Câu hỏi
Trong quá khứ tôi đã từng bị đốt và bị tổn thương bởi hội thánh. Làm thế nào tôi có thể vượt qua được điều này, và làm mới lại cảm tình đối với hội thánh và mong muốn tham gia vào hội thánh?
Trả lời
Nỗi đau gây ra bởi một hội thánh là "kẻ giết người thầm lặng." Điều này không có nghĩa là những lời nói, hoặc sự kiện đã làm tổn thương tấm lòng của bạn không phải là điều khó chịu và công khai. Nó là một "kẻ giết người thầm lặng" bởi những gì nó in đậm trong tâm trí, trong tấm lòng, và trong linh hồn của người bị thương tổn. Nếu không được giải quyết, nó sẽ phá hủy hạnh phúc, niềm vui và tình trạng tốt lành trong tương lai. Những thiệt hại còn ảnh hưởng tiêu cực đến công tác mục vụ, và việc tiếp cận cộng đồng của hội thánh, và với một số hội thánh không bao giờ được phục hồi. Nên nhận biết rằng, cách cư xử đã mang lại sự tàn phá như vậy với trái tim của bạn, cũng không khác mấy so với sự tổn thương, mà bất cứ người nào trong chúng ta đều có thể gặp phải tại nơi làm việc, ngoài chợ, hay ở nhà. Sự khác nhau là chúng ta chớ mong đợi người của Đức Chúa Trời cư xử giống như những người không có Đấng Christ trong cuộc đời của họ. Hầu hết mọi người đều đồng ý rằng hội thánh nên là một nơi an toàn, dung chịu, tha thứ và không có xung đột và niềm đau. Tuy nhiên trong hầu hết các hội thánh, chí ít một số yếu tố bất đồng, xung đột và thù hận len vào làm lu mờ những ý tưởng đó.
Điều này xảy ra trong một số hội thánh này nhiều hơn những hội thánh khác. Sức khỏe thuộc linh của moi người trong hội thánh, và sức mạnh của giới lãnh đạo quyết định mức độ phổ biến, và mức độ mà thái độ gây chia rẽ có thể chiếm ưu thế. Mất sự kiểm soát, từ từ và chắc chắn nó sẽ làm suy sụp nền tảng đời sống thuộc linh của hội chúng.
Điều quan trọng để tránh tập trung vào những người có liên quan, vào chính hội thánh và nhận biết nguyên nhân gốc rễ gây ra nỗi đau, sự rối loạn làm tan vỡ điều bạn mong ước. Nhận thức một cách trung thực những gì bạn đang cảm thấy. Nếu bạn giống như hầu hết mọi người, thì dưới đây là một số khả năng: tức giận, buồn phiền, thất vọng, bị từ chối, đau đớn, ganh ghét, dễ bị tổn thương, sợ hãi, chống nghịch, kiêu ngạo, xấu hổ, bối rối, hoặc mất mát. Tìm hiểu cốt lõi của nỗi đau của bạn—không phải là những gì mà ai đó đã nói hay đã làm với bạn, nhưng là những gì thực sự gây ra nỗi đau của bạn? Sau đó tìm kiếm những câu Kinh Thánh để khám phá xem Đức Chúa Trời đã dạy gì về điều đó. Chọn một quyển Kinh Thánh phù dẫn xem xét từng chữ, đọc, suy gẫm, cầu nguyện và áp dụng câu Kinh Thánh đó. Thí dụ, có thể bạn nghĩ rằng mình sẽ tức giận khi thực sự cảm thấy mình bị chối bỏ. Đức Chúa Trời nói gì về sự chối bỏ? Ngài phán: "Ta sẽ chẳng bao giờ lìa bỏ con, chẳng hề bỏ con đâu" (Hê-bơ-rơ 13:5); "Ta đã lấy tình yêu thương đời đời mà yêu ngươi" (Giê-rê-mi 31:3); và, "Ta thường ở với ngươi luôn" (Ma-thi-ơ 28:20).
Khi bạn thực sự nhận biết được cội rễ nỗi đau của mình, Đức Chúa Trời có sự cân bằng của sự khôn ngoan, lòng thương xót, và tình yêu để chữa lành mọi vết thương của bạn. Nếu bạn cầu xin Ngài giúp đỡ, thì sự tập trung của bạn sẽ chuyển vào Ngài, (và) thôi nghĩ đến những người khác và những hành động của họ. Bạn sẽ không còn nhớ lại những sự việc đã gây cho bạn tổn thương. Có thể bạn đã thực sự bị hãm hại, bị tổn thương, hoặc bị xúc phạm. Chắc chắn bạn cảm nhận điều đó. Những cảm xúc đó là sản phẩm phụ của những thực tại sâu sắc, quan trọng hơn đã làm hỏng tình cảm mạnh mẽ của bạn với Đức Chúa Trời, với hội thánh của Ngài, và mục đích của Ngài cho cuộc đời của bạn. Nếu không được quan tâm, những tình cảm đó sẽ dẫn đến cội rễ của sự cay đắng, sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến từng ngõ ngách của linh hồn bạn, và cướp đi đời sống sung mãn của bạn trong Đấng Christ (Giăng 10:10). Chắc bạn không muốn điều này xảy trong đời sống của mình.
Làm thế nào chúng ta giữ những trải nghiệm đầy đau đớn đem sự tổn hại của chúng vào linh hồn của mình? Sách Châm Ngôn trong Kinh Thánh dạy rằng chúng ta phải "khá cẩn thận giữ tấm lòng của con hơn tất cả mọi thứ, vì nó quyết định đến đường lối của cuộc đời con" (Châm 4:23). Chúng ta canh giữ tấm lòng của mình bằng cách cẩn thận chọn lựa những suy nghĩ, cảm xúc, thái độ và mọi hành động của chúng ta. Canh giữ tấm lòng bạn bằng cách từ chối suy nghĩ về những gì đã xảy ra, từ bỏ việc tập trung vào những người đã làm tổn thương bạn, và từ bỏ việc tiếp tục nói chuyện hoặc thảo luận về những điểm yếu của hội thánh. Từ bỏ sự cay đắng mặc lấy sự khiêm nhường, nhưng "Đức Chúa Trời chống cự kẻ kiêu ngạo nhưng ban ơn cho người khiêm nhường" (Gia-cơ 4:6; Châm ngôn 3:24) Cần có thái độ và hành động tha thứ (Ma-thi-ơ 18:22; Mác 11:27; Ê-phê-sô 4:32; Cô-lô-se 3:13) không hề nghĩ đến chuyện báo thù (Rô-ma 12:19). Chủ yếu là cần đến quyền năng của Đức Thánh Linh hành động trong và qua bạn (Ê-phê-sô 3:16).
Đừng đổ lỗi cho Đức Chúa Trời vì cách cư xử của các con cái của Ngài, cũng đừng bỏ hội thánh. Còn có nhiều người tận tâm, đầy ơn, yêu thương và tha thứ trong hầu hết các hội thánh. Hãy tìm kiếm những người ấy, dành nhiều thời gian với họ. Nếu bạn không thể tìm thấy những người như vậy, hãy tìm một hội thánh khác (rất hiếm khi bạn không thể tìm thấy những người như thế ngay cả trong môi trường hội thánh khó khăn nhất). Hội thánh là ý tưởng của Đức Chúa Trời , và Ngài trung tín bảo vệ hội thánh, cho dù có đôi lúc Ngài cũng đau lòng vì cách cư xử của hội thánh (xem Khải-huyền 2-3).
Có thể bạn vẫn còn hy vọng bởi vì bạn đang tìm kiếm sự chữa lành đến từ Đức Chúa Trời. Đây là lúc để bạn làm điều đúng, hãy hướng sự tập trung của bạn vào Đấng thực sự sẽ biến đổi đời sống của bạn vượt qua nỗi đau này. Đức Chúa Giê-xu đã hứa rằng: "Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng Ta, Ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ. Hãy gánh lấy ách của Ta và học theo Ta, vì Ta có lòng nhu mì khiêm nhường, thì linh hồn các ngươi sẽ được yên nghỉ. Vì ách của Ta dễ chịu và gánh của Ta nhẹ nhàng." (Ma-thi-ơ 11:28-30).
English
Trong quá khứ tôi đã từng bị đốt và bị tổn thương bởi hội thánh. Làm thế nào tôi có thể vượt qua được điều này, và làm mới lại cảm tình đối với hội thánh và mong muốn tham gia vào hội thánh?