settings icon
share icon
Câu hỏi

Kinh Thánh nói gì về sự hình thành tổ chức lãnh đạo trong Hội Thánh?

Trả lời


Đức Chúa Trời đã rất rõ ràng trong lời của Ngài về cách Ngài muốn Hội Thánh trên đất phải có tổ chức và quản trị. Trước hết, Đấng Christ là đầu của Hội Thánh và đó là quyền tối thượng (Êphêsô 1:22; 4:15; Cô-lô-se 1:18). Thứ hai, các hội thánh địa phương phải độc lập, không chịu ảnh hưởng hoặc bị kiểm soát bởi bất cứ một thẩm quyền nào từ bên ngoài, với quyền tự trị và tự do khỏi sự can thiệp của bất kỳ tổ chức thống trị thuộc cá nhân hoặc tổ chức nào (Tít 1:5). Thứ ba, các hội thánh được quản trị (governed) dưới sự lãnh đạo thuộc linh của hai thành phần chính là trưởng lão và chấp sự.

"Trưởng lão" là người lãnh đạo dân sự / lãnh đạo hội chúng giữa vòng người Y-sơ-ra-ên từ thời của Môi-se. Chúng ta tìm thấy họ đưa ra những quyết định chính trị (2 Samuel 5:3; 2 Samuel 17:4, 15), tư vấn cho nhà vua trong lịch sử sau đó (1 Các Vua 20: 7), và làm đại diện cho dân sự liên quan đến những vấn đề tâm linh (Xuất Ê-díp tô 7:17; 24: 1,9; Dân số ký 11:16, 24-25). Các dịch giả Hy Lạp đầu tiên của Kinh Thánh Cựu Ước, bản Bảy Mươi, đã sử dụng từ presbuteros tiếng Hy Lạp cho "trưởng lão". Từ Hy Lạp tương tự này đã được xử dụng trong Kinh Thánh Tân Ước nó cũng được dịch là "trưởng lão".

Kinh Thánh Tân Ước có một số lần nói đến trưởng lão là những người đã phục vụ trong vai trò lãnh đạo hội thánh (Công Vụ 14:23, 15:2, 20:17; Tít 1:5; Gia-cơ 5:14) và dường như mỗi Hội thánh có nhiều hơn một người, với từ thường được tìm thấy trong dạng số nhiều. Các trường hợp ngoại lệ chỉ đề cập đến tình huống trong đó một người trưởng lão đang được chỉ ra bởi một vài lý do (1 Timothy 5:1, 19). Trong Hội thánh Giê-ru-sa-lem, trưởng lão cùng với các sứ đồ là thành phần lãnh đạo (Công vụ 15:2-16:4).

Dường như vai trò của người trưởng lão ngang hàng với vai trò của episkopos, được dịch là "trông nom" hoặc "giám mục" (Công vụ 11:30; 1 Timothy 5:17). Thuật ngữ "trưởng lão" có thể đề cập đến phẩm cách của người lãnh đạo, trong khi thuật ngữ "giám mục / trông nom" nói đến thẩm quyền và trách nhiệm (1 Phi-e-rơ 2:25, 5:1-4). Trong Phi-líp 1:1, Phao-lô chào hỏi các giám mục và chấp sự, nhưng không đề cập đến trưởng lão, có lẽ vì các trưởng lão cũng giống như các giám mục. Tương tự như vậy, 1 Timothy 3:2, 8 cho biết những phẩm chất của các giám mục và chấp sự nhưng không nói đến trưởng lão. Tít 1: 5-7 dường như cũng ràng buộc / liên hệ hai thuật ngữ này lại với nhau.

Vai trò của "chấp sự," từ diakonos, có nghĩa là "xuyên qua bụi đất" là một trong những người lãnh đạo phục vụ hội thánh. Chấp sự được phân biệt với trưởng lão, trong khi những phẩm chất mà trong nhiều cách nó cũng tương tự như của người trưởng lão (1 Timothy 3: 8-13). Các chấp sự giúp cho Hội thánh trong mọi công việc cần thiết, như đã được chép trong sách Công vụ chương 6.

Liên hệ đến từ poimen, được dịch là "mục sư" nói đến một nhà lãnh đạo dân sự của một hội thánh, đã được tìm thấy duy nhất một lần trong Kinh Thánh Tân Ước, Êphêsô 4:11: "Ấy chính Ngài đã cho người nầy làm sứ đồ, kẻ kia làm tiên tri, người khác làm thầy giảng Tin lành, kẻ khác nữa làm mục sư và giáo sư." Phần lớn sự liên kết hai thuật ngữ "mục sư " và "giáo sư" là đề cập đến một vai trò cá nhân (single position), một mục sư - giáo sư. Có khả năng mục sư - giáo sư là người chăn bầy thuộc linh của một hội thánh địa phương.

Có vẻ như các đoạn văn trên cho rằng luôn có một ban trưởng lão (plurality of elders), nhưng điều này không phủ nhận được những sự ban cho của Thượng Đế với cá biệt trưởng lão (particular elders) có ơn giảng dạy trong khi người khác có ơn quản trị, cầu nguyện, v..v. (Rô-ma 12: 3-8; Eph 4:11). Điều đó cũng không phủ nhận Chúa kêu gọi họ bước vào chức vụ mà họ sẽ sử dụng những sự ban cho đó (Công vụ 13:1). Do đó, có thể một người trưởng lão nổi lên như là một "mục sư", người kia có thể đảm nhận chính công tác thăm viếng tín hữu bởi vì người đó có ơn thương xót, trong khi người khác có thể "khéo lãnh đạo" (rule) (1 Tim 5:17) trong khả năng điều hành tổ chức . Nhiều hội thánh được điều hành với một mục sư và ban chấp sự thực hiện các công tác của ban trưởng lão, trong đó họ phân công các công tác mục vụ và cùng chung giải quyết trong một số quyết định. Trong Thánh Kinh cũng có nhiều hội chúng tham dự vào những quyết định. Như vậy, một "nhà độc tài" lãnh đạo là người đưa ra những quyết định (cho dù được gọi là trưởng lão, hay giám mục, hay mục sư) là không phù hợp với Thánh Kinh (Công vụ 1:23, 26; 6: 3, 5; 15:22, 30; 2 Cô-rinh-tô 8:19). Cũng như vậy, là một hội chúng - hội thánh có qui tắc không có tạo áp lực (does not give weight) đối với trưởng lão hay những người lãnh đạo thi hành trách nhiệm.

Tóm lại, Kinh Thánh dạy lãnh đạo bao gồm ban trưởng lão (giám mục / giám thị) cùng với ban chấp sự là những người phục vụ / điều hành hội thánh. Nhưng nó không có gì là đối nghịch với ban trưởng lão này để có một trưởng lão phục vụ trong vai trò chính là "người chăn bầy". Đức Chúa Trời kêu gọi một số người trở thành "mục sư / giáo sư" (ngay cả khi Ngài gọi một số người trở thành giáo sĩ trong Công vụ 13) và ban cho họ những ân tứ để phục vụ hội thánh (Ê-phê-sô 4:11). Vì vậy, một hội thánh có thể có nhiều trưởng lão, nhưng không phải tất cả trưởng lão được kêu gọi phục vụ trong vai trò người chăn bầy. Nhưng, như một trong những trưởng lão, mục sư hay "giáo sư trưởng lão" không có thẩm quyền hơn trong việc ra quyết định so với những trưởng lão khác.

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Kinh Thánh nói gì về sự hình thành tổ chức lãnh đạo trong Hội Thánh?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries