi xem xét vài dòng chứng cớ mà bảo vệ sự phục sinh.

Dòng chứng cớ đầu tiên cho sự phục sinh của Đấng Christ.
Để bắt đầu, chúng ta có lời chứng của nhân chứng thành thật. Những nhà biện giải Cơ Đốc trích dẫn hàng trăm nhân chứng, trong đó có vài người ghi chép lại trải nghiệm được cho là của chính họ. Nhiều trong số những nhân chứng này ý thức rõ và kiên cường chịu đựng sự tra tấn kéo dài và cái chết thay vì từ bỏ lời chứng của họ. Sự kiện này chứng nhận sự thành thật của họ và loại trừ khả năng giả dối từ phía họ. Theo ghi chép lịch sử (Sách Công Vụ các sứ đồ 4:1-17; Những lá thư của Pliny gửi Trajan X, 96, vân vân) hầu hết các Cơ Đốc nhân có thể dừng sự đau đớn đơn giản bằng cách từ bỏ đức tin. Thay vào đó, có vẻ như hầu hết chọn sự chịu đựng đau đớn và tuyên bố Đấng Christ phục sinh cho tới chết. Cho là như vậy, trong khi tử vì đạo là đáng chú ý, nhưng nó không nhất thiết là thuyết phục. Nó không giúp xác nhận một đức tin như là nó giúp xác nhận một tín đồ (bằng cách thể hiện sự thành thật của anh ta hay cô ta theo một cách cụ thể). Điều mà làm cho những người tử vì đạo Cơ Đốc trong thời kỳ đầu đáng chú ý là họ biết liệu điều họ tuyên bố là sự thật hay không. Họ có thể thấy Chúa Giê-xu Christ sống và sống khỏe mạnh sau khi Chúa đã chết hoặc là không thấy. Điều này thật khác thường. Nếu nó tất cả chỉ là sự lừa dối, tại sao nhiều người cứ lưu truyền nó mãi bất chấp hoàn cảnh của họ? Tại sao họ chủ tâm bám lấy một lời nói dối không mang lại lợi lộc gì trong khi đối mặt với sự bắt bớ, bỏ tù, tra tấn và cái chết?

Trong sự việc 11 tháng 9 năm 2001, không nghi ngờ gì rằng những người bắt cóc máy bay tự sát tin điều họ tuyên bố (như họ đã tỏ ra bằng việc sãn lòng chết vì nó), nhưng họ không thể và đã không biết liệu nó có thật hay không. Họ đặt niềm tin vào truyền thống được truyền cho họ qua nhiều thế hệ. Ngược lại, những người Cơ Đốc tử vì đạo trong thời kỳ đầu lại là những người thuộc thế hệ đầu. Hoặc là họ đã thấy điều mà họ cho rằng đã thấy, hoặc họ đã không thấy.

Trong những nhân chứng đã tuyên bố nổi tiếng nhất là các Sứ Đồ. Họ cùng nhau trải qua một sự thay đổi không thể bàn cãi sau những sự xuất hiện được cho là hậu phục sinh của Đấng Christ. Ngay sau sự đóng đinh trên thập tự của Ngài, họ đã ẩn nấp trong nỗi sợ hãi cho sự sống của họ. Sau phục sinh, họ đã ra đường, mạnh dạn tuyên bố sự phục sinh mặc dù sự chống đối gia tăng. Điều gì khiến cho họ thay đổi đột ngột và mạnh mẽ vậy? Nó hẳn không phải là vì lợi lộc tiền tài. Các sứ đồ đã bỏ hết mọi sự, cả mạng sống họ, họ có để giảng về sự phục sinh.

Dòng chứng cớ thứ hai về sự phục sinh của Đấng Christ
Dòng chứng cớ thứ hai liên quan đến sự cải đạo của những nhân vật hoài nghi chủ chốt, đáng kể nhất” là Phao-lô và Gia-cơ. Chính Phao-lô nhận mình là một người bắt bớ Hội Thánh trong thời kỳ đầu cách dữ dội. Sau khi ông, theo ông miêu tả, được gặp Đấng Christ phục sinh, Phao-lô đã trải qua một sự thay đổi ngay lập tức và mãnh liệt từ một người bắt bớ Hội Thánh xấu xa thành một trong những người biện hộ có kết quả và quên mình. Giống như nhiều Cơ Đốc nhân trong thời kỳ đầu, Phao-lô chịu đựng sự đói khổ, bắt bớ, đánh đập, bỏ tù và hành hình vì sự trung thành kiên định với sự phục sinh của Đấng Christ.

Gia-cơ thì đa nghi, nhưng không quá thù địch như là Phao-lô. Cuộc gặp gỡ với Đấng Christ sau phục sinh mà được ông công khai đã biến ông thành một tín đồ có một không hai, thành một lãnh đạo Hội Thánh ở Jerusalem. Chúng ta vẫn có một trong những lá thư của ông mà các nhà học giả trên tinh thần chung cho là gửi tới Hội Thánh trong thời kỳ đâu. Giống như Phao-lô, Gia-cơ sẵn lòng chịu đựng và chết vì lời chứng của mình, một dữ kiện mà chứng thực sự chân thật của đức tin của ông (coi sách Công Vụ Các Sứ Đồ và Đời Cổ Xưa của người Do Thái của Josephus XX, ix, 1).

Dòng chứng cớ thứ ba và thứ tư về sự phục sinh của Đấng Christ
Dòng chứng cớ thứ ba và thứ tư liên quan đến sự chứng thực của những kẻ thủ về ngôi mộ trống và dữ kiện rằng đức tin về sự phục sinh bắt nguồn từ Giê-ru-sa-lem. Chúa Giê-xu bị hành hình trước công chúng và được chôn ở Giê-ru-sa-lem. Không thể nào mà niềm tin về sự phục sinh của Chúa lại bắt nguồn từ Giê-ru-sa-lem khi mà xác Ngài vẫn đang trong ngôi mộ nơi mà Tòa án tối cao Do Thái có thể khai quật nó, đưa nó lên cho công chúng coi, và qua đó chứng tỏ đó là sự bịp bợm. Thay vào đó, tòa án tối cao Do Thái lại đổ tội cho các sứ đồ ăn trộm xác, hiển nhiên là họ đang nỗ lực giải thích sự biến mất của xác (và vì thế có ngôi mộ trống). Chúng ta giải thích dữ kiện ngôi mộ trống ra sao? Đây là ba lời giải thích thông thường nhất:

Thứ nhất, các môn đồ ăn cắp xác. Nếu điều này thật, họ đã biết rằng phục sinh là sự bịp bợm. Họ nếu thế thì đã không sẵn lòng chịu đau khổ và chết vì nó. (Coi lại dòng chứng cớ đầu tiên mà đề cập đến sự làm chứng chân thật của các nhân chứng đã thể hiện.) Tất cả những nhân chứng đã tuyên bố hẳn phải biết rằng họ đã không thấy Đấng Christ và vì thế là đã nói dối. Với nhiều người tham gia vào âm mưu như vậy, chắc hẳn ai đó đã đầu thú, nếu không phải là để chấm dứt sự đau khổ của cá nhân anh ta thì ít ra cũng là chấm dứt sự đau khổ của gia đình và bạn bè anh ta. Thế hệ Cơ Đốc nhân đầu tiên đã bị hoàn toàn tra tấn dã man, đặc biệt sau hỏa hoạn ở thành Rô-ma vào năm 64 sau công nguyên (một cuộc hỏa hoạn được cho là do Nero yêu cầu để mở rộng cung điện của ông ta, nhưng ông ta lại đổ tội cho Cơ Đốc nhân trong thành Rô-ma trong quá trình muốn bào chữa cho ông ta). Một sử gia La Mã, Cornelius Tacitus, thuật lại chi tiết trong Biên Niên Đế Chế Rô-ma (xuất bản chỉ một thế hệ sau hỏa hoạn đó).

“Nero đổ tội và giáng những sự tra tấn thấm thía nhất lên một loại người bị ghét bỏ vì sự ghê tởm của họ, được gọi là Cơ Đốc nhân bởi quần chúng. Christus, người mà từ đó là nguồn gốc của tên nhóm người đó, đã chịu một án phạt khinh khủng nhất trong thời cai trị của Tiberius dưới tay của một trong những người đại diện của chúng ta, Pontius Pilatus, và một sự mê tín rất có hại, nên bị kiểm soát một thời gian ngắn, rồi lại bùng nổ không chỉ trong xứ Giu-đê, nơi nguồn cội của sự gian ác này, nhưng thậm chí ở Rô-ma, nơi mà mọi sự gớm giếc và đáng xấu hổ có mặt trên khắp đất lấy nơi đó là tâm điểm và rồi từ đó trở nên nổi tiếng.

Do đó, sự bắt giữ, đầu tiên, là dành cho những người bị kết tội; rồi, dựa trên thông tin của họ, một lượng rất lớn bị kết án, không hẳn vì tội đốt thành phố, mà là tội ghét bỏ nhân loại. Sự mỉa mai đủ thể loại hình thức được thêm vào với sự chết của họ. Đắp bởi nhưng bộ da thú, họ bị xé ra bởi chó và chết, hoặc bị đóng đinh trên thập tự, hoặc bị phải chịu lửa và bị thiêu, để làm đuốc chiếu sáng ban đêm, khi ánh mặt trời tắt.” (Biên niên, XV, 44)

Nero đã soi sáng những bữa tiệc tại khu vườn ông ta với người Cơ Đốc mà ông ta thiêu sống, chắc chắn có một vài người đã thú tội dưới sự đe dọa của sự đau đớn kinh khủng như vậy. Nhưng sự thật là chúng ta không có một báo cáo nào mà người tin Chúa thời kỳ đầu từ chối đức tin để kết thúc sự đau đớn. Thay vào đó, chúng ta có rất nhiều lời chứng về sự xuất hiện sau khi phục sinh và hàng trăm nhân chứng sẵn sang chịu khổ và chết vì nó.

Nếu các môn đồ không lấy cắp xác, thì chúng ta có thể giải thích ngôi mộ trống ra sao nữa? Vài người đã cho rằng Đấng Christ đã giả chết và sau đó ra khỏi mộ. Điều này hiển nhiên là nực cười. Theo như nhân chứng làm chứng lại, Đấng Christ đã bị đánh đập, tra tấn, bị xé da, và bị đâm. Chúa chịu sự hủy hoại trong nội tạng, mất rất nhiều máu, bị ngạt thơ, và một giáo đâm thấu tim. Không có một lý lẽ đáng thuyết phục nào để tin rằng Chúa Giê-xu Christ (hoặc bất cứ con người nào trong trường hợp đó) có thể sống sót sự tra tấn, rồi giả chết, ngồi trong mộ trong ba ngày và đêm không được chăm sóc y tế, không đồ ăn thức uống, rồi tự gỡ tảng đá lớn mà bịt mộ Ngài, trốn thoát mà không bị phát hiện (không để lại đằng sau vệt máu), rồi thuyết phục hàng trăm người chứng kiến rằng Chúa đã phục sinh từ cõi chết và ở trong tình trạng sức khỏe tốt, và rồi biến mất mà không có dấu tích nào. Quan điểm như thế thật nực cười.

Dòng chứng cớ thứ năm về sự phục sinh của Đấng Christ.
Cuối cùng, dòng chứng cớ thứ năm liên quan đến tính chất kì lạ của việc làm chứng của chính nhân chứng. Trong tất cả các chuyện quan trọng kể về sự phục sinh, những người phụ nữ lại được coi là có công là nhân chứng chính và đầu tiên. Đây là sẽ là một sáng kiến kỳ lạ vì trong văn hóa người Do Thái và La Mã cổ thì người phụ nữ bị nhìn xuống một cách hà khắc. Những lời chứng của họ bị coi là không có giá trị và có thể bị xem thường. Với điều này, một người thủ phạm của sự bịp bợm trong thế kỷ đầu tiên ở Giu-đê sẽ cực kỳ khó mà chọn những người phụ nữa là những nhân chứng chính. Trong số tất cả các sứ đồ nam mà tuyên bố thấy Chúa Giê-xu phục sinh, nếu họ đều nói dối và phục sinh là trò bịp, tại sao họ lại chọn những nhân chứng mà bị coi rẻ và không được tin cậy nhất như vậy? Tiến Sĩ William Lane Craig giải thích, “Khi bạn hiểu vai trò của phụ nữ trong xã hội Do Thái trong thế kỷ đầu, thì thật là điều thực sự phi thường khi mà câu chuyện về ngôi mộ trống lại đề cao những người phụ nữ là những người khám phá ra ngôi mộ trống. Phụ nữ nằm ở nấc thang rất thấp trong cấp bậc địa vị xã hội ở xứ Palestine trong thế kỷ đầu tiên. Có những câu nói cổ của các bậc thầy rằng, ‘Hãy để lời của Luật Pháp bị thiêu còn hơn là đưa cho người phụ nữ’ và ‘phước cho người nào mà con cái là nam, nhưng khốn cho người nào mà con cái là nữ.’ Lời chứng của những người phụ nữ bị coi là rẻ rách đến nỗi mà họ thậm chí không thể là nhân chứng luật pháp trong tòa án luật pháp Do Thái. Với sự nhận biết này, quả là hết sức đáng chú ý rằng nhân chứng chính của ngôi mộ trống lại là những người phụ nữ này… Bất cứ câu chuyện truyền thuyết sau đó hẳn phải nên lấy nhân chứng nam là người tìm thấy mộ - ví dụ như Phiê-rơ và Giăng. Sự kiện mà phụ nữ là những nhân chứng đầu tiên tìm ngôi mộ trống được giải thích một cách dễ hiểu nhất bằng sự thật – dù chúng ta thích nó hay không – đó là họ là những người khám phá ra ngôi mộ trống! Điều này cho thấy các tác giả Phúc Âm đã trung thành ghi chép lại những gì đã xảy ra, thậm chí dù điều đó lúc đó là một điều xấu hổ. Điều này chứng thực tính chất có thực của câu chuyện hơn thay vì tính chất truyền thuyết của nó.” (Tiến sĩ William Lane Craig, trích bởi Lee Strobel, Chứng cớ về Đấng Christ, Grand Rapids: Zondervan, 1998, trang. 293)

Tóm tắt
Những dòng chứng cớ: Sự chân thật được thể hiện bởi các nhân chứng (và trong trường hợp của các sứ đồ là sự thay đổi không giải thích được và đáng thuyết phục), sự cải đạo và sự chân thật được thể hiện bởi những kẻ từng đối nghịch chủ chốt – và những người hoài nghi rồi trở thành những nhân vật tử vì đạo, sự kiện ngôi mộ trống, sự chứng nhận của kẻ thù về ngôi mộ trống, sự thật rằng những điều này đều xuất phát từ Giê-ru-sa-lem nơi mà niềm tin về sự phục sinh bắt đầu và nở rộ, những lời chứng của những người phụ nữ, sự đáng chú ý của những lời chứng như vậy với một bối cảnh lịch sử thời đó; tất cả những thứ này chứng thực mạnh mẽ cho tính chất lịch sử của sự phục sinh. Chúng tôi khích lệ những đọc giả của chúng tôi hãy suy xét kỹ lưỡng những dữ kiện này. Những điều này nói lên điều gì với các bạn? Sau khi đã tự suy xét kỹ lưỡng, chúng tôi xác quyết chắn chắn lời tuyên bố của Ngài Lionel:

“Bằng chứng về sự phục sinh của Đấng Christ quả là quá đỗi mạnh mà đến nỗi buộc phải chấp nhận bằng chứng mà không còn chỗ cho sự hoài nghi nữa.”

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Tại sao tôi cần tin vào sự phục sinh của Đấng Christ?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries