Câu hỏi
Thuyết thời kỳ là gì và nó có liên quan gì đến Kinh Thánh?
Trả lời
Thuyết thời kỳ là hệ thống thần học có hai phân biệt cơ bản: 1) Giải thích theo nghĩa đen một cách nhất quán của Kinh Thánh, đặc biệt là lời tiên tri Kinh Thánh. 2) Sự phân biệt giữa Israel và Hội Thánh trong chương trình của Thiên Chúa.
Những người theo thuyết thời kỳ cho rằng nguyên tắc của họ về chú giải văn bản là giải thích theo mặt chữ, nghĩa là ý nghĩa mỗi từ đó thông dụng hàng ngày. Biểu tượng, hình thái của lối nói và các thể loại tất cả được giải thích rõ ràng trong phương pháp này, và điều này theo cách không trái với cách giải thích ngữ nghĩa. Ngay cả các biểu tượng và hình thái lời nói có ngữ nghĩa phía sau chúng.
Có ít nhất ba lý do tại sao đây là cách tốt nhất để xem Kinh Thánh. Thứ nhất, về tính triết học, chính mục đích của ngôn ngữ dường như đòi hỏi chúng ta phải giải thích theo nghĩa đen. Ngôn ngữ đã được ban cho bởi Thiên Chúa nhằm mục đích có thể giao tiếp với con người. Lý do thứ hai là thuộc về Kinh Thánh. Mỗi lời tiên tri về Chúa Cứu thế Giê Su trong Cựu Ước đã được ứng nghiệm từng chữ. Sự giáng sinh của Chúa Giê Su, mục vụ của Chúa Giê Su, sự chết của Chúa Giê Su và sự phục sinh của Chúa Giê Su tất cả xảy ra một cách chính xác và đúng theo nghĩa đen như Cựu Ước đã tiên đoán. Sự ứng nghiệm những lời tiên tri này trong Tân Ước không có điều nào không theo nghĩa đen. Đây là lý luận mạnh mẽ về phương pháp giải nghĩa đen. Nếu giải thích theo nghĩa đen không được sử dụng trong nghiên cứu Kinh Thánh, không có đối tượng chuẩn xác để hiểu Kinh Thánh. Mỗi người có thể giải thích Kinh Thánh theo cách họ thấy hợp. Sự giải thích theo Kinh Thánh đặt vào nhiệm vụ "Đoạn này nói với tôi điều gì?" thay vì nói chung chung "Kinh Thánh nói ..." Đáng buồn thay, đây là các trường hợp áp dụng trong phần lớn giải thích Kinh Thánh ngày nay.
Thần học thời kỳ dạy rằng có hai loại người khác biệt của Thiên Chúa: Dân Israel và Hội Thánh. Những người theo thuyết thời kỳ tin rằng sự cứu rỗi luôn luôn là bởi đức tin vào Thiên Chúa trong Cựu Ước và đặc biệt trong Con Đức Chúa Trời trong Tân Ước. Những người theo thuyết thời kỳ chủ trương rằng Hội Thánh không thể thay thế dân Israel trong chương trình của Thiên Chúa và Cựu Ước hứa rằng dân Israel không được chuyển sang Hội Thánh. Họ tin rằng những lời hứa của Thiên Chúa thực hiện cho dân Israel (cho đất, nhiều con cháu và nhiều phước lành) trong Cựu Ước cuối cùng sẽ được ứng nghiệm trong ngàn năm bình an - thời gian được nói đến trong Khải Huyền chương 20. Những người theo thuyết thời kỳ tin rằng ngay trong thời đại này Thiên Chúa tập trung chú ý đến Hội Thánh, trong tương lai Ngài tập trung sự chú ý trở lại dân tộc Israel (Rô-ma 9-11).
Sử dụng hệ thống này làm căn bản, những người theo thuyết thời kỳ hiểu Kinh Thánh được tổ chức thành bảy thời kỳ: Vô tội (Sáng thế ký 1:1-3:7), Lương tâm (Sáng thế ký 3:8-8:22), Chính thể loài người (Sáng thế ký 9:1 - 11:32), Lời hứa (Sáng thế ký 12:1-Xuất Ê-díp-tô-ký 19:25), Luật pháp (Xuất Ê-díp-tô-ký 20:1-Công vụ 2:4), Ân điển (Công vụ 2:4-Khải Huyền 20:3), và Vương quốc ngàn năm (Khải Huyền 20:4-6). Một lần nữa, những thời kỳ không phải là đường dẫn đến sự cứu rỗi, nhưng theo cách đó Thiên Chúa liên hệ với con người. Thuyết thời kỳ như là một hệ thống những kết quả trong sự giải thích trước ngàn năm của Chúa Cứu Thế đến lần thứ hai và thường được diễn giải về trước hoạn nạn của sự hoan hỉ. Để tóm tắt, thuyết thời kỳ là một hệ thống thần học nhấn mạnh sự giải thích theo nghĩa đen về những lời tiên tri trong Kinh Thánh, nhận định rõ ràng sự phân biệt giữa dân Israel và Hội Thánh, và Kinh Thánh trình bày những thời kỳ tổ chức khác nhau.
English
Thuyết thời kỳ là gì và nó có liên quan gì đến Kinh Thánh?