settings icon
share icon
Câu hỏi

Kinh Thánh nói gì về sự tự vệ?

Trả lời


Kinh Thánh không đưa ra lời tuyên bố bao quát về sự tự vệ. Một số đoạn dường như nói về dân sự của Đức Chúa Trời là những người yêu chuộng hòa bình (Châm ngôn 25:21–22; Ma-thi-ơ 5:39; Rô-ma 12:17). Tuy nhiên, có những đoạn văn khác tán thành quyền tự vệ. Quyền tự vệ cá nhân phù hợp trong những trường hợp nào?

Việc sử dụng đúng đắn khả năng tự vệ liên quan đến sự khôn ngoan, hiểu biết và khéo léo. Trong Lu-ca 22:36, Chúa Giê-su nói với các môn đồ còn lại của Ngài, “Nhưng bây giờ, ai có túi bạc, hãy lấy đi, ai có bao, cũng vậy; ai không có gươm, hãy bán áo ngoài đi mà mua.” Chúa Giê-su biết rằng bây giờ là lúc những người theo Ngài sẽ bị đe dọa, và Ngài ủng hộ quyền tự vệ của họ. Chỉ ít lâu sau, Chúa Giê-su bị bắt, còn Phi-e-rơ thì lấy gươm chém đứt tai một người. Chúa Giê-su đã khiển trách Phi-e-rơ về hành động đó (các câu 49–51). Tại sao? Trong sự sốt sắng bênh vực Chúa, Phi-e-rơ đã cản trở ý muốn của Đức Chúa Trời. Chúa Giê-su đã nhiều lần nói với các môn đồ của Ngài rằng Ngài phải bị bắt, bị xét xử và chết (Ma-thi-ơ 17:22–23). Nói cách khác, Phi-e-rơ đã hành động thiếu khôn ngoan trong tình huống đó. Chúng ta phải có sự khôn ngoan về việc khi nào nên chiến đấu tự vệ và khi nào không.

Xuất Ê-díp-tô Ký 22 đưa ra một số lý do về thái độ của Đức Chúa Trời đối với việc tự vệ: “Nếu kẻ trộm đang cạy cửa mà bị bắt và đánh chết đi, thì kẻ đánh chết chẳng phải tội sát nhân. Song nếu đánh chết trong khi mặt trời đã mọc rồi, thì bị tội sát nhân” (Xuất Ê-díp-tô Ký 22:2–3). Hai nguyên tắc cơ bản được dạy trong văn bản này là quyền sở hữu tài sản riêng và quyền bảo vệ tài sản đó. Tuy nhiên, việc thực hiện đầy đủ quyền tự vệ còn phụ thuộc vào tình hình. Không ai được phép quá vội vàng sử dụng vũ lực chết người đối với người khác, kể cả với người có ý làm hại mình. Nếu ai đó bị một tên trộm tấn công vào lúc nửa đêm và trong lúc bối rối vào thời điểm kẻ trộm có thể bị giết, Luật không buộc tội chủ nhà về tội giết người. Nhưng, nếu kẻ trộm bị bắt trong nhà vào ban ngày mà chủ nhà không bị đánh thức khỏi giấc ngủ, thì Luật Pháp cấm giết kẻ trộm. Về cơ bản, Luật Pháp nói rằng chủ nhà không nên vội vã giết hoặc tấn công kẻ trộm trong nhà của họ. Cả hai tình huống đều có thể được coi là tự vệ, nhưng dùng vũ lực dẫn đến chết người được coi là phương án cuối cùng, chỉ được sử dụng trong trường hợp xảy ra tình huống “tấn công bất ngờ” hoảng loạn mà chủ nhà có thể sẽ bối rối và mất phương hướng. Trong trường hợp tấn công vào ban đêm, Luật Pháp cho phép chủ nhà được nghi ngờ rằng, ngoài bóng tối và sự nhầm lẫn của cuộc tấn công, anh ta sẽ không cố ý sử dụng vũ lực gây chết người đối với kẻ trộm. Ngay cả trong trường hợp tự vệ chống lại một tên trộm, một người tin kính phải cố gắng kiềm chế kẻ tấn công hơn là giết anh ta ngay lập tức.

Đôi khi, sứ đồ Phao-lô đã đứng ra tự vệ, mặc dù không bạo lực. Khi sắp bị người La Mã đánh đòn ở Giê-ru-sa-lem, Phao-lô lặng lẽ thông báo cho viên đội trưởng đánh đòn ông rằng, Phao-lô, là công dân La Mã. Các nhà chức trách ngay lập tức hoảng hốt và bắt đầu đối xử khác biệt với Phao-lô, họ biết rằng đã vi phạm luật La Mã khi thậm chí đã xiềng xích ông. Phao-lô đã sử dụng cách biện hộ tương tự ở Phi-líp—sau khi ông bị đánh đòn—để nhận được lời xin lỗi chính thức từ những người đã vi phạm quyền của ông (Công vụ 16:37-39).

Người góa phụ dai dẳng trong dụ ngôn của Chúa Giê-su liên tục đập cửa quan tòa với lời cầu xin lặp đi lặp lại: “Xin xét lẽ công bình cho tôi về kẻ nghịch cùng tôi” (Lu-ca 18:3). Bà góa này không định bỏ cuộc và để kẻ thù lợi dụng mình; thông qua những phương tiện thích hợp, bà theo đuổi sự tự vệ.

Mệnh lệnh “giơ má bên kia” của Chúa Giê-su (Ma-thi-ơ 5:39) liên quan đến phản ứng của chúng ta đối với sự coi thường và xúc phạm cá nhân. Một số tình huống có thể đòi hỏi sự tự vệ, nhưng không được ăn miếng trả miếng. Bối cảnh mệnh lệnh của Chúa Giê-su là sự dạy dỗ của Ngài chống lại ý tưởng “mắt đền mắt, răng đền răng” (câu 38). Sự tự vệ của chúng ta không phải là một phản ứng trả thù đối với một hành vi phạm tội. Trên thực tế, nhiều hành vi phạm tội có thể đơn giản được chú trọng trong sự nhẫn nhịn và tình yêu thương.

Kinh Thánh không bao giờ cấm tự vệ, và các tín hữu được phép tự vệ và bảo vệ gia đình của họ. Nhưng việc chúng ta được phép tự vệ không nhất thiết có nghĩa là chúng ta phải làm như vậy trong mọi tình huống. Hiểu biết được lòng Đức Chúa Trời qua việc đọc Lời Ngài và nương cậy “sự khôn ngoan từ trên xuống” (Gia-cơ 3:17) sẽ giúp chúng ta biết cách phản ứng tốt nhất trong những tình huống có thể cần đến sự tự vệ.

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Kinh Thánh nói gì về sự tự vệ?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries