settings icon
share icon
Câu hỏi

Tại sao tôi nên tin vào tổ chức tôn giáo?

Trả lời


Định nghĩa của từ điển "Tôn giáo" là "niềm tin vào Thượng Đế hay các vị thần và thờ phượng các Đấng ấy, thường được thể hiện qua cách sống và lễ nghi; hoặc hệ thống tín ngưỡng, thờ phượng.v.v… đều liên quan đến những chuẩn mực đạo đức." Theo định nghĩa này, Kinh Thánh có nói về tổ chức tôn giáo, nhưng trong nhiều trường hợp mục đích và ảnh hưởng của "tổ chức tôn giáo" không phải là điều mà Đức Chúa Trời hài lòng.

Trong Sáng thế ký chương 11, có lẽ là trường hợp đầu tiên của tổ chức tôn giáo, chính các con cháu của Nô Ê tự tổ chức xây dựng tháp Ba-bên thay vì tuân theo lệnh của Đức Chúa Trời tràn ra khắp đất. Họ tin rằng sự thống nhất của họ là quan trọng hơn mối quan hệ của họ với Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời bước vào và làm lộn xộn ngôn ngữ của họ, do đó phá vỡ tổ chức tôn giáo này.

Trong Xuất Ê-díp-tô-ký chương 6 và các chương tiếp theo Đức Chúa Trời "tổ chức" một tôn giáo cho quốc gia Y-xơ-ra-ên. Mười điều răn, những luật lệ về hòm giao ước và hệ thống dâng tế lễ đã được thiết lập bởi Đức Chúa Trời và đã được dân Y-xơ-ra-ên vâng theo. Nghiên cứu xa hơn của Tân Ước làm rõ ra mục đích của tôn giáo này hướng dân sự đến nhu cầu cần Chúa Cứu Thế-Đấng Mê-si (Ga-la-ti 3; Rô ma 7). Tuy nhiên, nhiều người đã lầm lẫn điều này nên tôn thờ các luật lệ và lễ nghi hơn là Đức Chúa Trời.

Suốt qua lịch sử của dân Y-xơ-ra-ên, nhiều cuộc tranh chấp tôn giáo đã xảy ra với Y-xơ-ra-ên Y-xơ-ra-ên. Ví dụ như việc thờ thần Ba-anh (Quan Xét 6; I Các Vua 18), thần Đa-gôn (I Sa-mu-ên 5), và thần Mo-lóc (II Các vua 23:10). Đức Chúa Trời đánh bại những người theo các tôn giáo này, hiển thị quyền tể trị của Đấng toàn năng.

Trong Phúc Âm, các người Pha-ri-si và Sa-đu-sê được mô tả là những đại diện của tổ chức tôn giáo trong thời của Đấng Christ. Chúa Giê-xu thường xuyên phải đối chất với họ về những lời dạy giả dối và lối sống đạo đức giả của họ. Trong các thư tín, có các nhóm có tổ chức pha trộn Phúc âm với danh sách một số việc làm bắt buộc và các lễ nghi. Họ cũng tìm cách gây áp lực trên các tín hữu để thay đổi và chấp nhận tôn giáo "Cơ Đốc cộng việc làm" này. Thư Ga-la-ti và Cô-lô-se đưa ra những lời cảnh tỉnh về những tôn giáo như vậy. Trong sách Khải Huyền, tổ chức tôn giáo sẽ có tác động trên thế giới như là Antichrist thiết lập một tôn giáo thế giới.

Trong nhiều trường hợp, kết quả cuối cùng của tổ chức tôn giáo là làm phân tâm khỏi mục đích của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, Kinh Thánh nói về các tín hữu đã tổ chức là một phần trong kế hoạch của Ngài. Đức Chúa Trời kêu gọi các nhóm tín hữu tổ chức "những Hội Thánh". Những mô tả từ sách Công Vụ Các Sứ Đồ và các thư tín chỉ ra rằng Hội Thánh là để thành tổ chức và hổ trợ lẫn nhau. Tổ chức mang đến bảo vệ, hiệu quả và truyền giáo (Công vụ 2:41-47). Trong trường hợp Hội Thánh có thể được gọi à "Mối quan hệ có tổ chức"

Tôn giáo là con người nỗ lực hiệp thông với Đức Chúa Trời. Đức tin Cơ Đốc giáo là mối liên hệ với Đức Chúa Trời vì những gì Ngài đã làm cho chúng ta qua sự hi sinh của Chúa Giê-xu Christ. Chúng ta không cần lên kế hoạch để tiếp cậni Đức Chúa Trời (Ngài đã đến tìm chúng ta — Rô ma 5:8). Không có sự kiêu ngạo (Tất cả đều nhận được do ân điển — Ê-phê-sô 2:8-9). Không nên xung đột về vai trò lãnh đạo (Chúa Giê-xu là đầu — Cô-lô-se 1:18). Không nên có thành kiến (Tất cả chúng ta đều là một trong Đấng Christ — Ga-la-ti 3:28). Có tổ chức không phải là vấn đề. Chú trọng vào các nguyên tắc và hình thức tôn giáo là một vấn đề.

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Tại sao tôi nên tin vào tổ chức tôn giáo?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries