Câu hỏi
Có phải nói tiếng lạ là bằng chứng của việc có đức Thánh Linh?
Trả lời
Có ba trường hợp trong sách Công vụ, nói tiếng lạ đi đôi với việc nhận lãnh đức Thánh Linh – Công vụ 2:4, 10:44:46, và 19:6. Tuy nhiên, đây là ba trường hợp duy nhất trong Kinh thánh mà nói tiếng lạ là dấu hiệu của việc nhận lãnh đức Thánh Linh. Xuyên suốt sách Công vụ, hàng ngàn người tin vào Chúa Giê-xu và không được nói đến về việc liệu họ có nói tiếng lạ hay không (Công vụ 2:41, 8:5-25, 16:31-34, 21:20). Không nơi nào trong Tân Ước dạy chúng ta rằng nói tiếng lạ là bằng chứng duy nhất của một người nhận lãnh đức Thánh Linh. Trên thực tế, Tân Ước dạy chúng ta hoàn toàn ngược lại. Chúng ta được chỉ dẫn rằng mọi tín đồ trong Đấng Christ đều có đức Thánh Linh (Rô-man 8:9; 1 Cô-rin-tô 12:13; Ê-phê-sô 1:13-14), nhưng không phải mọi tín đồ đều nói tiếng lạ (1 Cô-rin-tô 12:29-31).
Vậy, tại sao nói tiếng lạ lại là chứng cớ cho Đức Thánh Linh trong 3 đoạn Kinh Thánh ở Công vụ? Công vụ 2 ghi lại việc các sứ đồ được chịu phép báp-têm trong đức Thánh Linh và được cho phép rao giảng Phúc âm. Các sứ đồ được ban cho khả năng nói bằng ngôn ngữ khác (tiếng lạ) để họ có thể chia sẻ lẽ thật với mọi người trong ngôn ngữ của chính họ. Công vụ 10 ghi lại sứ đồ Phi-e-rơ được giao đi giao chia sẻ phúc âm với những người không phải người Do thái. Phi-e-rơ và các Cơ đốc nhân thời kỳ đầu khác, là những người Do thái, chắc hẳn đã có 1 thời gian khó khăn khi tiếp nhận những người ngoại (không phải Do thái) vào Hội Thánh. Chúa cho những người ngoại nói tiếng lạ để bày tỏ rằng họ cũng đã nhận lãnh Đức Thánh Linh tương tự như các sứ đồ đã nhận (Công vụ 10:47, 11:17).
Công vụ 10:44-47 miêu tả: “Khi Phi -e-rơ đương nói, thì Đức Thánh Linh giáng trên mọi người nghe đạo. Các tín đồ đã chịu phép cắt bì, là người kẻ đồng đến với Phi -e-rơ, đều lấy làm lạ, vì thấy sự ban cho Đức Thánh Linh cũng đổ ra trên người ngoại nữa. Vì các tín đồ nghe họ nói tiếng ngoại quốc và khen ngợi Đức Chúa Trời. Bấy giờ Phi -e-rơ lại cất tiếng nói rằng: ‘Người ta có thể từ chối nước về phép báp-tem cho những kẻ đã nhận lấy Đức Thánh Linh cũng như chúng ta chăng?’” Phi-e-rơ sau đó nhắc đến lại sự kiện này như là minh chứng của việc Chúa cũng đã cứu người ngoại (Công vụ 15:7-11).
Cần lưu ý rằng nói tiếng lạ không hề được thể hiện như một thứ mà tất cả Cơ đốc nhân nên mong chờ khi họ nhận Chúa Giê-xu như Đấng Cứu thế và qua đó được chịu phép báp-têm bằng đức Thánh Linh. Trên thực tế, trong tất cả sự cải đạo trong Tân Ước, chỉ có 2 sự kiện nằm trong ý nghĩa đó. Tiếng lạ là 1 phép màu được xảy ra tại 1 thời điểm cụ thể cho 1 mục đích cụ thể. Nó không phải, và cũng chưa bao giờ phải, là dấu hiệu của việc nhận lãnh đức Thánh Linh.
English
Có phải nói tiếng lạ là bằng chứng của việc có đức Thánh Linh?