settings icon
share icon
Câu hỏi

Chúa Giê-su thuộc tôn giáo nào?

Trả lời


Chúa Giê-su sinh ra trong một gia đình người Do Thái tuân theo luật Do Thái giáo (Lu-ca 2:27). Dòng dõi của Chúa Giê-su thuộc chi tộc Giu-đa, một trong mười hai chi tộc Y-sơ-ra-ên (Do Thái). Ngài sanh ở thành Bết-lê-hem của người Do Thái và lớn lên ở Na-xa-rét. Chúa Giê-su hoàn toàn ở trong văn hóa, quốc tịch và tôn giáo Do Thái.

Chúa Giê-su thực hành Do Thái giáo vào thế kỷ thứ nhất. Ngài “sanh ra dưới luật pháp” (Ga-la-ti 4:4) và lớn lên học Kinh Torah và tuân theo các giới luật trong đó. Ngài tuân theo Luật pháp Môi-se—tất cả các điều răn, giáo nghi và ngày lễ (Hê-bơ-rơ 4:14–16). Ngài không chỉ tuân theo Luật Pháp; Ngài đã làm trọn điều đó và hoàn thành những yêu cầu của nó (Ma-thi-ơ 5:17–18; Rô-ma 10:4).

Chúa Giê-su và các môn đồ của Ngài đã cử hành Lễ Vượt Qua (Giăng 2:13, 23; Lu-ca 22:7–8) và Lễ Lều Tạm (Giăng 7:2, 10). Ngài đã tham dự kỳ lễ không tên của người Do Thái trong Giăng 5:1. Ngài tham dự các buổi thờ phượng và giảng dạy trong các nhà hội (Mác 1:21; 3:1; Giăng 6:59; 18:20). Ngài khuyên người khác tuân theo Luật Môi-se và dâng lễ vật (Mác 1:44). Chúa Giê-su khuyến khích việc tôn trọng Luật pháp do các thầy thông giáo và người Pha-ri-si dạy trong thời của Ngài (Ma-thi-ơ 23:1–3). Ngài thường xuyên trích dẫn Kinh Tanakh (Sách thánh của Do Thái giáo gồm 3 quyển: Ngũ Kinh, Các Tiên Tri và Tiểu sử các thánh - ví dụ: Mác 12:28–31; Lu-ca 4:4, 8, 12). Trong tất cả những điều này, Chúa Giê-su cho thấy tôn giáo của Ngài là Do Thái giáo.

Khi Chúa Giê-su nói chuyện với một nhóm người Do Thái, Ngài đưa ra một thách thức táo bạo cho họ: “Trong các ngươi có ai bắt ta thú tội được chăng?” (Giăng 8:46). Nếu Chúa Giê-su bằng cách nào đó rời bỏ các nghi lễ tôn giáo của Do Thái giáo, kẻ thù của Ngài sẽ ngay lập tức nắm lấy cơ hội này để lên án Ngài. Đúng như vậy, Chúa Giê-su có tài thông thạo làm im lặng những người chỉ trích Ngài (Ma-thi-ơ 22:46).

Chúa Giê-su đã có nhiều lời gay gắt dành cho những người lãnh đạo trong tôn giáo của Ngài. Điều quan trọng cần nhớ là sự lên án của Chúa Giê-su đối với người Pha-ri-si, thầy thông giáo và người Sa-đu-sê (Ma-thi-ơ 23) không phải là sự lên án Luật pháp hay Do Thái giáo thời đó. Những lời quở trách của Chúa Giê-su đối với những kẻ đạo đức giả, những quan chức tham nhũng và những người tự cho mình là công bình hoàn toàn trái ngược với lời khen ngợi của Ngài đối với những người tin kính trước mặt Đức Chúa Trời và sống bày tỏ đức tin của họ một cách thành thật (xem Lu-ca 21:1-4). Chúa Giê-su đã lên tiếng chống lại một số nhà lãnh đạo tôn giáo vì “chúng nó dạy theo những điều-răn mà chỉ bởi người ta đặt ra” (Ma-thi-ơ 15:9). Hai lần, Chúa Giê-su đã dọn sạch đền thờ khỏi những kẻ trộm cắp, tội lỗi hung hãn (Giăng 2:14–17; Ma-thi-ơ 21:12–13). Những hành động này không nhằm mục đích tiêu diệt Do Thái giáo mà để thanh lọc nó.

Chúa Giê-su là một người Do Thái tinh ý và tuân thủ Luật Pháp một cách hoàn hảo. Cái chết của Ngài đã chấm dứt Giao Ước Cũ mà Đức Chúa Trời đã lập với dân Y-sơ-ra-ên—thể hiện qua việc bức màn trong đền thờ bị xé ra (Mác 15:38)—và thiết lập Giao Ước Mới (Lu-ca 22:20). Hội thánh đầu tiên bắt nguồn từ Do Thái giáo và chủ nghĩa thiên sai của người Do Thái, và những người tin Chúa đầu tiên hầu hết là người Do Thái. Nhưng khi các tín hữu công bố Chúa Giê-su phục sinh là Đấng Mê-si, những người Do Thái không tin đã từ chối họ, và họ buộc phải từ bỏ đạo Do Thái (xem Công vụ 13:45-47).

Chúa Giê-su chính là Đấng Mê-si-a mà người Do Thái đang mong đợi. Ngài được sinh ra trong tôn giáo Do Thái giáo, làm trọn tôn giáo Do Thái, và khi người của Ngài chối bỏ Ngài, Ngài đã phó mạng sống mình làm của lễ chuộc tội cho thế gian. Huyết của Ngài đã thiết lập Giao Ước Mới, và ngay sau khi Ngài chết, Do Thái giáo đã mất đi đền thờ, chức tư tế và các của lễ.

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Chúa Giê-su thuộc tôn giáo nào?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries