settings icon
share icon
Câu hỏi

Codex Sinaiticus và Codex Vaticanus là gì?

Trả lời


Kiến thức của chúng ta về bản gốc của Kinh Thánh xuất phát từ những bản viết tay cổ. Cựu Ước được viết bằng tiếng Do Thái, và Tân ước được viết bằng tiếng Hy lạp. Không ai có bản gốc, nhưng hàng ngàn bản sao cổ đã được phát hiện. Vì các bản sao này được viết tay, nên có các biến thể về chính tả, trật tự từ ngữ và cấu trúc câu trong số các bản sao này. Mặc dù những biến thể này thực sự gây ra một vài bối rối về văn bản Kinh Thánh, hầu hết các bản thảo đều có nội dung đồng nhất. Trong số 500 trang trong Tân ước bằng tiếng Hy Lạp, các biến thể bản thảo chỉ chiếm khoảng nửa trang.

Phần lớn các bản chép tay cổ chỉ chứa một phần nhỏ của văn bản Kinh Thánh, như một sách hay một phần nhỏ của một sách. Trong số những bản thảo này thì có những mảnh giấy cói, là phần còn lại của những cuộn giấy cổ xưa nhất, và thường chỉ chứa cho một vài trang văn bản. Những mảnh giấy cói này đã được phát hiện trong các cuộc khai quật khảo cổ hiện đại. Một nhóm bản thảo khác là Uncials, sử dụng tất cả các chữ cái viết hoa và được viết trên giấy da, là loại có một bề mặt viết mượt mà hơn giấy cói và cho phép viết được các chữ cái cong tròn. Các bản thảo Uncial đã được viết giữa thế kỷ thứ 3 và thứ 8 và thường được đóng lại như các trang trong một cuốn sách, hoặc thành bộ, chứ không phải là một cuộn. Một vài trong số những cuốn sách cổ này đã tồn tại nguyên vẹn, cho chúng ta một cái nhìn vững chắc về Kinh Thánh được sử dụng bởi Hội Thánh thời kì xa xưa.

Hai trong số các bản thảo hoàn chỉnh lâu đời nhất (hoặc gần như hoàn chỉnh) là Codex Sinaiticus (bản Kinh Thánh Si-nai) và Codex Vaticanus (bản Kinh Thánh Va-ti-cân). Cả hai đều được viết trên giấy da, và có một số lượng lớn các chỉnh sửa được viết trên văn bản gốc.

Bản Kinh Thánh Si-nai, còn được gọi là "Aleph" (chữ tiếng Do Thái א), được Count Tischendorf tìm thấy năm 1859 tại Tu viện St. Catherine trên Núi Si-nai. Nhiều phần của bản thảo đã được tìm thấy trong nhà kho (bãi rác) của tu viện, và một phần lớn hơn đã được giới thiệu cho Tischendorf bởi một trong những tu sĩ. Nó là một cuốn sổ lớn, với 400 trang (hoặc lá) bao gồm khoảng một nửa Cựu Ước trong bản Septuagint và toàn bộ Tân Ước. Nó đã được định tuổi vào nửa sau của thế kỷ thứ 4 và đã được đánh giá cao bởi các học giả Kinh Thánh trong nỗ lực của họ để tái tạo lại bản văn Kinh thánh gốc. Bản Kinh Thánh Si-nai đã ảnh hưởng rất nhiều đến công việc dịch thuật của các phiên bản Kinh Thánh hiện đại. Mặc dù nó được một số học giả xem là đại diện cho một dạng văn bản gốc, nó cũng được nhìn nhận là bản thảo Tân Ước đầu tiên được chỉnh sửa nhiều nhất.

Bản Kinh Thánh Va-ti-cân, còn được gọi là "B", được tìm thấy trong thư viện Vatican. Nó bao gồm 759 lá và có gần như toàn bộ Cựu Ước và Tân Ước. Người ta không biết nó được gửi đến Vatican khi nào, nhưng nó được đưa vào danh mục của thư viên vào năm 1475, và nó được định tuổi vào giữa thế kỷ thứ 4. Bản Kinh Thánh Va-ti-cân lần đầu tiên được sử dụng như là một tài liệu nguồn bởi Erasmus trong tác phẩm của ông về "Textus Receptus." Bởi vì ông đã cho văn bản của bản Kinh Thánh Va-ti-cân là thất thường và khác với các bản văn tiếng Hy Lạp khác, nên ông hiếm khi tuân theo nó.

Có nhiều học thuyết khác nhau về cách các học giả hiện đại nên nhìn nhận các bản văn cổ này. Một mặt, một số người tin rằng bản đọc cổ xưa nhất nên được tuân theo, vì nó có thời gian gần nhất với bản gốc. Mặt khác, một số người tin rằng cách đọc được nhiều bản ghi lại thì nên được tuân theo. Vì có hàng ngàn bản viết tay cổ đại, họ tin rằng chúng ta nên ưu tiên cho cách đọc được trình bày bởi hầu hết các tài liệu. Một vấn đề đôi khi được nêu ra chống lại quan điểm đa số là rất nhiều trong số những tài liệu được viết rất muộn (thế kỷ thứ 9-15). Câu trả lời cho điều này là nhiều mảnh giấy cói được viết từ rất sớm hỗ trợ cách đọc của đa số này. Ngoài ra, câu hỏi đã được nêu lên, "Nếu Bản Kinh Thánh Va-ti-cân và Si-nai đại diện cho cách đọc gốc của văn bản, tại sao có rất ít bản thảo tuân theo sự hướng dẫn của các bản này?" Nếu những bản này được Hội Thánh đầu tiên đánh giá cao, bạn sẽ mong đợi tìm thấy được nhiều bản sao của chúng, trải qua suốt một khoảng thời gian dài của lịch sử. Những gì chúng ta thực sự tìm thấy là một vài bản thảo đầu tiên đồng ý với các bản này, nhưng sau đó là một sự biến mất của loại văn bản đó khi chúng tôi tìm hiểu theo tiến trình xuyên suốt của lịch sử.

Có rất nhiều điều cần học hỏi từ việc thẩm định những văn bản cổ này và các văn bản cổ xưa khác, và chúng nên tiếp tục được các học giả đánh giá cao. Trong khi có thể có những sự khác biệt trong quan điểm về cách sử dụng những bản văn này, thì có một điều chắc chắn — ngay cả với các dị bản của chúng, những bản văn cổ này cho chúng ta thấy rằng Đức Chúa Trời đã bảo tồn Lời Ngài qua các thời đại. Chúng ta có thể tranh luận về một vài từ ngữ cụ thể trong một vài đoạn văn, nhưng thực tế vẫn còn hơn 90 phần trăm của văn bản Tân Ước được sự hỗ trợ đồng nhất bởi tất cả các bản thảo cổ. Trong những phân đoạn mà mà cách đọc đúng bị phản đối, thì cũng không có sự thay đổi lớn về giáo lý, và chúng ta có thể yên tâm rằng chúng ta có những lời chính xác, được bày tỏ rõ ràng của Đức Chúa Trời đã truyền lại cho chúng ta.

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Codex Sinaiticus và Codex Vaticanus là gì?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries