settings icon
share icon
Câu hỏi

Thuyết tương thích là gì?

Trả lời


Thuyết tương thích là nỗ lực làm hòa hợp một nhận định thần học cho rằng mọi sự kiện đều được xác định, quy định, và/hoặc ấn định bởi Chúa (ví dụ: thuyết tiền định -determinism, không nhầm lẫn với thuyết định mệnh-fatalism) – với ý chí tự do của con người. Thuyết này ban đầu được đưa ra từ quan điểm triết học của Greek Stoics và sau đó bởi rất nhiều nhà triết học khác như Thomas Hobbes và David Hume, và từ quan điểm thần học của các nhà thần học như Augustine of Hippo và John Calvin, khái niệm ý chí tự do của những nhà tương thích học cho rằng mặc dù ý chí tự do của con người dường như không thể hòa hợp với nhận định của thuyết tiền định, nhưng cả hai đều tồn tại và "tương thích" với nhau.

Nền tảng của khái niệm tương thích về ý chí tự do là phương tiện mà theo đó "ý chí" được định nghĩa. Từ quan điểm thần học, định nghĩa của ý chí được nhìn nhận trong sự soi sáng của sự mạc khải chân lý Kinh Thánh về bản chất tội lỗi và sự hư hỏng thuộc linh của con người. Hai chân lý này đã đưa ra định nghĩa "ý chí" đối với con người sa ngã như là "bị giam cầm trong tội lỗi" (Công-vụ 8:23), một "nô lệ của tội lỗi" (Giăng 8:34, Rô-ma 6:16-17) và bị lệ thuộc vào "chủ", chủ đó là tội lỗi (Rô-ma 6:14). Như vậy, mặc dù ý chí của con người là "tự do" để làm theo điều mà nó muốn, tuy nhiên nó lại muốn hành động theo bản chất của nó, vì bản chất của ý chí sa ngã là tội lỗi, lòng người nào cũng mải mê toan tính những chuyện xấu xa tội lỗi (Sáng thế ký 6:5, xem Sáng thế ký 8:21). Con người, với bản chất tự nhiên là nổi loạn với điều thiện lành thuộc linh (Rôma 8:7-8, I Cô-rinh-tô 2:14), "chỉ tìm cách nổi loạn" (Châm-ngôn 17:11). Về cơ bản, con người "tự do" làm theo ý muốn, và anh ta làm điều đó, nhưng con người chỉ đơn giản là không thể làm điều trái với bản chất của mình. Những gì con người "muốn" làm là tùy thuộc và được xác định hoàn toàn bởi bản chất của mình.

Đây là nơi mà tính tương thích tạo nên sự khác biệt giữa con người có ý chí tự do và là một “con người tự do”. Con người là “tự do” để lựa chọn điều mà đã được xác định bởi bản chất của mình hoặc bởi luật của tự nhiên. Để minh họa cho điều đó, luật tự nhiên cấm con người có thể bay lượn, nhưng điều này không có nghĩa là con người không có tự do. Con người chỉ được tự do khi bản chất của anh ta hoặc luật tự nhiên cho phép anh ta làm điều đó. Theo cách nói thần học, cho dù bản chất con người là không thể đầu phục luật của Chúa (Rô-ma 9:7-8) và không thể đến với Đấng Christ trừ khi Đức Chúa Cha kéo anh ta đến với Ngài (Giăng 6:44), bản chất của con người vẫn hành động tự do theo bản chất của nó. Anh ta tự do và chủ động áp chế chân lý trong sự không công chính (Rô-ma 1:18) bởi vì bản chất của anh ta khiến anh ta không thể làm điều gì khác (Gióp 15:14-16, Thi thiên 14:1-3; 53:1-3; Giê-rê-mi 13:23; Rô-ma 3:10-11). Hai ví dụ hữu ích từ sự xác nhận của Chúa Giê-xu về khái niệm này có thể được tìm thấy trong Ma-thi-ơ 7:16-27 và Ma-thi-ơ 12:34-37.

Khi sự khác biệt giữa con người tự do và ý chí tự do được xác định, tính tương thích tiếp cận bản chất của con người tự do theo sự liên quan đến đề xuất thần học được biết đến như sự tiền định và/hoặc chân lý kinh thánh của bản chất toàn tri của Chúa. Nền tảng của vấn đề này là làm sao con người có thể chịu trách nhiệm cho những hành động của mình nếu những hành động đó sẽ luôn luôn xảy ra (ví dụ tương lai không bị thay đổi) và không thể có được bất cứ điều gì khác với những gì đã xảy ra. Mặc dù có nhiều đoạn Kinh Thánh giải quyết vấn đề này, nhưng có 3 phân đoạn chính cần được xem xét.

Câu chuyện của Giô-sép và anh em người

Đầu tiên là câu chuyên của Giô-sép và anh em người (Sáng thế ký 37). Giô-sép bị ghét bởi anh em người bởi vì người cha của họ là Gia-cốp, người mà yêu thương Giô-séo hơn các người con khác (Sáng thế ký 37:3) và cũng bởi vì giấc chiêm bao cua Gia-cốp và cách giải nghĩa của họ (Sáng thế ký 37:5-11). Vào một thời gian thích hợp, những anh em của Giô-sép bán Giô-sép như là một tên nô lệ cho những thương nhân du hành Midianite. Sau đó, họ nhúng áo choàng của người với máu của một con dê bị giết để đánh lừa cha của họ với suy nghĩ rằng Giô-sép đã bị con thú xé xác (Sáng thế ký 37:18-33). Sau nhiều năm, trong khoảng thời gian Giô-sép được Chúa ban phước, các anh em của Giô-sép gặp người tại Ai-cập, và Giô-sép bày tỏ chính người cho họ (Sáng thế ký 45:3-4). Đó là cuộc thảo luận của Giô-sép với anh em người, là điều thích đáng nhất cho vấn đề này:

“Vậy không phải các anh mà chính Đức Chúa Trời đã sai tôi đến đây. Ngài lập tôi làm cha Pha-ra-ôn, làm chúa của triều đình, và cai trị toàn cõi Ai Cập” (Sáng thế ký 45:8)

Điều mà làm cho câu nói này ngạc nhiên là Giô-sép đã nói trước đây rằng anh em của người đã bán người cho Ai Cập (Sáng thế ký 45:4-5). Trong vài đoạn sau đó, khái niệm về thuyết tương thích được bày tỏ:

“Các anh định hại tôi, nhưng Đức Chúa Trời lại định cho nó thành điều lành để thực hiện việc đang xảy ra hôm nay, tức là bảo tồn sự sống cho bao nhiêu người.” (Sáng thế ký 50:20)

Câu chuyện này trong Sáng thế ký nói cho chúng ta rằng chính anh em người đã bán Giô-sép sang xứ Ai-cập. Tuy nhiên, Giô-sép nói rõ ràng rằng chính Chúa đã làm như vậy. Những người mà từ chối khái niệm tính tương thích có thể nói rằng câu Kinh Thánh này chỉ đơn giản là Chúa “đã dùng” những việc làm của anh em của Giô-sép cho việc tốt lành. Tuy nhiên, đó không phải là điều đoạn văn thực sự nói. Từ Sáng thế ký 45-50, chúng ta được nghe nói rằng (1) anh em của Giô-sép đã sai Giô-sép đến Ai Cập, (2) Chúa đã sai Giô-sép đến Ai Cập, (3) Anh em của Giô-sép có ý định xấu trong việc đưa Giô-sép đến Ai Cập, và (4) Chúa có ý định tốt lành trong việc đưa Giô-sép đến Ai Cập. Vậy, câu hỏi là, ai là người đã sai Giô-sép qua Ai Cập? Câu trả lời bối rối là cả anh em của Giô-sép và Chúa đã làm điều đó. Đó là một hành động được thực hiện bởi 2 đối tượng, anh em người và Chúa cùng làm như vậy.

Sự được ủy nhiệm của dân A-si-ri

Phần thứ 2 bày tỏ sự tương thích được tìm thấy trong Ê-sai 10, là phân đoạn tiên tri cảnh báo cho dân sự của Chúa. Theo lời hứa của Chúa trong Phục-truyền 28-29, Chúa gửi một dân tộc để trừng phạt dân sự của Chúa bởi vì tội lỗi của họ. Ê-sai 10:6 nói rằng A-si-ri là cậy gậy của sự giận dữ của Chúa, “được ủy thác” chống lại dân sự của Chúa “để cướp bóc, tước đoạt và giày đạp chúng như bùn ngoài đường.” Tuy nhiên, cần chú ý những điều mà Chúa nói về dân A-si-ri:

“Nhưng nó không hiểu như thế, lòng nó chẳng nghĩ như vậy; nó muốn tiêu diệt và loại trừ thật nhiều nước.” (Ê-sai 10:7)

Ý định của Chúa trong cuộc xâm lăng của dân A-si-ri là tạo ra sự phán xét công bình của Ngài đối với tội lỗi, trong khi đó ý định của người A-si-ri là để “tiêu diệt và loại trừ nhiều nước”. Hai mục đích/ý định khác nhau, hai chủ thể khác nhau thực hiện để mang mục đích trong một hành động đơn lẻ. Nếu chúng ta đọc xa hơn, Chúa bày bỏ rằng, cho dù sự hủy diệt này được Ngài xác định và ấn định bởi Chúa (Ê-sai 10:23), Ngài vẫn trừng phạt dân A-si-ri bởi vì “lòng tự đại và sự kiêu hãnh của con mắt tự cao của vua A-si-ri” (Ê-sai 10:12, so với Ê-sai 10:15). Mặc dù chính Chúa chắc chắn đã định sự đoán phạt cho người không vâng phục, nhưng Ngài vẫn yêu cầu những người thực thi sự đoán phạt đó chịu trách nhiệm cho những hành động của họ.

Sự đóng đinh của Chúa Giê-xu Christ

Phần thứ ba của Kinh Thánh nói về tính tương thích được tìm thấy trong Công vụ 4:23-28. Như được thấy trong Công vụ 2:23-25, sự chết của Đấng Christ trên thập tự giá được thực hiện bởi “kế hoạch đã được xác định trước và biết trước của Chúa”. Công vụ 4:27-28 bày tỏ xa hơn hành động của Hê-rốt, Pôn-xơ Phi-lát, dân ngoại, và dân sự của Y-sơ-ra-ên đã được xác định và ấn định bởi Chúa để xảy ra khi họ “tụ tập lại chống đối” Chúa và để làm “mọi việc tay Ngài và ý Ngài đã định trước”. Mặc dù Chúa đã xác định rằng Đấng Christ sẽ chịu chết, những ai chịu trách nhiệm về sự chết của Ngài vẫn phải chịu trách nhiệm cho những hành động của họ. Đấng Christ đã bị giết bởi con người độc ác, “Đức Giê-hô-va vui lòng để Người bị tổn thương, và chịu đau khổ” (Ê-sai 53:10). Một lần nữa, câu trả lời cho câu hỏi “ai đã giết Chúa?” là bởi Đức Chúa Trời và những người độc ác – hai mục đích được thực hiện bởi 2 chủ thể trong một hành động đơn lẻ.

Có những đoạn khác của Kinh Thánh liên quan đến khái niệm tương thích, ví dụ Chúa làm cứng lòng những cá nhân (ví dụ Xuất 4:21, Giô-suê 11:20, Ê-sai 63:17). Trong khi tính tương thích dường như làm bối rối cho chúng ta (Gióp 9:10; Ê-sai 55:8-11; Rô-ma 11:33), chân lý này đã được bày tỏ bởi Chúa như là phương tiện mà theo đó sự tể trị của Ngài được hòa hợp với ý chí của con người. Chúa tể trị trên mọi sự (Thi thiên 115:3, Đa-ni-ên 4:35, Ma-thi-ơ 10:29-30), Chúa biết hết mọi sự (Gióp 37:16; Thi thiên 147:5; I Giăng 3:19-20), và con người phải chịu trách nhiệm trước những điều mà họ làm (Sáng thế ký 18:25l Công vụ 17:31; Giu-đe 1:15). Thật vậy, đường lối của Ngài không thể hiểu được (Gióp 9:10; Rô-ma 11:33), và vì thế chúng ta nên tin cậy vào Chúa với cả tấm lòng và không dựa vào trí hiểu của chúng ta (Châm ngôn 3:5-6)

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Thuyết tương thích là gì?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries