Câu hỏi
Bảy mươi tuần lễ hay bảy mươi tuần lễ của Đa-ni-ên là gì?
Trả lời
Lời tiên tri "Bảy mươi tuần lễ" hay "Bảy mươi 'bảy'" là một trong những lời tiên tri về Đấng Mê-si-a (Đấng cứu thế — Đấng được xức dầu) quan trọng và chi tiết nhất trong Cựu Ước. Nó được tìm thấy trong sách Đa-ni-ên 9. Chương này bắt đầu bằng việc Đa-ni-ên cầu nguyện cho dân Y-sơ-ra-ên (Da-ni-ên 9:3), ông thừa nhận dân tộc ông đã phạm tội chống lại Đức Chúa Trời và cầu xin lòng thương xót của Đức Chúa Trời. Khi Đa-ni-ên cầu nguyện, thiên sứ Gáp-ri-ên hiện đến và báo cho nhà tiên tri Đa-ni-ên một khải tượng về tương lai của Y-sơ-ra-ên.
Sự phân chia của bảy mươi tuần lễ
Trong câu 24, Gáp-ri-ên nói, " bảy mươi 'bảy' đã được ấn định cho dân ngươi (dân Y-sơ-ra-ên) và thành thánh ngươi" (thành Giê-ru-sa-lem). Trong ngôn ngữ Hê-bơ-rơ, "seven" được dùng để chỉ một đơn vị thời gian được phân ra làm 7 phần; mỗi đơn vị thời gian đó có thể là ngày, tháng, hoặc năm; vậy có thể dịch là " Bảy mươi 'đơn vị thời gian'". Hầu hết các nhà bình luận đều đồng ý rằng bảy mươi "bảy" sẽ được hiểu là bảy mươi "tuần lễ" năm, hay nói cách khác, khoảng thời gian của 490 năm. Những câu Kinh Thánh này cung cấp một loại "đồng hồ", cái mà đưa ra một khái niệm về thời điểm mà Đấng cứu thế Mê-si-a sẽ đến và một số sự kiện sẽ xuất hiện cùng với sự xuất hiện của Ngài.
Lời tiên tri tiếp tục chia 490 năm thành 3 giai đoạn nhỏ hơn: 49 năm, 434 năm và bảy năm. Tuần lễ cuối cùng trong bảy năm được chia làm đôi. Câu 25 nói rằng, "từ khi ban hành sắc lệnh phục hồi và xây dựng lại Giê-ru-sa-lem cho đến khi Đấng chịu xức dầu, Đấng cai trị xuất hiện, thì được bảy 'tuần lễ' và sáu mươi hai 'tuần lễ'. Bảy 'tuần lễ' là 49 năm, và sáu mươi hai 'tuần lễ' là 434 năm nữa, vậy: 49 năm + 434 năm = 483 năm.
Mục đích của 70 tuần lễ
Lời tiên tri chứa đựng một tuyên bố liên quan đến sáu (phần) mục đích của Đức Chúa Trời trong việc đưa những sự kiện này xảy ra. Câu 24 nói rằng mục đích này là (1) "để chấm dứt sự vi phạm" (2) "kết thúc sự phạm tội", (3) "đền chuộc tội ác", (4) "đem vào sự công chính đời đời", (5) "Đóng ấn khải tượng và lời tiên tri", (6) "Xức dầu cho nơi Chí Thánh"
Lưu ý những kết quả này liên quan đến việc xoá bỏ hoàn toàn tội lỗi và thiết lập sự công bình. Lời tiên tri trong 70 tuần lễ tóm tắt những gì xảy ra trước khi Chúa Giê-su thiết lập vương quốc thời kỳ ngàn năm của Ngài. Đặc biệt là thứ ba trong danh sách các kết quả: "đền chuộc tội ác". Chúa Giê-su đã hoàn thành sự chuộc tội bởi sự chết của Ngài trên thập tự giá (Rô-ma 3:25; Hê-bơ-rơ 2:17).
Sự hoàn thành trong 70 tuần lễ
Gáp-ri-ên nói rằng đồng hồ tiên tri sẽ bắt đầu vào thời điểm một sắc lệnh được ban hành để xây dựng lại thành Giê-ru-sa-lem. Từ ngày ấn định đó đến thời điểm Đấng Mê-si-a sẽ là 483 năm. Từ lịch sử, chúng ta biết rằng lệnh "phục hồi và xây dựng lại Giê-ru-sa-lem" đã được ban hành năm 445 TCN bởi Vua Ạt-ta-xét-xe (Artaxerxes) của Ba tư (xem Nê-hê-mi 2:1-8).
Đơn vị đầu tiên của 49 năm (bảy "bảy") bao gồm khoảng thời gian cần thiết để xây dựng lại Giê-ru-sa-lem, " với đường phố và chiến hào, ngay trong thời kỳ khó khăn" (Da-ni-ên 9:25). Việc xây dựng lại này được ghi chép trong sách của Nê-hê-mi.
Theo phong tục của người Do Thái, chu kỳ thời gian một năm gồm 360 ngày, 483 năm sau năm 445 TCN đặt chúng ta vào năm 30 sau CN, thời gian trùng với ngày Chúa Giê-su chiến thắng vào thành Giê-ru-sa-lem (Ma-thi-ơ 21:1-9). Lời tiên tri trong sách Đa-ni-ên chương 9 xác định rằng sau khi hoàn thành 483 năm, thì " Đấng chịu xức dầu sẽ bị trừ đi" (câu 26). Điều này đã được thực hiện khi Chúa Giê-su bị đóng đinh.
Đa-ni-ên 9:26 tiếp tục với một dự đoán rằng, sau khi Đấng Mê-si-a bị giết, "quân đội của một thủ lĩnh sẽ đến sẽ huỷ phá thành và đền thánh". Điều này được thực hiện với sự phá huỷ của Giê-ru-sa-lem vào những năm 70 sau CN. "Thủ lĩnh, người sẽ đến" ám chỉ kẻ địch lại Đấng Christ, người mà dường như sẽ có mối liên hệ nào đó với Rô-ma (La Mã), vì chính người Rô-ma đã phá huỷ thành Giê-ru-sa-lem.
Tuần lễ cuối cùng trong bảy mươi tuần lễ.
Trong bảy mươi "bảy", 69 tuần lễ được hoàn thành trong lịch sử. Điều này có nghĩa là một "bảy" nữa – một tuần lễ" vẫn chưa được hoàn thành. Hầu hết các học giả tin rằng chúng ta đang sống trong một khoảng cách rất lớn giữa tuần thứ 69 và tuần thứ 70. Đồng hồ tiên tri đã bị tạm dừng, nhưng vẫn hiện hữu. "Bảy" cuối cùng của Đa-ni-ên là cái mà chúng ta thường gọi là thời kì hoạn nạn.
Lời tiên tri của Đa-ni-ên tiết lộ một số hành động của kẻ địch lại Đấng Christ, "một thủ lĩnh sẽ đến". Câu 27 nói rằng, "kẻ phá huỷ sẽ xác nhận một giao ước với nhiều người cho một "bảy" Nhưng, "đến giữa tuần ấy…Hắn sẽ lập ra một điều ghê tởm, điều mà gây ra sự hoang tàn trong đền thờ". Chúa Giê-su đã cảnh báo về những sự kiện này trong Ma-thi-ơ 24:15. Sau khi kẻ địch chống lại Đấng Christ phá vỡ giao ước với Y-sơ-ra-ên, thời điểm của "hoạn nạn lớn" bắt đầu (Ma-thi-ơ 24:21).
Đa-ni-ên cũng dự đoán rằng Kẻ địch lại Đấng Christ sẽ đối mặt với sự phán xét. Hắn chỉ cai trị cho đến khi kết thúc (kỳ huỷ diệt cuối cùng) đã được ấn định giáng trên kẻ huỷ phá (Đa-ni-ên 9:27). Đức Chúa Trời sẽ không chỉ cho phép cái ác đi xa, mà cả sự phán xét kẻ địch chống lại Đấng Christ sẽ phải đối mặt đã được lên kế hoạch.
Kết luận
Lời tiên tri 70 tuần lễ rất phức tạp và chi tiết một cách đáng kinh ngạc, và nhiều điều đã được viết về nó. Tất nhiên, có nhiều cách giải thích khác nhau, nhưng những gì chúng tôi đã trình bày ở đây là theo quan niệm Bảy Giai Đoạn Thiên Định Phân Kỳ (Giai đoạn thần thị thuyết), thuyết tiền thiên hi niên (thuyết cho rằng chúa Giê-su sẽ quay trở lại trị vì thế giới). Một điều chắc chắn: Đức Chúa Trời có một lịch trình, và Ngài đang giữ mọi thứ đúng theo kế hoạch của Ngài. Ngài biết kết thúc ngay từ khi bắt đầu (Ê-sai 46:10), và chúng ta nên hãy luôn tìm kiếm sự trở lại đầy đắc thắng của Đức Chúa Trời của chúng ta (Khải Huyền 22:7)
English
Bảy mươi tuần lễ hay bảy mươi tuần lễ của Đa-ni-ên là gì?