settings icon
share icon
Câu hỏi

Thần học giải phóng là gì?

Trả lời


Nói một cách đơn giản, thần học giải phóng là một phong trào giải thích Kinh Thánh thông qua hoàn cảnh của người nghèo. Các tín đồ chân chính của Chúa Giêsu, theo thần học giải phóng, phải hành động hướng tới một xã hội công bằng, mang lại sự thay đổi trong xã hội và chính trị, và liên kết với giai cấp công nhân. Chính Chúa Jêsus thuộc tầng lớp nghèo, đã chú trọng đến những người nghèo và bị áp bức, và bất kỳ giáo hội hợp pháp nào cũng sẽ ưu tiên cho những người đã bị gạt ra ngoài lề xã hội hoặc bị tước đoạt các quyền của họ. Tất cả học thuyết của giáo hội cần phải phát triển rộng ra theo cách nhìn của tầng lớp nghèo khó. Bảo vệ những quyền lợi cho người nghèo được xem là trọng tâm của phúc âm.

Đây là một ví dụ về cách thần học giải phóng bày tỏ Kinh thánh xuyên qua lăng kính của người nghèo và thiếu thốn: trong Lu-ca 1: 52-53, bà Ma-ri ca ngợi Chúa rằng: "Ngài đã cách người có quyền khỏi ngôi họ, và nhắc kẻ khiêm nhượng lên, Ngài đã làm cho kẻ đói được đầy thức ngon, và đuổi kẻ giàu về tay không". Theo thần học giải phóng, bà Ma-ri đang bày tỏ niềm vui rằng Đức Chúa Trời đã giải phóng những người nghèo khổ về mặt vật chất và nuôi dưỡng những người đói khát về thể chất trong khi hạ những kẻ giàu xuống. Ngài là một Đức Chúa Trời, nói cách khác, Ngài ban ơn cho người thiếu thốn vượt qua những kẻ giàu có.

Thần học giải phóng có nguồn gốc từ Công giáo La Mã Mỹ La-tinh. Sự phát triển của nó được xem như là một phản ứng đối với tình trạng nghèo đói lan rộng và sự ngược đãi của các bộ phận lớn trong xã hội Mỹ La-tinh. Một quyển sách có ảnh hưởng thúc đẩy thần học giải phóng là Fr. Gustavo Gutiérrez'sA Theology of Liberation (1971).

Các nhà quảng bá thần học giải phóng đã đem các vị tiên tri của Cựu Ước vào để hỗ trợ. Ví dụ, Malachi 3: 5 cảnh báo về sự phán xét của Đức Chúa Trời đối với những kẻ đàn áp người làm công: "Ta sẽ đến gần các ngươi đặng làm sự đoán xét, và ta sẽ vội vàng làm chứng nghịch cùng ... những kẻ gạt tiền công của người làm thuê, hiếp đáp kẻ góa bụa và kẻ mồ côi, những kẻ làm hại người khách lạ và những kẻ không kính sợ ta, Đức Giê-hô-va vạn quân phán vậy" (xem thêm Ê-sai 58: 6-7, Giê-rê-mi 7: 6, Xa-cha-ri 7:10). Cũng vậy, những lời của Chúa Jêsus trong Luca 4:18 cho thấy lòng trắc ẩn của Ngài đối với những người bị áp bức: "Thần của Chúa ngự trên ta; vì Ngài đã xức dầu cho ta đặng truyền tin lành cho kẻ nghèo; Ngài đã sai ta để rao cho kẻ bị cầm được tha, kẻ mù được sáng, kẻ bị hà hiếp được tự do" (Xem thêm Ê-sai 61:1).

Các nhà thần học giải phóng cũng sử dụng những lời Chúa Jêsus trong Ma-thi-ơ 10:34 để quảng bá cho ý tưởng rằng giáo hội nên tham gia vào việc tuyên truyền tích cực: "Chớ tưởng rằng ta đến để đem sự bình an cho thế gian; ta đến, không phải đem sự bình an, mà là đem gươm giáo". Chúa Giê-su, theo thần học giải phóng, không phải thúc đẩy vì sự ổn định xã hội mà vì bất ổn xã hội.

Các nhà phê bình thần học giải phóng kết hợp nó với chủ nghĩa Mác và nhìn thấy nó như là một hình thức tôn giáo của chính sách xã hội chủ nghĩa thất bại. Các quan chức Vatican, bao gồm cả một số giáo hoàng, đã lên tiếng chống lại thần học giải phóng. Những lý do để giáo hội Công giáo phản đối liên quan đến việc thần học giải phóng được nhấn mạnh hơn là giáo lý và việc họ bác bỏ cấu trúc phân cấp của giáo hội - Thần học giải phóng ủng hộ "các cơ sở cộng đồng" gặp gỡ bên ngoài ranh giới của nhà thờ, thực tế bỏ qua hàng giáo phẩm Công giáo.

Thần học giải phóng đã vượt ra khỏi tầng lớp nông dân nghèo ở Nam và Trung Mỹ. Haiti và Nam Phi cũng là cái nôi cho những hình thể thần học giải phóng. Tại Hoa Kỳ, thần học giải phóng người da đen được thuyết giảng trong một số nhà thờ như Trinity United Church of Christ của Jeremiah Wright (mục sư của Tổng Thống Obama). Một phong trào thần học có liên quan là thần học giải phóng nữ quyền, coi phụ nữ là nhóm bị áp bức cần phải được giải phóng.

Kinh thánh chắc chắn dạy những người theo Đấng Christ phải quan tâm đến người nghèo khó (Ga-la-ti 2:10, Gia-cơ 2:15-16, 1 Giăng 3:17), và chúng ta cần phải lên tiếng chống lại sự bất công. Và đúng vậy, Kinh thánh cảnh báo nhiều lần việc chống lại sự lừa dối của sự giàu có (Mác 4:19). Tuy nhiên, thần học giải phóng đã sai lầm ở một vài chổ. Thứ nhất, nó đặt hành động xã hội ngang bằng với sứ điệp phúc âm. Chẳng hạn việc cứu giúp người nghèo đói là quan trọng, nhưng nó không thể thay thế cho Phúc âm của Đấng Christ (xem Công-vụ 3:6). Nhu cầu chính của nhân loại là tâm linh, chứ không phải xã hội. Ngoài ra, phúc âm dành cho tất cả mọi người, kể cả người giàu (Luca 2:10). Những vị khách đến với Đấng Christ bao gồm cả người chăn chiên và thầy phù phép; Cả hai nhóm người đều được chào đón. Để gán vị trí đặc biệt cho bất kỳ nhóm người nào mà Đức Chúa Trời ưa thích là phân biệt đối xử, một điều mà Đức Chúa Trời không làm (Công vụ 10: 34-35). Đấng Christ mang lại sự hiệp nhất cho Hội thánh của Ngài, không phân chia theo các đường lối kinh tế-xã hội, chủng tộc, hay giới tính (Ê-phê-sô 4:15).

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Thần học giải phóng là gì?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries