settings icon
share icon
Câu hỏi

Kinh Thánh nói gì về việc sử dụng ma túy?

Trả lời


Kinh Thánh không đề cập trực tiếp đến bất kỳ hình thức sử dụng ma túy bất hợp pháp nào. Không có lệnh cấm rõ ràng nào đối với cocaine, heroin, thuốc lắc (MDMA) hoặc methamphetamines (Meth). Kinh Thánh không có đề cập đến các loại cần sa (marijuana, cannabis) peyote (một loại xương rồng Mexico gây ảo giác), nấm ma thuật, hoặc axit (LSD). Không có gì được đề cập đến cơn giận (do ảnh hưởng thuốc), khịt mũi (hít ma túy), uống, hút, bắn, liếm ma túy hoặc bất kỳ phương pháp cho vào cơ thể nào khác. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là được phép sử dụng ma túy để tiêu khiển. Ngược lại, có một số nguyên tắc rất rõ ràng trong Kinh Thánh đặt việc sử dụng ma túy nằm ngoài giới hạn hành vi có thể chấp nhận được.

Đầu tiên, các Cơ Đốc nhân có nhiệm vụ chung là tôn trọng và tuân thủ luật pháp của một đất nước (Truyền-đạo 8:2-5; Ma-thi-ơ 22:21; 23: 2-3; Rô-ma 13:1-7; Tít 3:1; 1 Phi-e-rơ 2: 3-17). Trường hợp DUY NHẤT mà chúng ta được phép không tuân theo luật pháp của một đất nước là khi luật pháp vi phạm bất kỳ mệnh lệnh nào của Đức Chúa Trời (Đa-ni-ên 3 và 6; Công vụ 5:29). Không có ngoại lệ nào khác cho quy tắc này. Trái ngược với suy nghĩ của nhiều người, chỉ đơn giản là không đồng ý với một đạo luật không cấu thành một sự cho phép để vi phạm luật đó.

Nhiều người đã lập luận rằng cần sa không bị cấm. Họ cho rằng việc hút chất gây nghiện bất chấp luật pháp là chính đáng vì những lý do này và để làm sáng tỏ (những gì họ cho là hiểu biết) sự đạo đức giả của việc cấm các loại cần sa trong khi vẫn cho phép tiêu thụ nicotin và rượu. Những người lập luận quan điểm này có thể thành thật trong niềm tin (theo nhận thức) của họ, nhưng họ đã nhầm lẫn. Sự xem thường coi khinh luật pháp không biện minh cho việc không thể bị trừng phạt đối với nó, như chính Đức Chúa Trời của chúng ta đã nói rõ. Trong khi quở trách những người Pha-ri-si vì đã biến Luật pháp Môi-se thành một cái ách áp bức quá mức, Đấng Christ vẫn yêu cầu các môn đồ của Ngài phải phục tùng những đòi hỏi khắc nghiệt bất công cho họ (Ma-thi-ơ 23:1-36, đặc biệt là câu 1-4). Lấy lòng tôn kính phục tùng thẩm quyền và bền lòng nhẫn nại vượt qua đau khổ bất công và / hoặc nhận thức được sự bất công (1 Phi-e-rơ 2:18-23) là tiêu chuẩn cao của Đức Chúa Trời đối với chúng ta, ngay cả khi điều đó có nghĩa là phải kiêng nhịn cần sa theo luật "bất công".

Chúng ta không chỉ là phục tùng chính quyền vì lợi ích của sự thuận phục, mà các tín đồ Đấng Christ tái sinh còn bị ràng buộc bởi nhiệm vụ phải sống trên sự sỉ nhục vì lợi ích của Phúc âm (1 Cô-rinh-tô 10:32; 2 Cô-rinh-tô 4:2; 6:3; Tít 2:1-8; 2 Phi-e-rơ 3:14). Không cần phải nói, sự phạm tội là rất đáng bị quở trách.

Rõ ràng, nguyên tắc đầu tiên này không ảnh hưởng đến những người sử dụng ma túy sống ở các quốc gia như Hà Lan, nơi việc sử dụng ma túy để tiêu khiển là hợp pháp và được phép. Tuy nhiên, có những nguyên tắc được áp dụng phổ biến hơn. Ví dụ, các Cơ Đốc nhân đều được yêu cầu phải là những người quản lý tốt về những gì Đức Chúa Trời đã giao phó cho chúng ta, không phân biệt bản sắc dân tộc của chúng ta (Ma-thi-ở 25:14-30). Điều này bao gồm cả thân xác tạm bợ của chúng ta. Thật không may, việc sử dụng ma túy bất hợp pháp là một cách cực kỳ hiệu quả để hủy hoại sức khỏe của bạn, không chỉ về thể chất, mà còn về tinh thần và cảm xúc.

Cần sa, mặc dù ít gây hại nhất trong số các loại ma túy bất hợp pháp, nhưng vẫn có khả năng gây chết người. Những người mê đắm cần sa ("người nghiện cần sa") cảm thấy thoải mái rằng, không giống như hầu hết các loại ma túy bất hợp pháp khác, dường như nó không thể gây quá liều chết người bằng cách sử dụng bình thường (tức là hút nó). Nhưng điều này không làm giảm nguy cơ tử vong có thể xảy ra do ung thư phổi, khí thũng và các dạng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) khác do khói cần sa gây ra. Trong khi cần sa có thể được dùng để uống mà không cần hút nó, do đó loại bỏ được những rủi ro này, nhưng vẫn còn những hậu quả tiêu cực về tâm sinh lý bao gồm tổn hại hệ thống sinh sản, hệ thống miễn dịch và khả năng nhận thức.

Ngoài trách nhiệm quản lý, với tư cách là Cơ đốc nhân, cơ thể của chúng ta không phải của riêng chúng ta. Chúng ta "đã được chuộc bằng giá cao" (I Cô-rinh-tô 6:19-20), không phải "bằng những thứ dễ hư hỏng như bạc hay vàng ... nhưng bằng huyết quý giá, huyết báu Chúa Giê-su Christ không lỗi và không tì vết" (1 Phi-e-rơ 1:17-19). Khi chuộc chúng ta bằng chính mạng sống của Ngài, Đấng Christ đã vui mừng tạo ra trong chúng ta một điều gì đó hoàn toàn mới, một điều gì đó kỳ lạ. Bởi Thánh Linh của Ngài ngự trong chúng ta, Ngài đã biến chúng ta thành những kiểu đền thờ hữu cơ. Vì vậy, bây giờ, việc chăm sóc sức khỏe của chúng ta không chỉ là một vấn đề của quản lý tốt. Đó còn là thể hiện lòng tôn kính. Đây vừa là điều kỳ diệu vừa đáng sợ.

Một nguyên tắc khác trong Kinh Thánh liên quan đến tính nhạy cảm của chúng ta dẫn đến việc dễ bị lừa dối. Là những sinh vật dễ sai lạc, chúng ta dễ bị ảo tưởng. Và vì chúng ta là đối tượng của tình cảm mãnh liệt của Đức Chúa Trời, nên kẻ thù của Ngài là kẻ thù của chúng ta. Điều này bao gồm kẻ thù Ma quỷ, cha đẻ của sự dối trá (Giăng 8:44), một kẻ thù đáng gờm và kiên quyết nhất. Tất cả những lời khuyên của các sứ đồ để giữ sự nghiêm túc và tỉnh táo (1 Cô-rinh-tô 15:34; 1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:4-8; 2 Ti-mô-thê 4: 5; 1 Phi-e-rơ 1:13; 4: 7; 5: 8) là có ý định nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta phải cảnh giác chống lại mưu kế của Ma quỷ (1 Phi-e-rơ 5:8), là kẻ tìm cách gài bẫy chúng ta bằng cách lừa dối. Sự tỉnh táo cũng rất quan trọng đối với việc cầu nguyện (1 Phi-e-rơ 4:7), cũng như sự vâng lời Đức Chúa Trời (Ê-sai 1:10-17).

Đối với nghiện ma tuý, không phải tất cả các loại ma túy bất hợp pháp đều gây nghiện về thể chất. Tuy nhiên, chúng đều gây nghiện về mặt tâm lý. Trong khi hầu hết mọi người đều quen thuộc với chứng nghiện thực thể (vật lý), theo đó cơ thể trở nên phụ thuộc về thể chất vào một chất để có thể hoạt động bình thường, thì chứng nghiện tâm lý lại ít được biết đến hơn. Nghiện tâm lý là sự nô dịch của tâm trí, thường được đặc trưng bởi khuynh hướng ám ảnh và không muốn cai nghiện. Trong khi nghiện thể xác khiến cơ thể bị khuất phục, thì nghiện tâm lý khiến ý chí bị khuất phục. Người nghiện có xu hướng nói những điều như, "Tôi có thể bỏ nếu tôi muốn, nhưng tôi không muốn." Thái độ này có xu hướng đảm bảo một hình mẫu sử dụng ma túy lâu dài, theo đó người dùng trở thành những con nghiện xem thường nguyên tắc Thánh Kinh sâu nhiệm. Thực tế là không ai có thể hết lòng phục vụ hai chủ (Ma-thi-ơ 6:24; Lu-ca 16:13). Bất kỳ thời gian nào dành cho việc quỳ gối trước thần ma túy thì đó là thời gian quay lưng lại với Đức Chúa Trời của Kinh Thánh .

Tóm lại, Kinh Thánh dạy chúng ta rằng "chừa bỏ sự không tin kính và tình dục thế gian, phải sống ở đời nầy theo tiết độ, công bình, nhân đức" (Tít 2:12).

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Kinh Thánh nói gì về việc sử dụng ma túy?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries