Câu hỏi
Ân tứ thuộc lãnh đạo là gì?
Trả lời
Kinh Thánh bàn luận về những phương cách cho hội thánh để hoàn thành nhiệm vụ, phát triển hội chúng địa phương, phục vụ nhu cầu thông công và giúp thiết lập nhân chứng cộng đồng. Kinh Thánh miêu tả những cách thức này như những ân tứ thuộc linh, trong đó có ân tứ lãnh đạo. Ân tứ lãnh đạo ở hội thánh địa phương xuất hiện trong hai phân đoạn Rô-ma 12:8 và 1 Cô-rinh-tô 12:28. Từ "cầm quyền" hoặc "cai trị" trong tiếng Hi Lạp trong những câu này chỉ một người được đặt vào vị trí cao hơn người khác hay người chịu trách nhiệm hoặc cai trị hay những người siêng năng tham dự và quan tâm đến một điều gì đó. Trong 1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:12 từ được sử dụng liên quan tới những người làm mục vụ nói chung: "Chúng tôi xin anh chị em nghĩ đến những người làm việc khó nhọc giữa anh chị em, tức những người lãnh đạo anh chị em trong Chúa" được dịch ở đây là "lãnh đạo".
Những điều làm Hội Thánh tăng trưởng hay suy giảm phụ thuộc vào việc lãnh đạo. Lãnh đạo càng khéo léo, càng hiệu quả và tổ chức hoạt động càng tốt thì tiềm năng tăng trưởng càng cao. Trong Rô-ma 12:8 từ được dịch là "lãnh đạo" chỉ việc chăm sóc và siêng năng tới những việc liên quan đến hội thánh địa phương. Người lãnh đạo thường xuyên tham gia vào công tác quan sát bầy chiên và sẵn sàng hy sinh sự thoải mái của mình để chăm sóc chiên khi cần.
Có một số đặc điểm của những người có ân tứ lãnh đạo. Đầu tiên, họ nhận thấy rằng vị trí của họ là sự sắp đặt của Chúa và dưới sự hướng dẫn của Ngài. Họ hiểu rằng họ không hoàn toàn là người cai trị nhưng chính họ phải đầu phục Đấng vượt trên tất cả là Chúa Giê-su Christ — đầu của Hội Thánh (Ê-phê-sô 1:21; 4:15). Việc thừa nhận vị trí của mình về cấp bậc trong việc quản trị thân thể Đấng Christ ngăn cản người lãnh đạo đầy ơn khỏi sự kiêu ngạo hay cảm giác được quyền lợi. Người lãnh đạo Cơ đốc được ơn thực sự nhận thấy rằng họ là nô lệ cho Đấng Christ và là người phục vụ những người mà họ dẫn dắt. Sứ đồ Phao-lô nhận ra vị trí này, rồi tự nhủ rằng mình là "đầy tớ của Đức Chúa Giê-su Christ" (Rô-ma 1:1). Giống như Phao-lô, người lãnh đạo được ơn nhận biết rằng Chúa đã kêu gọi họ vào chức vụ này chứ không phải họ tự bước vào (1 Cô-rinh-tô 1:1). Theo gương của Chúa Giê-su, người lãnh đạo được ơn cũng sống để phục vụ những người họ dẫn dắt, chứ không phải để tự phục vụ hay được phục vụ bởi những người lãnh đạo họ (Ma-thi-ơ 20:25-28).
Gia cơ, anh em cùng mẹ khác cha với Chúa Giê-su, có ân tứ lãnh đạo khi ông ấy dẫn dắt Hội Thánh ở Giê-ru-sa-lem (1 Cô-rinh-tô 15:7; Công vụ 1:14; 15:13). Ông cũng tự nhận mình là "đầy tớ của Đức Chúa Trời và của Đức Chúa Giê-su Christ" (Gia-cơ 1:1). Gia-cơ đã bày tỏ phẩm chất khác của việc lãnh đạo thuộc linh, đó là khả năng ảnh hưởng người khác để suy nghĩ đúng đắn, đúng trong Kinh Thánh và thánh khiết trong tất cả vấn đề. Ở Hội đồng Giê-ru-sa-lem, Gia-cơ giải quyết vấn đề gây tranh cãi về cách nào để đối xử với những người ngoại đạo khi họ tin Chúa Giê-su là Đấng Mê-si-a. "Sau khi họ dứt lời, Gia-cơ lên tiếng nói rằng, 'Thưa anh em, xin hãy nghe tôi trình bày. Si-môn đã giải thích cho chúng ta biết thể nào từ ban đầu Đức Chúa Trời đoái thương (thăm viếng, TTHD) các dân ngoại, để từ họ Ngài lập ra một dân cho danh Ngài" (Công vụ 15:13-14). Với lời tuyên bố mở đầu đó, Gia-cơ đã hướng các trưởng lão suy nghĩ rõ ràng và đúng trong Kinh Thánh, giúp họ có được quyết định đúng đắn về vấn đề này (Công vụ 15:22-29).
Là người chăn chiên của dân sự Chúa, những người lãnh đạo được ơn hướng dẫn với sự siêng năng và khả năng nhạy bén về thuộc linh. Họ dẫn dắt người khác trưởng thành trong đức tin. Người lãnh đạo Cơ đốc dẫn dắt người khác tăng trưởng khả năng của họ để phân biệt bản thân đến từ Chúa khác với đến từ văn hóa hay sự tạm thời. Như ví dụ của Phao-lô, những từ dành cho người lãnh đạo Hội Thánh không phải là "khôn ngoan và có sức thuyết phục" như quan điểm được cho là thông sáng của loài người nhưng là được đầy dẫy quyền năng của Đức Thánh Linh để dẫn dắt và khích lệ người khác tin vào quyền năng đó (I Cô-rinh-tô 2:4-6). Mục tiêu của người lãnh đạo được ơn là bảo vệ và dẫn dắt người khác "cho đến khi tất cả chúng ta đều đạt đến sự hiệp nhất trong đức tin và trong sự hiểu biết Con Đức Chúa Trời, để trở nên người trưởng thành, đạt đến tầm vóc đầy trọn của Đấng Christ." (Ê-phê-sô 4:13)
Ân tứ thuộc linh được Chúa ban cho cả người nam lẫn người nữ để giúp Hội Thánh tăng trưởng và vượt xa thế hệ hiện tại. Chúa ban ân tứ lãnh đạo không phải để tôn vinh con người mà để làm vinh hiển danh Ngài khi những người tin sử dụng ân tứ này để làm mục vụ.
English
Ân tứ thuộc lãnh đạo là gì?