Câu hỏi
Tại sao Tin Lành có nhiều hệ phái?
Trả lời
để trả lời câu hỏi này, trước tiên chúng ta phải phân biệt những hệ phái trong thân thể Chúa Cứu Thế Giê-xu với những tà giáo và tôn giáo sai trật. Hội Thánh Trưởng Lão và Lu-The là những điển hình cho những hệ phái Cơ Đốc. Mặc-Môn và Chứng Nhân Giê-Hô-Va là những điển hình của tà giáo (họ khẳng định trở thành Cơ Đốc Nhân nhưng họ phủ nhận một hoặc nhiều hơn những tinh chất của niềm tin Cơ Đốc). Hồi Giáo và Phật Giáo là những tôn giáo hoàn toàn khác biệt.
Sự gia tăng của những hệ phái trong vòng niềm tin Cơ Đốc Giáo truy nguyên từ sự cải cách Tin Lành, phong trào "cải cách" Nhà Thờ Công Giáo La Mã xuyên suốt thế kỷ thứ 16, trong đó có bốn bộ phận chính hoặc truyền thống của Tin Lành sẽ nổi lên: Lu-The, Cải Chánh, Ana-Báp-Tít và Anh Quốc Giáo. Từ bốn, các hệ phái đã được phát triển qua nhiều thế kỷ.
Hệ phái Lu-The được đặt theo tên của Mac-tin Lu-the và dựa vào những lời giảng dạy của ông. Hệ phái Giám Lý có được tên gọi này cũng bởi người tiên phong của họ, ông John Wesly, đã nổi tiếng với "phương pháp" để tăng trưởng thuộc linh. Hệ phái Trưởng Lão được đặt tên theo quan điểm của họ về sự lãnh đạo Giáo Hội - trong tiếng Hi Lạp người cao tuổi gọi là Trưởng Lão. Hệ phái Báp-Tít có tên này bởi vì họ đã luôn luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chịu phép báp-tem. Mỗi hệ phái có sự khác nhau một ít về mặt tín lý hoặc nhấn mạnh các đặc tính khác nhau, như phương pháp chịu phép báp-tem, bữa ăn tối của Chúa Giê-xu sẵn sàng cho tất cả mọi người hay chỉ cho những người có lời chứng được những người lãnh đạo hội thánh công nhận, sự tể trị của Chúa đối ngược sự tự do trong các vấn đề của sự cứu rỗi, tương lai của Do Thái và Hội Thánh, Hội Thánh được cất lên trước đại nạn đối ngược với Hội Thánh được cất lên sau đại nạn, sự tồn tại của "dấu lạ" là ân tứ trong thời đại hiện nay và v.v. Điểm chính của sự chia rẻ không bao giờ là Chúa, là Đấng Cứu Thế nhưng những khác biệt trung thực về ý kiến của những người kính mến Chúa, mặc dù không hoàn thiện nhưng họ có sự tìm kiếm để tôn vinh danh Chúa và giữ được độ tinh khiết của tín lý theo lương tâm và sự hiểu biết lời Chúa của họ.
Những hệ phái ngày nay thì rất nhiều và đa dạng, bản gốc "chính thống" của những hệ phái đề cập ở trên đã tạo ra nhiều hệ phái như Ngũ Tuần, Cơ Đốc Giáo, Liên Hiệp Truyền Giáo, Na-Za-Rét, Phúc Âm Tự Do, Hội Thánh Kinh Thánh Độc Lập, và nhiều hệ phái khác nữa. Một vài hệ phái nhấn mạnh những tín lý khác nhau không đáng kể đó với sự thường xuyên hơn nên họ tạo ra những phương thức thờ phượng khác nhau để phù hợp với sự khác biệt về sở thích và sự ưu tiên của các Cơ Đốc Nhân. Nhưng để không làm khác biệt: là những Cơ Đốc Nhân, chúng ta phải có đồng một tâm trí trong đức tin, nhưng ngoài ra có rất nhiều phương cách khác nhau mà những Cơ Đốc Nhân thờ phượng Chúa trong sự liên hiệp. Chính những phương cách khác nhau này là lý do tạo nên sự “đa hương vị" cho Cơ Đốc Giáo. Một Hội Thánh Trưởng Lão ở U-gan-da thì có phong cách thờ phượng khác với một Hội Thánh Trưởng Lão ở Cô-lô-ra-đô, nhưng đứng về phía tín lý thì hầu hết đều giống nhau. Sự đa dạng là điều tốt, nhưng mất đoàn kết thì không. Nếu hai hội thánh bất đồng về giáo lý thì kêu gọi để có cuộc đối thoại và tranh luận về Lời Chúa. Kiểu "sắt mài nhọn sắt" này (Châm ngôn 27:17) là ích lơi cho tất cả chúng ta. Tuy nhiên, nếu họ không đồng ý về phương cách hay nghi thức thì vẫn tốt để họ giữ lại sự riêng biệt. Với sự biệt riêng này, không làm mất đi trách nhiệm yêu thương lẫn nhau của các Cơ Đốc Nhân (1 Giăng 4:11-12) và sự hiệp một tối thượng trong Chúa Cứu Thế Giê-xu (Giăng 17:21-22).
English
Tại sao Tin Lành có nhiều hệ phái?